Môi giới "dụ" nhà đầu tư mua đất nông thôn 100-200 triệu đồng/lô, quên đi 5-10 năm sau sẽ lời gấp vài lần
BÀI LIÊN QUAN
Môi giới cho khách hàng ngoại: Nhà đầu tư tổ chức vẫn là “miếng bánh” béo bở của các công ty chứng khoánGiá đất tỉnh bỗng được bán với giá 100.000 đồng/m2, môi giới khuyên nên xuống tiền, nếu để lâu sẽ tăng giá nhiềuMôi giới quay lại với nghề khi giao dịch đất nền ngoại thành Hà Nội khởi sắc“Cơ hội đầu tư quá hời với những lô đất chỉ có giá 100-200 triệu đồng/lô, sổ đỏ đầy đủ, có đất thổ cư, đường ô tô đỗ, khu dân trí cao”, là những lời quảng cáo của môi giới bất động sản trong diễn đàn mua bán đất thổ cư. Tại một số huyện Thanh Hoá như Thọ Xuân, Nông Cống, nhiều nhà đầu tư rao bán lô đất diện tích từ 100-150m2 với tầm gái 150-200 triệu đồng/lô. Đây là những lô đất được chia tách từ thửa đất lớn.
Không chỉ ở Thanh Hoá mà tại một số tỉnh khác như Yên Bái, Hoà Bình, Hưng Yên, ở vùng nông thôn, nhiều nhà đầu tư cũng mua lô đất lớn, tách nhỏ và rao bán với mức giá chỉ vài trăm triệu đồng. Theo giới thiệu của những nhà đầu tư và môi giới này, mức giá chỉ vài trăm triệu đồng phù hợp với tài chính của nhiều người. Mặc dù hiện tại lô đất này nằm ở vùng nông thôn, cách trung tâm thành phố từ 50-100km nhưng mức giá rẻ, hợp lý. Người mua chỉ cần “quên đi” 5-10 năm, giá lô đất này có thể tăng gấp bằng lần.
Anh L.C (môi giới chuyên loại hình đất thổ tại Thanh Hoá) cho rằng: “Giá hơn 100 triệu đồng/lô, người mua nào cũng có thể sở hữu và mua để tích sản. Anh lấy ví dụ, 5 năm trước, những lô đất thổ cư tại đây chỉ bán với giá chỉ vài trăm triệu lô đất hàng trăm m2 đến nghìn m2. Thì đến năm 2020-2021, giá đất đã tăng gấp 2-3 lần. Cứ so 5 năm, đất ở đâu cũng tăng giá.
Trước đất nông thôn chỉ cách trung tâm thành phố vài chục km đều bị nói “cho cũng không ai lấy. Nhưng chỉ vài năm sau, giá đất tăng gấp vài lần. Thế nên, người mua nên “ôm” lô đất vùng ven để tích sản. Chỉ cần “quên đi” vài năm, người mua chắc chắn lời gấp 2, gấp 3. Giá đất càng rẻ, khả năng nhân giá càng cao”.
Tuy nhiên, theo anh Trần Ngọc Mạnh (Giám đốc công ty sàn bất động sản ở Hà Nội), thanh khoản đất tại các vùng nông thôn không hề dễ dàng.
“Thời điểm 2020-2021, nhiều người dân thành thị bỏ về quê mua đất vì giá rẻ và chờ giá tăng. Đúng là giá đất có tăng thật nhưng hiện tại bán cắt lỗ ½ cũng không ai mua. Vì sao lại vậy? Vì ở quê, đất rộng, người thưa. Nhu cầu mua nhà đất rất thấp. Như ở quê tôi ở Hải Dương, năm 2020, người thành thị đổ xô về mua đất. Họ mua cả đất 03, đất nông nghiệp với giá 100-200 triệu đồng. Thậm chí nhiều người mua lô đất 150 triệu đồng với hơn 200-300m2 nằm tận nơi hoang vắng, sát bờ sông. Đến nay, những lô đất này rao bán cũng không ai mua. Thậm chí, giá giảm vài chục triệu đồng cũng không ai mua”.
Anh Mạnh cho rằng, người mua bỏ 100-200 triệu đồng/lô đất ở nông thôn với mục đích chờ tăng giá rất rủi ro bởi thanh khoản loại hình này thấp. Ngay cả khi cần tiền gấp hay có nhu cầu, người mua muốn bán, thu hồi tiền cũng không hề dễ dàng.
“Tính lạm phát, chi phí cơ hội, người mua chưa chắc đã có lời nếu như bỏ tiền vào lô đất ở vùng sâu vùng xa. Chưa kể, có nhiều người ở Hà Nội nhưng mua đất tận Thanh Hoá, không đến trực tiếp xem đất. Dù chuyển nhượng sang sổ, liệu sau này muốn bán, họ có biết chính xác vị trí lô đất đó không? Hay vì rẻ nên mua mà cũng quên khâu kiểm tra quy hoạch. Không phải đất mới làm sổ đỏ thì chắc chắn không có quy hoạch nào. Trường hợp đất vào quy hoạch, người mua sẽ mất trắng".