Năm 2023, Phúc Long đặt mục tiêu trở thành chuỗi đồ uống lớn thứ hai tại Việt Nam
BÀI LIÊN QUAN
Chủ tịch SohoVietnam: Thị trường sẽ ghi nhận những thương vụ M&A trị giá hàng tỷ USD vào năm 2023M&A dự án bất động sản sẽ diễn ra rầm rộ vào đầu năm 2024?Dự báo M&A bất động sản toàn quốc tăng mạnhTheo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh, trong báo cáo mới nhất của mình, Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (Masan Group, mã: MSN) đã có một lần nữa khẳng định giá trị khoản tiền 280 triệu USD để có thể thâu tóm 85% cổ phần Phúc Long Heritage - đây là đơn vị sở hữu chuỗi đồ uống Phúc Long.
Biên EBITDA của Phúc Long cao nhất trong ngành F&B
Tính từ khi trở thành một phần trong hệ sinh thái bán lẻ tiêu dùng của Masan, Phúc Long cũng đã có sự tăng trưởng đáng kể về doanh thu cũng như số lượng cửa hàng. Trong năm 2022, Phúc Long đạt doanh thu 1.579 tỷ đồng và EBITDA (đây là thu nhập trước lãi vay, thuế và khấu hao) đạt mức 195 tỷ đồng. Và Phúc Long cũng đã mở thêm con số kỷ lục là 23 cửa hàng flagship mới và hai cửa hàng mini trong quý 4/2022 từ đó nâng tổng số lên 111 cửa hàng đại diện thương hiệu, 21 cửa hàng mini vào cuối năm 2022, so với năm 2021 tăng gần gấp đôi cửa hàng tính từ khi Masan lần đầu đầu tư vào công ty.
Những cửa hàng flagship đã mang đến hiệu quả kinh tế trong top đầu, trong đó, biên EBITDA cấp cửa hàng cũng như công ty lần lượt đạt mức 31% và 25% - đây là mức cao nhất ngay cả khi so sánh với các chuỗi F&B trên toàn cầu.
Phía doanh nghiệp cũng lý giải điều này là nhờ vào khả năng tạo doanh thu trên mỗi cửa hàng gấp 2 - 3 lần so với các doanh nghiệp nội địa trong cùng ngành hàng. Và ngay trong năm đầu tiên hoạt động, các cửa hàng flagship đã đạt được biên độ EBITDA ghi nhận là 26%/cửa hàng vào năm 2022.
Và tất cả những yếu tố này mang đến kết quả kinh doanh khả quan dành cho các cửa hàng flagship với mức doanh thu đạt 1.153 tỷ đồng, EBITDA đạt 332 tỷ đồng trong năm 2022.
Cũng theo đó, quá trình thử nghiệm mô hình kiosk đã không thể nào đáp ứng được kỳ vọng ban đầu. Chính vì thế Masan đã quyết định đóng cửa 150 kiosk trong thời gian 6 tháng cuối năm 2022. Masan cũng cho biết đang tiến hành điều chỉnh mô hình này trong nửa đầu năm 2023 trước khi quyết định mở rộng quy mô.
Masan đặt mục tiêu Phúc Long trở thành chuỗi đồ uống lớn thứ 2 Việt Nam
Báo cáo cho biết, Masan cho biết Phúc Long cũng đã có được những bước tiến mới trong việc tiếp cận với khách hàng thông qua nhiều kênh, có bao gồm dịch vụ giao hàng cũng như tiêu dùng ở cửa hàng. Doanh số bán hàng trực tuyến ghi nhận chiếm 35% tổng doanh thu.
Và doanh thu từ trà chiếm hơn 70% tổng doanh thu nhờ vào thương hiệu trả được yếu thích của Phúc Long cũng như lượng khách hàng từ 18 - 35 tuổi yêu thích những sản phẩm trà của Phúc Long thay cho cà phê và trà sữa.
Cũng có thể thấy, dưới sự điều hành của Masan, chuỗi Phúc Long đang đứng thứ hai về doanh thu, đứng thứ nhất về biên lợi nhuận gộp ở trong chuỗi cà phê, trà nội địa. Phúc Long cũng đặt mục tiêu sẽ trở thành thương hiệu thứ hai về số lượng cửa hàng vào quý 2/2023.
Cũng trong năm 2023, Phúc Long có kế hoạch mở 75 - 90 cửa hàng flagship mới và triển khai việc tích hợp khách hàng thân thiết vào chương trình hội viên WIN của Masan. Và trong nửa cuối năm thì Phúc Long sẽ tăng cường đổi mới thực đơn để có thể bổ sung những sản phẩm mới.
Tăng trưởng về dư địa
Dẫn số liệu từ Euromonitor cho thấy, Masan cho biết các cửa hàng cà phê và trà đặc sản tiêu dùng bên ngoài cũng sẽ tăng trưởng 8,6%/năm từ mức 1,2 tỷ USD trong năm 2022 lên mức 1,5 tỷ USD vào năm 2025. Trong đó thì chuỗi cửa hàng cà phê và trà tăng 10%/năm từ mức 626 triệu USD lên 833 triệu USD - đây là con số vượt xa tốc độ tăng trưởng của các cửa hàng độc lập với tốc độ 7%/năm.
Ngoài ra, mức tiêu thụ trà bình quân đầu người ở Việt Nam vẫn còn rất thấp so với các quốc gia khác có nền văn hóa trà tương tự - điều này cũng mang lại lợi thế đáng kể cho thị trường trà. Dù chỉ chiếm 7% tổng số chuỗi cửa hàng trà và cà phê nhưng Phúc Long cũng đóng góp 11% doanh thu và đứng thứ hai thị trường xét về quy mô doanh thu.
Bên cạnh việc chinh phục thị trường tiêu thụ trà bán lẻ thì Phúc Long cũng còn đặt mục tiêu chinh phục thị trường tiêu dùng ở nhà bằng cách tận dụng sức mạnh thương hiệu mạnh của mình ở trong lĩnh vực trà.
Và mức tiêu thụ trà ở nhà (trà đóng gói và trà uống liền) cũng được dự báo đạt quy mô thị trường xấp xỉ là 2,3 tỷ USD vào năm 2027, hiện tại đang được kiểm soát bởi các công ty đa quốc gia hoặc là các công ty truyền thống ở trong nước đã đạt được tốc độ phát triển đủ để tạo ra đột phá cho một thương hiệu nổi tiếng về chất lượng của trà thu hút đối với phân khúc khách hàng trẻ tuổi.
Cũng trong quý 2/2921, Masan đã thông qua công ty con sở hữu hoàn toàn là Sherpa đã tiến hành mua lại 20% cổ phần của Công ty Cổ phần Phúc Long Heritage, và sau đó, vào hồi tháng 1 và tháng 8 năm 2022 cũng đã tiến hành mua thêm 31% và 34% cổ phần, từ đó nâng tỷ lệ sở hữu lên 85%. Từ đây, chuỗi đồ uống Phúc Long đã chính thức về tay tỷ phú Nguyễn Đăng Quang.
Phía Masan nhận định Phúc Long Heritage chính là chuỗi cửa hàng trà và cà phê hàng đầu ở Việt Nam với tệp người tiêu dùng trẻ đông đảo và trung thành. Khoản đầu tư vào Phúc Long Heritage cũng đã giúp cho Masan phục vụ nhu cầu giải trí/nghỉ ngơi của người tiêu dùng, đáng chú ý là nhu cầu ăn uống ở hàng quán bên cạnh nhu cầu ăn uống ở nhà.