sapo-1687343940.jpg
 

Tại dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội và nhà lưu trú công nhân khu công nghiệp, Bộ Xây dựng đề xuất thí điểm quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho đoàn viên công đoàn làm việc tại các khu công nghiệp mua, thuê, thuê mua.
Điều 77 về hình thức phát triển nhà ở xã hội ở Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) cũng quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho đoàn viên công đoàn làm việc tại các khu công nghiệp mua, thuê, thuê mua; ngoài ra, Điều 81 dự luật này cũng nêu rõ, trường hợp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, quỹ đầu tư phát triển địa phương đăng ký làm chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở xã hội thì việc lựa chọn chủ đầu tư dự án thực hiện theo quy định của luật này; Điều 89 cũng quy định Tổng liên đoàn lao động Việt Nam chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp hoặc doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản để đầu tư xây dựng nhà lưu trú công nhân và các công trình phục vụ nhu cầu ở của công nhân...

 

a1-1687404057.jpg
 

 

Theo Bộ Xây dựng, Luật Nhà ở năm 2014 chưa có quy định cho phép Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội nói chung và nhà ở phục vụ cho công nhân khu công nghiệp nên thiếu cơ sở pháp lý để triển khai trên thực tế. Trong khi đó, một số tổ chức như Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có nguồn lực tài chính, đã thực hiện đầu tư trực tiếp vào một số dự án nhà ở thuộc khu thiết chế của công đoàn tại một số địa phương, có mong muốn tham gia làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở cho công nhân.
Tuy vậy, đề xuất để Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tham gia đầu tư, phát triển nhà ở xã hội vẫn gặp nhiều quan điểm trái chiều. Để làm rõ hơn vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Luật sư Trần Đức Phượng, Đoàn Luật sư TP.HCM.

 

a2-1687404516.jpg
 

 

Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đề xuất Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân. Ông nhìn nhận thế nào về đề xuất này? 
Luật sư Trần Đức Phượng: Bản dự thảo Luật Nhà ở ngày 11/5/2023 có quy định về Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội tại 4 Điều (77, 81, 89, 94). Theo các ý kiến, việc đưa Tổng LĐLĐ Việt Nam vào là chủ đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân với hai căn cứ chính: Thứ nhất là có nguồn tài chính; thứ hai là mục đích hỗ trợ về nhà ở cho các đoàn viên. Tuy nhiên, các căn cứ để xây dựng đề xuất này còn nhiều vấn đề không phù hợp.
Cụ thể, về tài chính của Tổng LĐLĐ Việt Nam, theo Luật Công đoàn 2012, tài chính công đoàn gồm các nguồn thu: Đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng; Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương; Ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ; Nguồn thu khác (hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của Công đoàn; từ đề án, dự án do Nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ).

 

a3-1687404879.jpg
 

 

Việc quản lý, sử dụng tài chính công đoàn theo quy định của pháp luật và được sử dụng cho hoạt động thực hiện quyền, trách nhiệm của Công đoàn và duy trì hoạt động của hệ thống công đoàn, bao gồm các nhiệm vụ: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động; Tổ chức hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; Phát triển đoàn viên công đoàn, …
Như vậy, nay Tổng LĐLĐ Việt Nam tham gia là chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở xã hội, điều đó có nghĩa là việc quản lý, sử dụng tài chính công đoàn không phù hợp với quy định Luật Công đoàn 2012 (Điều 26, Điều 27). Đây là các quan hệ kinh tế nên Tổng LĐLĐ Việt Nam tham gia vào hoạt động kinh doanh và trên nguồn vốn không được sử dụng để đầu tư vào dự án. 
Tổng LĐLĐ Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động nên không thể quy định thêm như trong dự thảo Luật Nhà ở với những đặc tính, quyền hạn, hoạt động kinh doanh của một tổ chức kinh tế, từ đó sẽ dẫn đến thay đổi về hoạt động chính, mục tiêu chính trị - xã hội và những ảnh hưởng không tốt của chính tổ chức này.

 

a4-1687405176.jpg
 

 

Do đó, ý kiến đề xuất này chỉ dựa vào nguồn lực tài chính của Tổng LĐLĐ Việt Nam là xem đến số lượng nguồn tiền nhưng chưa xem xét đến việc hình thành, chế độ quản lý và sử dụng nguồn tài chính trong các quy định của Luật Công đoàn 2012, Điều lệ của Tổng LĐLĐ Việt Nam nên không phù hợp về pháp luật. Nếu nguồn tài chính công đoàn nhiều, kết dư hàng năm thì chúng ta có thể xem xét đến việc giảm mức kinh phí trong một thời kỳ, đấy là những cái thiết thực và căn bản.
Vậy còn mục đích hỗ trợ về nhà ở cho các đoàn viên thì sao, thưa ông?
Luật sư Trần Đức Phượng: Mục đích hỗ trợ về nhà ở các đoàn viên là mục tiêu rất thiết thực với người lao động hiện nay và đây cũng còn là chính sách chung của Đảng, Nhà nước và nhiều đoàn thể. Tuy nhiên, không thể lấy mục tiêu để biện luận cho hành vi thực hiện. Để đạt được mục tiêu đó thì còn phụ thuộc năng lực pháp luật của chủ thể, không vì để đạt được mục tiêu mà ban hành mới các quy định không phù hợp hoặc chủ thể làm trái quy định pháp luật ở một lĩnh vực khác (Luật Công đoàn 2012, Luật Đầu tư 2020,..)
Dù có mục tiêu tốt cho công đoàn viên nhưng bản chất đây vẫn là các quan hệ kinh tế (trao đổi tiền – hàng) nên việc xây dựng các chính sách, quy định pháp luật vẫn phải dựa trên nguyên tắc điều chính quan hệ kinh tế (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho đoàn viên công đoàn thuê). Các dự án nhà ở của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vẫn theo các quy định chung của Nghị định 100/2015/NĐ-CP (Nghị định 49/2021/NĐ-CP) về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Trong khi đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam không phải là tế mạnh tong quản lý dự án, tổ chức hoạt động kinh doanh.

 

420-1687405319.jpg
 

 

Như ông nói, những quy định này mâu thuẫn, xung đột với nhiều quy định của nhiều luật khác. Xin ông phân tích rõ hơn điều này?
Luật sư Trần Đức Phượng: Trong bản dự thảo Luật Nhà ở (ngày 11/5/2023) chỉ có 4 Điều (77, 81, 89, 94) có quy định trực tiếp về Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Tuy nhiên lại có những mâu thuẫn và xung đột giữa 4 Điều này. 
Tại Điều 77 quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện dự án nhà ở xã hội cho đoàn viên công đoàn “mua, thuê, thuê mua”, trong khi đó các quy định khác thì chỉ quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chỉ thực hiện đối với nhà lưu trú công nhân. Như vậy đang có sự không thống nhất trong dự thảo và cả về vấn đề lý luận.
Trước đây, Tổng LĐLĐ Việt Nam tham gia đầu tư nhà ở xã hội được bắt đầu từ Quyết định 655/QĐ-TTg ngày 12/5/2017 về phê duyệt duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất” và sau đó được sửa đổi, bổ sung Đề án tại Quyết định 1729/QĐ-TTg ngày 04/11/2020.
Qua các dự án nhà ở xã hội mà Tổng LĐLĐ Việt Nam thực hiện cho thấy, nếu tham gia vào các dự án “mua, thuê mua” thì tính “hoạt động kinh doanh” của tổ chức kinh tế càng đậm nét và Tổng LĐLĐ Việt Nam đang đề xuất được thực dự án “mua, thuê mua” đối với “đề án” đang thực hiện trước đây. Ngược lại, đối với các dự án “mua, thuê mua” thì các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản làm tốt hơn hoặc chỉ nên đưa về các dự án có nguồn vốn của Nhà nước. Mặt khác, Tổng LĐLĐ Việt Nam thực dự án “mua, thuê mua” thì đang cạnh tranh lại đối các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.

 

noxh-1687405436.jpg
 

 

Tại Điều (81, 89, 94) quy định về thủ tục đầu tư của Tổng LĐLĐ Việt Nam, trong đó thủ tục thực hiện theo quy định của Luật Nhà ở (khoản 3 Điều 81). Trong khi đó, Luật Đầu tư 2020 đã quy định về thủ tục thực hiện các dự án và không thực hiện theo thủ tục quy định trong Luật Nhà ở. 
Do đó, các quy định về thủ tục dự án cho Tổng LĐLĐ Việt Nam đang có xu hướng không theo các quy định chung. Ngoài ra, Điều 89 có nội dung Tổng LĐLĐ Việt Nam có quan hệ với các doanh nghiệp để thực hiện các dự án nhà ở xã hội dẫn đến xu hướng Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tham gia vào nhiều quan hệ kinh tế kinh doanh bằng các hình thức: hợp đồng hợp tác, hợp đồng liên kế, hợp đồng giao vốn nhận sản phẩm…
Ngoài ra, Tổng LĐLĐ Việt Nam không phải tổ chức kinh tế nên các quy định của Luật Đất đai 2013 và dự thảo Luật Đất đai không có quy định nào về việc giao đất, cho thuê đất cho Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam để thực hiện dự án nhà ở xã hội (nhà lưu trú cho công nhân) và cả dự án thuộc diện “mua, thuê mua”.
Hơn nữa, đối với các dự án không phải đầu tư công thì các dự án nhà ở được thực hiện theo quy định lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (Điều 29 Luật Đầu tư 2020) trong đó thực hiện: đấu giá, đấu thầu, chấp thuận nhà đầu tư (có quyền sử dụng đất hợp pháp chuyển mục đích,…). Tuy nhiên, đối với các dự án (nhà lưu trú công nhân) của Tổng LĐLĐ Việt Nam hiện dự thảo Luật Nhà ở không có quy định về thủ tục dự án. Điều này gây nhiều lo ngại khi các dự án này không được pháp luật điều chỉnh.

 

a5-1687405763.jpg
 

 

Nhìn chung, Tổng LĐLĐ Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội nhưng nay dự thảo Luật Nhà ở (ngày 11/5/2023) quy định thêm như một tổ chức kinh tế kinh doanh bất động sản (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam làm chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội) nên sẽ vướng và không thể sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản luật (đang thiết kế theo từng nhóm đối tượng tổ chức kinh tế khác với tổ chức chính trị - xã hội). Đây là những vấn đề chung, có tính hệ thống pháp luật Việt Nam nên Quốc hội cần xem xét kỹ bảo đảm tính ổn định, thống nhất, bền vững lâu dài.
Nhiều ý kiến lo ngại Tổng LĐLĐ không phải là một chủ thể có năng lực phát triển, quản trị và kinh doanh bất động sản, do đó Tổng LĐLĐ tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội liệu có thể gây rủi ro đối với tài chính công đoàn, gây thất thoát, lãng phí? Quan điểm của ông thế nào?
Luật sư Trần Đức Phượng: Ý kiến này là có cơ sở và đúng với quy định Luật Công đoàn Việt Nam. Nếu quy định Tổng LĐLĐ Việt Nam là chủ đầu tư dự án nhà ở sẽ mâu thuẫn, xung đột và không đúng với Luật Công đoàn 2012. 
Thứ nhất, không phù hợp với quy định tại Điều 10 về quyền, trách nhiệm của công đoàn. Thứ hai, đây là các quan hệ kinh tế kinh doanh, chỉ có khác biệt là đối tượng đoàn viên công đoàn nên là điều hạn chế đối với các tổ chức chính trị - xã hội. Thứ ba, tài sản của công đoàn được hình thành từ nguồn đóng góp của đoàn viên công đoàn, từ nguồn vốn của công đoàn; tài sản do Nhà nước chuyển giao quyền sở hữu cho công đoàn và các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật là tài sản thuộc sở hữu của công đoàn. 
Do đó, về nguồn vốn để Tổng LĐLĐ Việt Nam đầu tư vào các dự án không thể là từ nguồn kinh phí công đoàn do người lao động đóng góp.
Là tổ chức chính trị - xã hội nên khi tham gia các quan hệ kinh doanh (theo các nguyên tắc, quy luật trong kinh doanh) nên tiềm ẩn những rủi ro rất lớn trong việc (quản lý nguồn vốn; sử dụng nguồn vốn; tổ chức bộ máy quản lý kinh tế, quản lý dự án, tổ chức hoạt động kinh doanh,…) có những rủi ro, lợi nhuận, thua lỗ mà nhiều tổng công ty Nhà nước (Tổng công ty 90, 91) chuyên hoạt động kinh tế nhưng không ít đã thu lỗ, mất vốn Nhà nước.
Ở đây phải nói rằng, việc quy định Tổng LĐLĐ Việt Nam là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội là không phù hợp quy định pháp luật, nếu đi vào cụ thể từng vấn đề thì sẽ thấy sai so với từng điều khoản văn bản pháp luật cụ thể: giao đất không qua đấu thầu, không thuộc người sử dụng đất được giao đất dự án, nguồn vốn thực hiện dự án không thuộc kinh phí công đoàn,… 

 

a6-1687406237.jpg
 

 

Cũng có những ý kiến lo ngại Tổng LĐLĐ không phải là tổ chức kinh tế, vấn đề tháo gỡ chính sách để chủ thể này tham gia với tư cách chủ đầu tư liệu có phù hợp? Việc Tổng LĐLĐ tham gia thị trường bất động sản có thể gây sự bất bình đẳng với các chủ thể khác? Thưa ông?
Luật sư Trần Đức Phượng: Việc quy định Tổng LĐLĐ Việt Nam là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội là mở rộng hơn thêm một chủ thể trong phát triển dự án nhà ở xã hội, không phải là một sự đột phá vì Việt Nam. Bởi có rất nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, nhiều doanh nghiệp có khả năng tài chính.
Do đó, dù có quy định thêm Tổng LĐLĐ Việt Nam là chủ đầu tư cũng không gây bất bình đẳng với các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế. Tuy nhiên, việc giao đất theo chỉ định, chấp thuận chủ đầu tư không qua đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định Luật Đầu tư 2020 và Luật Đất đai gây nên sự bất bình đẳng lớn, triệt tiêu tính cạnh tranh của nền kinh tế thị trường.

 

nxh-16812727622561981020268-1687406586.jpg
 

 

Do đó, dù mục đích tốt đẹp cho đoàn viên công đoàn nên quy định Tổng LĐLĐ Việt Nam là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội (có thể chưa phù hợp với Luật Công đoàn 2012) nhưng tiếp tục không phù hợp, xung đột với các quy định Luật Đầu tư, Luật đất đai trong việc giao đất, lựa chọn nhà đầu tư (và thể hiện một số quy định trong dự thảo Luật Nhà ở) sẽ tạo ra sự bất bình đẳng giữa các chủ thể; giữa tổ chức kinh tế với tổ chức chính trị - xã hội tại nhiều quy định pháp luật khác, làm cho thực tiễn áp dụng không giống với quy định pháp luật. 
Những điều đó sẽ gây ảnh hưởng chung và rất nhiều và hơn những giá trị mà Tổng LĐLĐ Việt Nam mang lại cho nhóm đoàn viên công đoàn (giá thuê rẻ hơn doanh nghiệp khác).

 

a7-1687406373.jpg
 

 

Vậy theo ông, để tham gia phát triển nhà ở xã hội, Tổng LĐLĐ nên tham gia ở góc độ nào là phù h ợp?
Luật sư Trần Đức Phượng: Đối chiếu với quy định Luật Công đoàn Việt Nam và Điều lệ Công đoàn Việt Nam thì Tổng LĐLĐ Việt Nam cần tham gia trong việc trong phạm vi cả nước, không chỉ với người lao động làm việc trong khu công nghiệp trên cơ sở các quyền, trách nhiệm của công đoàn:
Cụ thể là tham gia góp ý kiến xây dựng pháp luật, trong đó các quy định về nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, nhà lưu trú cho công nhân: dự án, quy định về đối tượng, chính sách tín dụng, tiêu chuẩn xây dựng về nhà ở, …
Ngoài ra, hỗ trợ cho các công đoàn cơ sở để người lao động được biết và tham gia đăng ký các dự án nhà ở xã hội; giám sát việc thực hiện các chính sách của địa phương trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các dự án nhà ở xã hội, các dự án đầu tư công nâng cao đời sống người dân và người lao động; các nguồn tài chính công đoàn thông qua cho các ngân hàng vay và các ngân hàng cho người lao động vay để giải quyết về nhà ở.
Xin cảm ơn ông!

tac-gia-1687344062.jpg
 
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Mức độ quan tâm tìm kiếm chung cư Hà Nội giảm 47%: Nhiều nhà đầu tư đã nhanh chân "chốt lời”?

Nghịch lý về giá nhà ở xã hội giá ngang nhà thương mại

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

Sân pickleball mọc lên ồ ạt, đầu tư không còn “hái ra tiền”

Thúc đẩy chuyển đổi dự án để tăng nguồn cung NOXH

Huyện Hoài Đức tiếp tục đấu giá đất tại khu Lòng Khúc: Kịch bản nào sẽ xảy ra?

Chuyên gia dự báo, thị trường bất động sản sẽ bật lên sau 3-4 năm nữa

Tin mới cập nhật

Mức độ quan tâm tìm kiếm chung cư Hà Nội giảm 47%: Nhiều nhà đầu tư đã nhanh chân "chốt lời”?

4 giờ trước

Nghịch lý về giá nhà ở xã hội giá ngang nhà thương mại

4 giờ trước

TP. HCM: Siết chặt xử phạt hành vi xả rác, vẽ bậy gây mất mỹ quan đô thị

4 giờ trước

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

1 ngày trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

1 ngày trước