Lựa chọn cổ phiếu đầu tư thế nào trong thời kỳ lạm phát?
BÀI LIÊN QUAN
Thị trường chứng khoán hôm nay 4/8: VCB trở thành "đầu tàu" nâng đỡ chỉ số, VN-Index tăng phiên thứ 4 liên tiếpChứng khoán Việt Nam thường biến động ra sao trong các tháng 8?Nhận diện 3 sai lầm nhà đầu tư chứng khoán thường gặp khi "lướt sóng" cổ phiếuNửa cuối năm 2022, áp lực lạm phát sẽ rõ ràng hơn
Theo Nhịp sống kinh tế, Tổng cục Thống kê cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 6 tháng đầu năm 2022 đã tăng 2,44% so với cùng kỳ, thấp hơn so với mức mục tiêu ổn định 4% của Chính phủ. Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng, Việt Nam hiện đang nằm trong nhóm các quốc gia có lạm phát thấp nhất thế giới.
Tuy nhiên, lạm phát bắt đầu có dấu hiệu tăng tốc khi CPI tăng 3,4% so với cùng kỳ tháng 6, từ mức 2,86% trong tháng 5. Số liệu mới nhất cho thấy, CPI tháng 7 tăng 0,4% so với tháng 6 và tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, tại Việt Nam, việc sản xuất và cung ứng các mặt hàng lương thực, thực phẩm luôn được đảm bảo. Nguồn cung các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, lương thực, thực phẩm trong nước luôn dồi dào, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân nên giá cả trong thời gian qua tương đối ổn định.
"Tuy nhiên, việc thế giới có nguy cơ đối diện với cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu sẽ tạo áp lực lên tiêu dùng trong nước", đại diện Tổng cục Thống kê nhận định.
Phát biểu tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6/2022, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương lưu ý, lạm phát ở Việt Nam chưa phải vấn đề quá nóng nhưng nguy cơ và sức ép đang hiện hữu, do đó cần phải hết sức thận trọng trong việc điều hành giá cả.
Báo cáo Chiến lược thị trường Tháng 7, SSI Research cho biết, áp lực lạm phát trong 6 tháng cuối năm sẽ ngày càng rõ ràng hơn, mặc dù mức lạm phát bình quân năm 2022 vẫn nằm trong tầm kiểm soát (ước tính 3,5%), lạm phát tại thời điểm cuối tháng 12 có thể bật lên mức 5% so với cùng kỳ. Điều này cũng khiến mức lạm phát bình quân, đặc biệt ở nửa đầu năm 2023 có thể đẩy lên mức cao trên 4%.
Lựa chọn cổ phiếu trong thời kỳ lạm phát
Trong khoảng 1 năm tới, SSI Research cho rằng "cổ phiếu phòng thủ" sẽ là lựa chọn đầu tư hợp lý trong thời kỳ lạm phát cao cùng chính sách tiền tệ thắt chặt. Rổ ưa thích là các công ty có thể đạt được sự phục hồi về doanh thu cũng như cải thiện tỷ suất lợi nhuận gồm: SAB, VNM - Vinamilk, QNS, MSN (MCH).
Cũng trong báo cáo chiến lược tháng 7, SSI Research cũng cho biết "Chúng tôi cho rằng các nhà đầu tư có thể xem xét lại cổ phiếu VNM, vốn đã bị giảm định giá trong thời gian dài, vì chúng tôi dự báo công ty sẽ đạt mức tăng trưởng lợi nhuận ròng 11% vào năm 2023 sau 2 năm sụt giảm lợi nhuận (2020 - 2021), nhờ tăng trưởng doanh thu ở mức một con số và tỷ suất lợi nhuận cải thiện do giá sữa bột có xu hướng điều chỉnh giảm".
Với mức giá hiện tại, Vinamilk đang được giao dịch ở mức 2022 P/E là 17,3 lần và 2023 P/E ở mức 15,6 lần, đây là mức chiết khấu đáng kể so với định giá của công ty trong quá khứ cũng như các doanh nghiệp tiêu dùng cùng ngành trong khu vực.
Theo đó, SSI Research kì vọng trong bối cảnh lạm phát tăng cao, các công ty thực phẩm và đồ uống với các yếu tố cơ bản tốt, cổ tức đều đặn và lợi nhuận duy trì ổn định có thể là điểm đến của dòng tiền đầu tư.
Trong 2 năm qua, giá nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp sản xuất nói chung và Vinamilk nói riêng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19 cũng như các vấn đề về kinh tế - chính trị thế giới. Vì thế, việc giá nguyên liệu bước vào giai đoạn điều chỉnh sẽ là tín hiệu tích cực góp phần cải thiện biên lợi nhuận của doanh nghiệp trong thời gian tới.