meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi): Quy định siết hạn mức cấp tín dụng sẽ có những tác động rất lớn

Thứ tư, 10/01/2024-16:01
Các chuyên gia cho biết, quy định siết hạn mức cấp tín dụng như Điều 136 dự thảo Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) sẽ có những tác động rất lớn. Và các doanh nghiệp đang rất khát vốn để hồi phục và phát triển, nhất là khi kênh trái phiếu lâm vào bế tắc, cần thời gian dài để có thể sôi động được trở lại.

Quy định về giới hạn cấp tín dụng

Theo Tiền Phong, vào ngày 15/1 sắp tới, Quốc hội sẽ họp bất thường để xem xét thông qua dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Mặc dù vậy, hiện dự thảo luật này vẫn còn một số vấn đề gây tranh cãi, điển hình là quy định về giới hạn cấp tín dụng. 

Chi tiết, tại Điều 136, dự thảo luật có nêu, tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 10% vốn tự có của ngân hàng thương mại và tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại, so với mức 15% và 25% của luật hiện hành lần lượt giảm mạnh. 


Các chuyên gia cho biết, quy định siết hạn mức cấp tín dụng như Điều 136 dự thảo Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) sẽ có những tác động rất lớn. Và các doanh nghiệp đang rất khát vốn để hồi phục và phát triển, nhất là khi mà kênh trái phiếu lâm vào cảnh bế tắc và cần có thời gian dài để có thể sôi động được trở lại. Nguồn ảnh: Internet
Các chuyên gia cho biết, quy định siết hạn mức cấp tín dụng như Điều 136 dự thảo Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) sẽ có những tác động rất lớn. Và các doanh nghiệp đang rất khát vốn để hồi phục và phát triển, nhất là khi mà kênh trái phiếu lâm vào cảnh bế tắc và cần có thời gian dài để có thể sôi động được trở lại. Nguồn ảnh: Internet

Các chuyên gia cho biết, việc cắt giảm đột ngột dòng tín dụng sẽ tác động lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp, giống như một đoàn tàu đang chạy mà phanh đột ngột. Đáng chú ý, các doanh nghiệp lớn hoạt động theo mô hình holding, công ty mẹ - con thường có nhiều dự án cùng triển khai, mỗi dự án đều có nhu cầu đi vay vốn. Và nếu như các công ty thành viên cùng vay 1 ngân hàng thì lượng vốn được vay sẽ rất thấp, buộc doanh nghiệp phải chia nhỏ nhu cầu để đi vay hoặc là phải thu xếp vay từ nhiều ngân hàng cho dự án mới đáp ứng nhu cầu. 

Luật sư Trần Minh Pháp - Công ty Luật TNHH Passio Lawyers nói rằng, đây là việc không dễ dàng bởi chính sách cấp tín dụng, khẩu vị rủi ro giữa các tổ chức tín dụng là khác nhau. 

Vị chuyên gia tỏ ra lo ngại: “Việc giảm tỷ lệ giới hạn cấp tín dụng đồng thời cũng sẽ kéo theo một lượng vốn sẽ bị cắt giảm trên thị trường, trong bối cảnh các doanh nghiệp vốn đã gặp khó khăn bởi ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 và việc suy thoái kinh tế toàn cầu, hiện nay lại càng khó khăn hơn bởi vì không đủ vốn để duy trì hoạt động kinh doanh”. 

Cũng đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho biết, các doanh nghiệp đang khát vốn để phục hồi và phát triển, nhất là khi kênh trái phiếu lâm vào bế tắc và cần thời gian để có thể sôi động trở lại. 

Trong khi đó thì Việt Nam cũng đang trong giai đoạn cần khuyến khích các tập đoàn đa ngành mạnh để có thể cạnh tranh với thế giới, giống như Hàn Quốc đã từng làm với Samsung, Hyundai,... Nếu như kênh dẫn vốn chính bị thu hẹp sẽ kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp đầu tàu, từ đó hạn chế lực tăng trưởng của nền kinh tế. 

Ông Hiển phân tích: “Hạn mức cho vay giảm đột ngột sẽ lập tức tác động đến các tập đoàn đa ngành, trụ cột rất quan trọng của nền kinh tế vì hệ sinh thái bao gồm nhiều công ty. Hiện tại là giai đoạn cạnh tranh, các tập đoàn vừa phải có độ lớn vừa cần có độ sâu và phải có ngành mới, lĩnh vực mới nên không thể đứng góc độ này mà không nhìn góc độ kia trong phát triển”. Ông Hiển cũng nói thêm rằng, rủi ro của chính sách khi chỉ tập trung vào an toàn của hệ thống ngân hàng. 


Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho biết, các doanh nghiệp đang khát vốn để phục hồi và phát triển, nhất là khi kênh trái phiếu lâm vào bế tắc và cần thời gian để có thể sôi động trở lại.  Trong khi đó thì Việt Nam cũng đang trong giai đoạn cần khuyến khích các tập đoàn đa ngành mạnh để có thể cạnh tranh với thế giới, giống như Hàn Quốc đã từng làm với Samsung, Hyundai,... Nguồn ảnh: Internet
Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho biết, các doanh nghiệp đang khát vốn để phục hồi và phát triển, nhất là khi kênh trái phiếu lâm vào bế tắc và cần thời gian để có thể sôi động trở lại.  Trong khi đó thì Việt Nam cũng đang trong giai đoạn cần khuyến khích các tập đoàn đa ngành mạnh để có thể cạnh tranh với thế giới, giống như Hàn Quốc đã từng làm với Samsung, Hyundai,... Nguồn ảnh: Internet

Nghịch lý việc ngân hàng thừa tiền

Không những siết mạnh room tín dụng được cấp cho khách hàng mà dự thảo luật còn mở rộng định nghĩa phạm vi, đối tượng về người có liên quan, mở rộng người có quan hệ huyết thống. Điều này dẫn đến tổng dư nợ cấp tín dụng cho nhóm khách hàng sẽ thấp hơn trước rất nhiều. Bởi mối quan hệ hai chiều nên bản thân của các ngân hàng cũng chịu áp lực nếu Điều 136 trong dự thảo luật được thông qua. 

Ông Hiển cảnh báo: “Hệ thống ngân hàng đang phải đối mặt với nghịch lý thừa tiền. Trạng thái tín dụng đang khó mà bây giờ bị đột ngột dừng thì ngân hàng cũng khó chuyển tín dụng qua khách hàng mới. Quy định quá chặt chẽ vừa làm khó các ngân hàng vừa làm giảm tính thị trường của ngân hàng thương mại”. 


Nếu như các công ty thành viên cùng vay 1 ngân hàng thì lượng vốn được vay sẽ rất thấp, buộc doanh nghiệp phải chia nhỏ nhu cầu để đi vay hoặc là phải thu xếp vay từ nhiều ngân hàng cho dự án mới đáp ứng nhu cầu. Nguồn ảnh: Internet
Nếu như các công ty thành viên cùng vay 1 ngân hàng thì lượng vốn được vay sẽ rất thấp, buộc doanh nghiệp phải chia nhỏ nhu cầu để đi vay hoặc là phải thu xếp vay từ nhiều ngân hàng cho dự án mới đáp ứng nhu cầu. Nguồn ảnh: Internet

Thời điểm trước đó, cho ý kiến về dự án luật này khi thảo luận ở kỳ họp Quốc hội năm 2023, một số đại biểu cho rằng ngay ở thời điểm hiện tại, quy định hạn mức tối đa cũng gây khó cho các tổ chức kinh tế. Việc điều chỉnh theo hướng giảm tỷ lệ tối đa cho vay sẽ gây khó khăn cho người đi vay, đặc biệt là các doanh nghiệp bởi phải tiếp cận cùng lúc với nhiều ngân hàng mới đảm bảo đủ nguồn lực tài chính để triển khai dự án, các chi phí liên quan đến tài chính cũng sẽ cao hơn rất nhiều; đề nghị giữ nguyên quy định hiện hành về giới hạn cấp tín dụng, việc xác định lộ trình giảm như dự kiến cũng như chưa đủ cơ sở.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

1 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

1 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

1 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

1 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước