meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Liệu đã “trời quang mây tạnh” sau khi UBS giải cứu Credit Suisse?

Thứ ba, 21/03/2023-11:03
Cùng với sự dàn xếp của giới chức Thụy Sĩ, UBS đã đồng ý mua lại Credit Suisse với giá 3 tỷ CHF (tương đương với 3,25 tỷ USD) vào cuối tuần qua.

Theo Doanhnhan.vn, thỏa thuận mua lại Credit Suisse của UBS dường như vẫn không thể giảm bớt lo ngại về những rủi ro hệ thống với thị trường toàn cầu bất chấp những tuyên bố mạnh mẽ rằng hệ thống tài chính sẽ ổn định trở lại từ chính phủ cùng với ngân hàng trung ương. 

Sau sự sụp đổ của hai ngân hàng Mỹ là Silicon Valley Bank và Signature Bank, cổ phiếu của Credit Suisse cũng bắt đầu lao dốc sau nhiều năm thua lỗ nặng nề, vướng vào nhiều bê bối gây tốn kém tài chính. Đặc biệt, Ngân hàng Quốc gia Arab Saudi - nhà đầu tư lớn nhất của Credit Suisse - đã tuyên bố không cung cấp thêm bất kỳ hỗ trợ tài chính nào. Điều này trở thành trở thành gáo nước lạnh khiến Credit Suisse sụp đổ càng nhanh hơn. 


Ảnh: Doanhnhan.vn
Ảnh: Doanhnhan.vn

Bên cạnh đó, thông tin về khoản vay lên tới 50 tỷ CHF từ Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) cũng không thể trấn an nhà đầu tư. Kết quả, giới chức nước này đã phải dàn xếp để UBS giải cứu tổ chức tài chính đã 167 tuổi này. 

Theo Chủ tịch Axel Lehmann của Credit Suisse chia sẻ trong buổi họp báo hôm 19/3 rằng: “Những diễn biến mới nhất bắt nguồn từ những ngân hàng Mỹ đã tác động đến chúng tôi ngay tại thời điểm bất lợi nhất. Thị trường nhanh chóng mất niềm tin với chúng tôi, sự leo thang trong vài ngày qua càng cho thấy, Credit Suisse sẽ không thể tồn tại ở mô hình hiện tại nữa”.

Đồng thời, vị chủ tịch này bày tỏ, bản thân cảm thấy vui mừng vì đã tìm ra giải pháp có thể mang đến sự ổn định và an toàn lâu dài cho các khách hàng, nhân viên, thị trường tài chính cũng như Thụy Sĩ.

Liên quan đến vấn đề này, thông tin từ CNBC cho biết, thỏa thuận mua lại Credit Suisse của UBS dự kiến sẽ kết thúc trong năm nay. Kết quả, nó sẽ tạo ra một gã khổng lồ ngành ngân hàng với tổng tài sản đầu tư lên đến hơn 5.000 tỷ USD. Điều đáng nói, dù đã được giải cứu nhưng cổ phiếu của Credit Suisse và cả UBS trong phiên giao dịch 20/3 đều đã lao dốc không phanh. 

Rủi ro tài chính trên toàn cầu liệu đã ngừng?

Một lưu ý vào cuối ngày 19/3 cũng cho thấy, Goldman Sachs nhận định, thoả thuận giữa UBS và Credit Suisse cùng với các cam kết bơm thanh khoản và bù lỗ từ SNB, đã giúp “trời quang mây tạnh” cũng như giảm thiểu rủi ro đuôi (tail risk). Ngoài ra, Goldman Sachs còn bày tỏ sự lạc quan trong bối cảnh sự sụp đổ của các ngân hàng khu vực Mỹ đã không gây thiệt hại nặng nề đến những tổ chức tài chính khác trên thế giới. Trong khi đó, CEO của hãng quản lý tài sản Smead Capital Management là ông Cole Smead cũng cho rằng, các nhà đầu tư có thể tìm kiếm lợi nhuận tốt hơn đến từ những tài sản thực thể mới được hình thành sau thương vụ mua lại Credit Suisse của UBS. 


Thông tin từ CNBC cho biết, thỏa thuận mua lại Credit Suisse của UBS dự kiến sẽ kết thúc trong năm nay
Thông tin từ CNBC cho biết, thỏa thuận mua lại Credit Suisse của UBS dự kiến sẽ kết thúc trong năm nay

Tuy nhiên, một số chuyên gia vẫn cảm thấy e ngại đối với những tác động tiềm tàng của thỏa thuận trên đến thị trường. Cụ thể, ông James Sym - trưởng bộ phận đầu tư cổ phiếu của River and Mercantile cho biết, thị trường đang ở trong chế độ “tìm kiếm và tiêu diệt rủi ro”. Ông nhận định, thỏa thuận mua lại có thể giúp giải quyết những vấn đề riêng của Credit Suisse nhưng chưa chắc đã đủ lớn để ngăn chặn sự rơi vỡ của thị trường. 

Mặt khác, cũng theo người này, phần còn lại của hệ thống ngân hàng châu Âu đã ngày càng mạnh mẽ hơn so với trước. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, những ngân hàng tại đây đã xây dựng một bộ đệm vốn lớn hơn nhằm chống lại rủi ro hệ thống. Theo một số nhà phân tích, thỏa thuận mua lại đã loại bỏ được lo ngại về vận mệnh của Credit Suisse, thế nhưng rủi ro vẫn sẽ nằm đâu đó trong những chi tiết nhỏ mà những bên soạn ra trong những tuần cũng như tháng tới.

Cụ thể, nhà kinh tế Neil Shearing của Capital Economics cho biết: “Một trong những vấn đề đến từ việc mức giá mua lại 3,25 tỷ USD (khoảng 0,5 CHF/cổ phiếu). Con số này tương đương với 4% giá trị sổ sạch, khoảng 10% giá trị thị trường của Credit Suisse trong đầu năm nay. Mức giá này cũng phần nào cho thấy một phần trong khối tài sản trị giá 570 tỷ USD của Credit Suisse có thể sẽ bị suy giảm giá trị hoặc có thể bị coi là nguy cơ suy giảm giá trị. Điều này có thể dẫn đến những lo ngại mới về tình hình sức khỏe của các ngân hàng”. 

Ông cho biết thêm, thỏa thuận này vẫn còn đối mặt với nhiều rủi ro, bởi lý do pháp lý hoặc tài chính, hoặc có thể là niềm tin của UBS đã bị sứt mẻ và ngân hàng này không còn muốn mua lại Credit Suisse nữa.


Chuyên gia nhận định, thỏa thuận này vẫn còn đối mặt với nhiều rủi ro, bởi lý do pháp lý hoặc tài chính, hoặc có thể là niềm tin của UBS đã bị sứt mẻ và ngân hàng này không còn muốn mua lại Credit Suisse nữa
Chuyên gia nhận định, thỏa thuận này vẫn còn đối mặt với nhiều rủi ro, bởi lý do pháp lý hoặc tài chính, hoặc có thể là niềm tin của UBS đã bị sứt mẻ và ngân hàng này không còn muốn mua lại Credit Suisse nữa

Lô trái phiếu AT 1 ( trái phiếu bổ sung cấp 1) trị giá 16 tỷ CHF của Credit Suisse là một phần của thỏa thuận. Cơ quan Quản lý Thị trường Tài chính Thụy Sĩ (FINMA) đã tuyên bố xóa bỏ lô trái phiếu này. Một số nhà đầu tư lo sợ, động thái này sẽ gây ra hệ lụy với tín dụng toàn cầu. CIO Charles-Henry Monchau của Syz Bank giải thích rằng: “Trái phiếu AT1 được triển khai tại châu  u sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 có vai trò là một công cụ giảm xóc trong bối cảnh các ngân hàng bắt đầu phá sản”.

Ông Mochau nhận định, việc xóa sổ toàn bị lô trái phiếu AT1 của Credit Suisse là một diễn biến đáng lo ngại trong cơ cấu vốn khi những trái chủ của trái phiếu không đảm bảo thường xếp hạng cao hơn so với người nắm giữ cổ phần. Đồng thời, điều này cũng đặt ra câu hỏi đối với giá trị thực của những trái phiếu chuyển đổi dự phòng (CoCo), thậm chí “có nguy cơ ảnh hưởng đến tín dụng trên toàn cầu”.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Tin mới cập nhật

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

1 ngày trước

Nhiều địa phương có thêm các KCN tầm cỡ, tăng cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động

1 ngày trước

TP.HCM: Phân khúc trung cấp chỉ chiếm 10% nguồn cung căn hộ mới năm 2025

1 ngày trước

Hà Nội đẩy nhanh kế hoạch cải tạo tập thể, chung cư cũ: Thị trường sẽ đón nhận nguồn cung lớn ở khu vực trung tâm

1 ngày trước

Mặt bằng, căn hộ nhộn nhịp theo Metro số 1

2 ngày trước