Những điều ít người biết về tân thành viên HĐQT Lê Thái Sâm - ứng viên nhận được số phiếu bầu cao nhất tại EGM 2022 lần 2 của FLC
BÀI LIÊN QUAN
Ông Lê Bá Nguyên: Từ bác sĩ đa khoa trở thành tân Chủ tịch Tập đoàn FLCTập đoàn FLC chốt nhân sự bầu bổ sung thành viên HĐQTFLC dự định mua lại tòa trụ sở từ OCB, sau đó bán lại cho một bên khácSáng ngày 2/7 vừa qua, Đại hội cổ đông bất thường lần 2 của CTCP Tập đoàn FLC (Mã CK: FLC) đã diễn ra thành công. Việc tổ chức đại hội cổ đông bất thường lần 2 của Tập đoàn FLC là để bầu bổ sung nhân sự vào Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2021 – 2026. Trước đó, Đại hội lần 1 của tập đoàn theo kế hoạch được tổ chức vào ngày 10/6, tuy nhiên, đại hội đã tổ chức không thành công vì không đủ số lượng cổ đông tham dự. Mãi đến lần 2, đại hội của Tập đoàn FLC mới đủ điều kiện để tiến hành.
Tại Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2022 lần 2 (EGM 2022 lần 2) của FLC đã thông qua việc miễn nhiệm chức vụ thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) đối với ông Trịnh Văn Quyết, ông Lã Quý Hiển và bà Hương Trần Kiều Dung.
Đồng thời, đại hội cũng tiến hành bầu bổ sung các thành viên HĐQT FLC nhiệm kỳ 2021 – 2026, bao gồm ông Lê Bá Nguyên, Doãn Hữu Đoàn và Lê Thái Sâm. Trong đó, ông Lê Bá Nguyên - anh vợ của cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đã được bầu giữ vị trí Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC. Như vậy, HĐQT của FLC hiện bao gồm 5 thành viên, bao gồm ba người mới bầu bổ sung nêu trên và hai thành viên ban đầu là ông Đặng Tất Thắng và bà Bùi Hải Huyền, Tổng giám đốc.
Theo như biên bản cuộc họp, ông Lê Bá Nguyên - tân Chủ tịch HĐQT FLC nhận được số phiếu bầu đại diện cho 256,7 triệu cổ phần, con số này tương đương với 96,7% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết tham dự đại hội. Trong khi đó, ông Lê Thái Sâm mới là thành viên HĐQT nhận được lượng phiếu bầu nhiều nhất với 265,9 triệu cổ phần, con số này tương đương 100,26% số cổ phần tham dự đại hội (bầu dồn phiếu).
Những điều ít người biết về ông Lê Thái Sâm
So với các ứng viên còn lại trong HĐQT, thông tin cũng như quá trình công tác của ông Lê Thái Lâm không được Tập đoàn FLC tiết lộ nhiều. Theo như bản lý lịch trích ngang được CTCP Tập đoàn FLC công bố, ông Lê Thái Sâm sinh năm 1964, quê ở tỉnh Quảng Ngãi. Vị doanh nhân này từng tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế Quốc dân TP Hồ Chí Minh năm 1986.
Bên cạnh đó, ông Lê Thái Sâm từng có hơn 30 năm kinh nghiệm hoạt động đầu tư, kinh doanh trong các lĩnh vực bất động sản, thương mại dịch vụ, tài chính – ngân hàng. Đồng thời, ông Sâm cũng có nhiều mối quan hệ hợp tác với các quỹ đầu tư, các tổ chức cũng như tập đoàn kinh tế lớn. Ông Sâm từng làm việc tại Sở Công Nghiệp tỉnh Khánh Hòa, Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh Khánh Hòa.
Bên cạnh đó, vị tân thành viên HĐQT FLC cũng được giới thiệu là người am hiểu sâu sắc về môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Ông Lê Thái Sâm có vốn kinh nghiệm sâu rộng trong việc xây dựng chiến lược đầu tư, quản lý rủi ro và phân tích thị trường.
Theo như dữ liệu của VietTimes, CTCP Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways – Mã CK: BAV) từng ghi nhận một cổ đông tên Lê Thái Sâm, sinh năm 1964, mang mã số 100014BAV và sở hữu lên tới 125.000 cổ phần.
Bên cạnh đó, ông Lê Thái Sâm này cũng từng đảm nhiệm vị trí uỷ viên Hội đồng quản trị của CTCP Đầu tư và thương mại DIC (Mã CK: DIC). Theo đó, ông Sâm từng công tác tại CTCP Đầu tư và thương mại DIC trong khoảng thời gian từ tháng 3/2009 đến tháng 5/2012. Sau đó, ông đã viết đơn từ nhiệm vị trí uỷ viên HĐQT của DIC với lý do ‘tập trung thời gian cho công việc kinh doanh cá nhân’.
Cũng theo dữ liệu của VietTimes, ông Sâm từng đảm trách vai trò người đại diện theo pháp luật của CTCP Sắt thép Cửu Long (được thành lập tháng 3/2001), CTCP Thép Thăng Long (được thành lập tháng 4/2008) và Công ty TNHH Sun (được thành lập tháng 11/2006). Trong số những công ty này, CTCP Sắt thép Cửu Long đang làm thủ tục giải thể.
Đáng chú ý, ông Lê Thái Sâm còn được biết đến là Thành viên HĐQT CTCP Khu công nghiệp Suối Dầu (Sudazi) tại nhiệm kỳ 2016 – 2020. Được biết, Sudazi là doanh nghiệp chịu trách nhiệm phát triển dự án Khu công nghiệp Suối Dầu tọa lạc tại xã Suối Tân, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Được biết, chủ đầu tư của dự án có quy mô 133,95ha này là Công ty Thương mại và Đầu tư Khánh Hòa (TIC).
Tháng 3/2017, sau khi tiến hành cổ phần hóa, TIC đã bán đấu giá toàn bộ 900.000 cổ phần, con số này tương đương 36% vốn điều lệ của Sudazi. Thời điểm đó, thương vụ này được thu xếp bởi CTCP Chứng khoán Liên Việt (LVS). Tuy nhiên, kết quả Công ty Thương mại và Đầu tư Khánh Hòa chỉ bán được 850.000 cổ phần cho 7 nhà đầu tư cá nhân trúng đấu giá.
Tính đến tháng 4 năm nay, ông Trần Đình Tân – Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật của Sudazi cùng người thân trong gia đình nắm giữ khoảng 2,498 triệu cổ phần Sudazi. Toàn bộ số cổ phiếu này từng được đem thế chấp tại LienVietPostBank.
Đáng chú ý, LienVietPostBank từng nhận thế chấp 125.000 cổ phiếu Bamboo Airways của ông Lê Thái Sâm. Bên cạnh đó, CTCP Chứng khoán Liên Việt và LienVietPostBank đều từng là những thành viên trong hệ sinh thái Him Lam Group của đại gia Dương Công Minh.