meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Loại trà đắt hơn cả vàng miếng với mức giá lên đến 30 tỷ/kg: Được mệnh danh là “quốc bảo” của Trung Quốc

Thứ tư, 02/11/2022-09:11
Đại Hồng Bào được biết đến là một trong số Thập Đại Danh Trà nổi tiếng trong giới trà đạo. Có thời điểm, loại trà này đạt mức giá kỷ lục, lên đến gần 40 tỷ đồng cho 1 kg. Đồng thời, Đại Hồng Bảo còn được nâng niu bảo vệ, xem như quốc bảo tại đất nước tỷ dân.

Trà Đại Hồng Bào có nguồn gốc từ thời nhà Minh trong thời đại phong kiến Trung Quốc và đây là một trong những loại trà đen đắt nhất hành tinh. Còn nhớ thời điểm năm 2002, một đại gia Trung Quốc đã từng bỏ ra 180.000 nhân dân tệ (tương đương với 28.000 USD) để có thể sở hữu 20 gram trà Đại Hồng Bào huyền thoại. Được biết, Đại Hồng Bào cổ và xịn có mức giá không chỉ tính theo trọng lượng vàng, thậm chí loại trà này còn đắt gấp 30 lần trọng lượng vàng. Điều này đồng nghĩa với việc, 1 gram trà sẽ có giá gần 1.400 USD, tính ra hơn 10.000 USD cho một ấm trà. 


Năm 2002, một đại gia Trung Quốc đã từng bỏ ra 180.000 nhân dân tệ (tương đương với 28.000 USD) để có thể sở hữu 20 gram trà Đại Hồng Bào huyền thoại
Năm 2002, một đại gia Trung Quốc đã từng bỏ ra 180.000 nhân dân tệ (tương đương với 28.000 USD) để có thể sở hữu 20 gram trà Đại Hồng Bào huyền thoại

Theo tìm hiểu, trà Đại Hồng Bào là một loại của trà ô long có xuất xứ từ Vũ Di Sơn, Phúc Kiến, Trung Quốc. Đại Hồng Bào là một trong thập đại danh trà nổi tiếng Trung Quốc cùng chất lượng tuyệt vời, hương vị ngọt ngào và hương hoa lan kéo dài. Đáng chú ý, loại trà này được hái cùng với chiết xuất từ cây chè cổ thụ, có tuổi đời từ vài trăm cho đến cả nghìn năm tuổi. Những cây chè cổ thụ này thường mọc trên vách đá núi cao dựng đứng với quanh năm sương mù, mây phủ ở trên ngọn núi Vũ Di.

Những lá trà sau khi thu hái sẽ được oxy hóa tự nhiên từ 50 cho đến 60% dưới tác động của enzyme thực vật có trong lá. Vì thế mà nước trà sau khi pha sẽ có màu đỏ cam vô cùng ấn tượng. Tương truyền vào thời nhà Đường, Đại Hồng Bào từng được sử dụng để làm quà tặng, quà biếu cao cấp. Đến thời nhà Nguyên, loại trà này tiếp tục được lựa chọn là một trong những cống phẩm hảo hạng. Đến triều đại Vũ Nguyên Tông, người ta đã xây dựng một xưởng chế biến trà cùng với vườn trà dành riêng cho Hoàng tộc.

Đến thế kỷ 18 vào đời vua Khang Hi, lần đầu tiên Đại Hồng Bào được giới thiệu tại châu Âu, xuất khẩu sang Bắc Mỹ và các nước Đông Nam Á. Nhiều người tương truyền, dưới thời vua Khang Hi có một tú tài nghèo lên kinh ứng thí. Sau khi đi qua núi Vũ Di đã ngất xỉu vì mệt và đói. Một vị sư đi ngang qua đã cho người này uống một thứ nước, sĩ tử ngay lập tức khỏe lại, lên kinh dự thi, đỗ đạt và được làm quan.

Sau này, vị tú tài quay về tìm người thiền sư để tạ ơn cứu mạng. Sau khi biết năm xưa mình đã được cứu nhờ một loại trà, tú tài đã xin một ít mang theo hồi kinh nhậm chức, đúng lúc Hoàng hậu lâm bệnh nặng nhưng các ngự y trong cung đều bó tay, chàng liền dâng vua thứ trà này. Quả nhiên sau khi uống xong, bệnh tình của Hoàng hậu dần khởi sắc. Nhà vua cảm kích đã một tấm bào đỏ cho núi Vũ Di và cây trà này cũng mang tên là Đại Hồng Bào.


Những cây chè cổ thụ này thường mọc trên vách đá núi cao dựng đứng với quanh năm sương mù, mây phủ ở trên ngọn núi Vũ Di
Những cây chè cổ thụ này thường mọc trên vách đá núi cao dựng đứng với quanh năm sương mù, mây phủ ở trên ngọn núi Vũ Di

Một truyền thuyết khác kể rằng, ở núi Vũ Di vốn mọc lên vô số cây trà hoang ở đỉnh núi. Viên quan huyện ở đây mắc chứng chán ăn, người yếu ớt gầy gò đã thử nhiều loại thuốc mà không khỏi. Nghe tin, một trụ trì Thiên Tân Tự ở núi Vũ Di đã hái một nắm trà xuống núi đưa tặng. Sau nửa tháng uống trà, viên quan huyện khỏi bệnh, tìm đường lên núi để vào chùa lễ Phật, tỏ ý muốn xem loại trà chữa bệnh cho mình là loại trà nào. Nhà sư đưa ông đến bên cây trà cổ thụ, viên quan cảm kích tấm lòng của vị sư và tác dụng kỳ diệu của cây trà đã dùng áo bào đỏ mà mình đang khoác trên người treo lên cành cây, đồng thời xin phép nhà sư được đặt tên cho cây trà là Đại Hồng Bào.

Ngày nay, có rất nhiều cây trà được nhân giống từ gốc trà cổ thụ, trồng khắp núi Vũ Di và hình thành nên giống trà Đại Hồng Bào Vũ Di tiếng tăm lừng lẫy. Bên cạnh đó, 6 cây trà cổ thụ từ cách đây hàng trăm năm cũng  được bảo tồn nghiêm ngặt, trở thành minh chứng cho truyền thuyết năm xưa.

“Quốc bảo” của đất nước tỷ dân

Năm 2005 chính là vụ thu hoạch cuối cùng của giống trà đắt đỏ này. Hiện tại, một vài gram trà còn sót lại thuộc sở hữu của những nhà sưu tập trà và được coi như vàng như bạc. Còn nhớ thời điểm năm 2002, một đại gia Trung Quốc đã từng bỏ ra 180.000 nhân dân tệ (tương đương với 28.000 USD) để có thể sở hữu 20 gram trà Đại Hồng Bào huyền thoại trong một cuộc đấu giá đặc biệt tại Quảng Châu. Nếu so với giá vàng lúc ấy, 1 gram trà Đại Hồng Bào đổi được 90 gram vàng. 


Trà Đại Hồng Bào được mang ra bán đấu giá cho người sành chơi, mỗi lần cũng chỉ có vẻn vẹn 20gr, không lần nào giá bán thấp hơn 20.000 USD
Trà Đại Hồng Bào được mang ra bán đấu giá cho người sành chơi, mỗi lần cũng chỉ có vẻn vẹn 20gr, không lần nào giá bán thấp hơn 20.000 USD

Trà Đại Hồng Bào được mang ra bán đấu giá cho người sành chơi, mỗi lần cũng chỉ có vẻn vẹn 20gr, không lần nào giá bán thấp hơn 20.000 USD. Hiện nay, chính quyền địa phương đã hạn chế khai thác búp của những cây trà Đại Hồng Bào cổ. Do đó, những người mê trà có chấp nhận đổi cả gia sản cũng khó mà sở hữu được loại trà quý này. Ở các vùng rừng, núi cao thuộc Phúc Kiến hiện nay, loài chè cổ thụ này còn rất ít, số trà quý năm xưa cũng chỉ còn lại 6 cây, mỗi năm chỉ thu được chừng 600 gram chè mà thôi.

Thế nên, để có được 600 gram búp chè sao, chiết xuất thành trà khô tốn kém rất nhiều công sức, giá thành cũng vô cùng đắt đỏ. Số lượng trà ít ỏi này chỉ phục vụ tại những sự kiện trọng đại hoặc tiếp khách ngoại giao của Nhà nước. Đồng thời, đây cũng chính là loại trà đắt nhất thế giới và được xem như quốc bảo tại Trung Hoa. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

11 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

11 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

11 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

11 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước