meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Lượng căn nhà bị tịch thu tại Trung Quốc tăng mạnh, nhiều gia đình lâm vào cảnh khốn khó

Thứ tư, 01/02/2023-21:02
Tại Trung Quốc, số vụ tịch thu nhà đã tăng hơn gấp 3 lần tính từ năm 2019. Hậu quả đã khiến không ít gia đình lâm vào tình cảnh khốn khó.

Theo Nhịp sống thị trường, năm 2018, anh Ya đã mua một căn hộ tại thành phố Trịnh Châu ở miền trung của Trung Quốc. Ở thời điểm đó, anh nghĩ rằng đó sẽ là khởi đầu của một chương mới khởi sắc.

Ngôi nhà rộng 85m2 có giá 1,2 triệu NDT (174.000 USD), mức giá đắt đỏ so với giá trung bình ở địa phương. Tuy nhiên, anh Ya chuộng địa điểm này và nhận định rằng giá bất động sản vẫn tiếp tục đi lên. Ngoài ra, khoản thanh toán thế chấp hàng tháng 5.300 nhân dân tệ có vẻ như trong khả năng chi trả được.

Thế nhưng, anh Ya gần như mất tất cả trong 5 năm sau đó.


Cuộc khủng hoảng nợ đã khiến nhiều doanh nghiệp Trung Quốc chịu thiệt hại nặng nề
Cuộc khủng hoảng nợ đã khiến nhiều doanh nghiệp Trung Quốc chịu thiệt hại nặng nề

Năm trước, đại dịch đã khiến Trung Quốc trải qua nhiều tháng phong tỏa. Các doanh nghiệp đã chịu những tổn thất nặng nề do cuộc khủng hoảng nợ trong lĩnh vực bất động sản. Theo đó, đã khiến nền kinh tế quốc gia tỷ dân chậm đi đáng kể. Anh Ya cũng chịu tác động trực tiếp bởi suy thoái vì anh là người chuyên về thiết kế quảng cáo cho các dự án bất động sản để kiếm sống.

Vào giữa năm 2021, anh Ya mất việc và kể từ đó không thể tìm được một công việc toàn thời gian nào khác. Anh cho hay mình đã không thể trả khoản thế chấp từ những công việc tự do. Anh lo lắng rằng ngân hàng sẽ tịch thu nhà của anh nếu tình hình không thay đổi.

Anh Ya cho biết các khoản thanh toán thế chấp của anh đã quá hạn vài lần. Lý do này đã khiến anh từng phải ra tòa. Căn hộ của anh có thể không bị tịch thu nếu anh có thể tìm được một công việc nào đó.

Tình cảnh của anh Ya khá phổ biến tại Trung Quốc. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, tình trạng tịch thu nhà tại Trung Quốc cũng đã tăng. Doanh thu lao dốc, giá nhà đất giảm và tình trạng sa thải nhân viên trên diện rộng đã khiến các gia đình chịu sức ép lớn về tài chính.

Báo cáo China Leverage Ratio Report 2021 cho thấy số lượng nhà bị tịch thu đã tăng mạnh từ 500.000 căn lên hơn 1,6 triệu từ năm 2019 đến năm 2021. Báo cáo cũng chỉ ra rằng số lượng những vụ kiện pháp lý liên quan tới việc các ngân hàng truy tố những người không trả được nợ thế chấp cũng tăng mạnh.

Khủng hoảng nợ càng trở nên nghiêm trọng

Hàng trăm ngôi nhà tại thành phố Trịnh Châu đã bị tịch thu hàng tháng và con số này đang tăng lên một cách đều đặn.

Theo ông Zhou, người làm đại lý bất động sản tại Thành Đô, số vụ tịch thu nhà đang tăng. Theo ông, nguyên nhân là vì dịch bệnh đã khiến các doanh nghiệp Trung Quốc chịu tổn thất lớn, nhất là doanh nghiệp trong ngành dịch vụ.

Nhiều người lao động đã không thể trả các khoản thế chấp sau khi bị cắt giảm lương hay sa thải. Các chủ doanh nghiệp ở những nơi khác sử dụng nhà của họ làm tài sản thế chấp, khi công ty không thể xoay chuyển tình thế do ảnh hưởng bởi suy thoái.

Lượng căn nhà bị tịch thu tại Trung Quốc tăng mạnh, nhiều gia đình lâm vào cảnh khốn khó - ảnh 2

Tuy nhiên sự gia tăng của số nhà bị tịch thu không đơn thuần là kết quả của một cú sốc kinh tế ngắn hạn. Theo các nhà kinh tế, nó cho thấy những vấn đề sâu sắc hơn trong nền kinh tế Trung Quốc.

Trung Quốc trong nhiều thập kỷ đã dựa vào thị trường địa ốc như một trong những động lực chính để đẩy mạnh tăng trưởng. Các hộ gia đình và các nhà phát triển đang phải gánh mức nợ đáng lo ngại vì sự bùng nổ của nhà ở.

Hiện tại, cuối cùng thì bong bóng nhà đất dường như đang xì hơi. Năm ngoái, các doanh nghiệp BĐS Trung Quốc không thể trả hết nợ, do đó họ buộc phải tạm dừng xây dựng hàng triệu căn hộ. Thị trường vẫn chưa hồi phục được niềm tin dù đã có sự can thiệp từ các nhà chức trách. Tại các thành phố của Trung Quốc, giá nhà đất đã giảm ở tháng thứ 6 liên tiếp.

Mọi thứ trở nên khó khăn hơn với chủ nhà vốn đã mua vào thời điểm giá cao. Nhiều người đã chứng kiến sự sụt giảm mạnh của giá trị căn nhà. Ngay cả sau khi bị tịch thu nhà thì một số người vẫn còn nợ ngân hàng.

Săn lùng nhà giá rẻ

Thế nhưng, với một số người thì việc nhà bị tịch thu lại đem đến một cơ hội mới. Tại những nơi có nhiều doanh nghiệp phá sản như Giang Tô, Thượng Hải hay Chiết Giang, các cơ quan hỗ trợ đấu giá đã mọc lên như nấm.

Trung Khánh là thị trường đấu giá bất động sản lớn nhất. Tại đây, số lượng căn hộ được đưa ra đấu giá đã đạt 26.500 căn vào năm 2020 và tăng mạnh lên 37.100 căn vào năm 2021. Đa số các căn nhà này bị tịch thu sau các tranh chấp, có 10% thì liên quan đến những vụ án hình sự hay tin đồn ma ám.

Lượng căn nhà bị tịch thu tại Trung Quốc tăng mạnh, nhiều gia đình lâm vào cảnh khốn khó - ảnh 3

Theo ông Zhang, người quản lý công ty đấu giá địa phương, nền kinh tế đã chịu những tổn thất lớn trong 3 năm dịch bệnh khiến nhiều công ty phá sản. 

Năm 2020, Yinshan, cơ quan hỗ trợ đấu giá nơi ông Zhang làm việc đã được thành lập nhằm tận dụng cơ hội này. Doanh nghiệp đã thử mọi cách để giúp người mua nhà sở hữu căn nhà với giá mềm, xử lý đấu giá, xác định khoản đầu tư và hỗ trợ sau khi mua.

Theo Zhang, quy trình có một phần quan trọng khác là đảm bảo không xảy ra sự cố sau khi mua nhà. Yinshan thận trọng trong việc điều tra nguyên nhân tại sao căn nhà bị thu, ai là chủ sở hữu ban đầu và liệu ngôi nhà có nhiều khoản thế chấp hay không.

Tại Trịnh Châu, anh Ya đang hy vọng sẽ tránh được số phận phải đi bán nhà. Vừa qua anh đã xin gia hạn khoản thế chấp để căn nhà sẽ không bị tịch thu, ít nhất là thời điểm này. Tuy nhiên anh vẫn rất lo ngại về tương lai và hy vọng rằng sẽ có một hệ thống nào đó giúp các chủ nhà có thể trải qua được giai đoạn khốn khó này.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Lượng nhà đầu tư “lướt sóng” trong năm 2024 tăng gấp 6 lần 2023

Nhà vườn rủ nhau bán hoa Tết online: Tiết kiệm, hiệu quả và chủ động đầu ra

Hơn 3.200 doanh nghiệp địa ốc quay lại thị trường: Tăng lượng, có tăng chất?

Đấu giá đất Hà Nội: Nguồn cung sôi động từ đầu năm, nhà đầu tư sẽ thận trọng

Nhà đầu tư bất động sản rục rịch tìm cơ hội sinh lời mới

Đấu giá đất Hà Nội: Nguồn cung sôi động từ đầu năm, nhà đầu tư sẽ thận trọng

HoREA đề xuất giải pháp “mở khóa” nguồn cung nhà ở vừa túi tiền

Hà Nội sắp thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư

Tin mới cập nhật

Hà Nội triển khai 7 dự án giải phóng mặt bằng các khu nhà gỗ tại quận trung tâm

3 giờ trước

Khó hiện thực hóa mục tiêu xây 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025

3 giờ trước

Nhà vườn rủ nhau bán hoa Tết online: Tiết kiệm, hiệu quả và chủ động đầu ra

3 giờ trước

Lượng nhà đầu tư “lướt sóng” trong năm 2024 tăng gấp 6 lần 2023

3 giờ trước

Lời đề nghị 1 tỷ USD của Apple không đủ để gỡ bỏ lệnh cấm bán iPhone 16 tại Indonesia

3 giờ trước