meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Liệu có nên "bơm" vốn cho nền kinh tế và thị trường bất động sản

Thứ ba, 28/03/2023-09:03
​​​​​​​Thị trường bất động sản vẫn sẽ còn gặp nhiều khó khăn, gây trở ngại không nhỏ cho sự hồi phục.

Tín dụng thắt chặt

Giữa tháng 6/2022, Ngân hàng Nhà nước quyết định thắt chặt tín dụng BĐS. Đây là một trong những tín hiệu cho thấy, thị trường tài chính BĐS bắt đầu gặp khó khăn. Ngay sau đó, khi Ngân hàng Nhà nước công bố tăng lãi suất lần 2 càng khẳng định tình hình trở nên nguy cấp hơn. Nếu nhìn lại về một năm 2022, chắc hẳn nhiều người sẽ nhớ về câu chuyện đấu giá đất Thủ Thiêm (TP HCM) với mức 2,5 tỷ đồng/m2 hay sự kiện FLC và Tân Hoàng Minh bị điều tra về sai phạm…

Những thông tin trên đã ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường BĐS, nhất là về lãi suất, tín dụng, nguồn vốn. Và những yếu tố này càng về sau càng làm giảm ‘sức khoẻ’ thị trường cũng như cộng đồng doanh nghiệp.

Theo Báo cáo của Hội Môi giới BĐS Việt Nam, số lượng doanh nghiệp bất động sản tuyên bố phá sản, giải thể tăng 38,7% so với cùng kỳ năm trước, ước lượng gần 1.200 doanh nghiệp. Từ quý 4/2022, số lượng doanh nghiệp bất động sản thành lập mới cũng quá ít. Thu hẹp về quy mô cũng là tình hình chung của các doanh nghiệp BĐS, thậm chí dừng, trì hoãn hoạt động đầu tư, thi công….


Tín dụng thắt chặt ít nhiều gây khó khăn cho thị trường bất động sản (ảnh minh họa)
Tín dụng thắt chặt ít nhiều gây khó khăn cho thị trường bất động sản (ảnh minh họa)

Năm 2022 là một năm có nhiều trắc trở với các doanh nghiệp BĐS. Báo cáo chỉ rõ, hầu hết các doanh nghiệp môi giới đều lỗi nặng khi dòng tiền thiếu, nghỉ Tết sớm, cắt giảm lương, nhân sự hoặc đóng cửa văn phòng. Số lượng môi giới dừng hoạt động ước đạt 80% lực lượng. Bước sang tháng đầu tiên của năm 2023, tình trạng của các doanh nghiệp môi giới vẫn không khá hơn, thậm chí nhiều chủ các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải bán tài sản cá nhân để duy trì hoạt động cho văn phòng.

Không chỉ ở các doanh nghiệp đầu tư BĐS, doanh nghiệp dịch vụ BĐS mà còn cả những doanh nghiệp kinh doanh liên quan tới thị trường BĐS cũng phải chịu ảnh hưởng gián tiếp. Nhiều doanh nghiệp liên quan tới sản xuất, kinh doanh, công xưởng, nhà máy của hơn 30 ngành nghề khác nhau cũng phải ngưng hoạt động. Nhiều công nhân, lao động mất việc, thất nghiệp do ảnh hưởng bởi thị trường cũng như chậm thanh toán từ phía chủ đầu tư.

Theo GS. TS Hoàng Văn Cường, đại biểu Quốc hội, Phó Hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế Quốc dân,  bất động sản là một trong những ngành nghề đóng góp quan trọng trực tiếp vào sự tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, ngành này cũng có tác động lan tỏa đến sự phát triển của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác. Chính vì thế, khi thị trường BĐS gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp BĐS suy giảm sẽ dễ dẫn đến nguy cơ gây đình trệ tăng trưởng, thậm chí suy thoái…

Liệu bơm vốn cho nền kinh tế cần phải đẩy nhanh?

Giữa tháng 2/2023 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có Hội nghị trực tuyến toàn quốc với chủ đề “Tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững”. Hội nghị có sự tham dự của lãnh đạo Bộ Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cũng như nhiều doanh nghiệp bất động sản lớn trong nước.

Bên cạnh đó, thời gian gần đây, phía Chính phủ cũng liên tiếp đưa ra nhiều chỉ đạo sát sao liên quan tới thị trường BĐS nhằm giải quyết liên tiếp những vấn đề khó khăn, bao gồm cả nguồn vốn. Từ đó, có thể đưa ra nhiều giải pháp tích cực, thiết thực và cần thiết nhất giúp thị trường phát triển bền vững, lành mạnh hơn.

Động thái quyết liệt này đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ, Nhà nước đối với ngành BĐS. Đây cũng là một trong những tín hiệu tích cực, đáng được kì vọng của thị trường BĐS nói chung, doanh nghiệp BĐS nói riêng giữa bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn.

Liên quan về bài toán giải quyết nguồn vốn – vấn đề nhức nhối và cấp thiết hiện nay, đại diện Hội Môi giới bất động sản nêu ý kiến. Theo đó, phía Hội Môi giới bất động sản cho rằng, phía Ngân hàng Nhà nước nên thúc đẩy nhanh việc bơm vốn cho nền kinh tế, trong đó có hoạt động phát triển bất động sản giúp các dự án được triển khai liền mạch, giảm sức ép lên thị trường. Thế nhưng, cần phải có sự kiểm soát tốt dòng tiền, hướng vào phân khúc sản phẩm phù hợp và dự án ưu tiên.


Nhiều doanh nghiệp trong đó có bất động sản mong muốn được hỗ trợ trong giai đoạn khó khăn này (ảnh minh họa)
Nhiều doanh nghiệp trong đó có bất động sản mong muốn được hỗ trợ trong giai đoạn khó khăn này (ảnh minh họa)

Đối với ngành BĐS hiện tại đang gặp nhiều khó khăn, phía Ngân hàng Nhà nước tạo điều kiện thêm cho doanh nghiệp giãn, hoãn các khoản vay đến hạn như thời kỳ dịch Covid-19. Đặc biệt, ở những dự án nhà ở thương mại giá rẻ, nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, người có thu nhập thấp cần hỗ trợ vay vốn ưu đãi giúp doanh nghiệp phát triển.

Thế nhưng, để các ngân hàng thương mại có thể thực hiện những điều này, cần phải có sự hỗ trợ từ phía Ngân hàng Nhà nước để hỗ trợ bù lãi suất. Ngoài ra, không thể bỏ qua việc hỗ trợ cho vay các doanh nghiệp phát hành trái phiếu hoặc việc mua lại trái phiếu đã phát hành, mà doanh nghiệp phát hành đang gặp khó khăn và chứng minh được việc sử dụng nguồn tiền trái phiếu phát hành đúng mục đích.

Liên quan tới vấn đề này, nhiều doanh nghiệp bất động sản cho biết, hiện tại đầu tư bất động sản đang gặp khá nhiều vấn đề phát sinh, nhất là trong đầu tư bất động sản. Đối với các khoản chi phí phát sinh như thế này, không phải khoản chi phí nào từ phía ngân hàng cũng có thể giải ngân.

“Nếu trước đây khi nguồn vốn không bị bó, doanh nghiệp còn tốt có thể huy động vốn để tài trợ cho các khoản này thì hiện nay là không. Bởi vậy, rất mong Ngân hàng Nhà nước xem xét một số khoản là chi phí phát sinh, đồng thời có biện pháp giảm dần lãi suất cho người dân và chủ đầu tư”, đại diện doanh nghiệp bày tỏ.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Sắp có bệnh viện quốc tế quy mô 450 giường tại huyện đông dân nhất TP. Hải Phòng

Ứng dụng tra cứu quy hoạch Meey Map lọt vào “mắt xanh” của các ngân hàng

Hà Nội: Phân lại luồng xe khách để ngăn dừng đỗ trên đường Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng

Hà Nội: Bổ sung hệ thống biển báo, phân luồng, điều tiết giao thông để giải quyết điểm nóng ùn tắc

Bán vàng trực tuyến sẽ chấm dứt tình trạng người dân xếp hàng mua?

Hà Nội có hơn 60.000 căn hộ chưa được cấp "sổ đỏ" do sai phạm của chủ đầu tư

Điều chỉnh giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà tại Hà Nội từ 22/6

Đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng SJC: Chuyên gia nói gì?

Tin mới cập nhật

Rút khỏi dự án khách sạn, Viconship dự chi gần 2.200 tỷ để "ôm trọn" Cảng Nam Hải Đình Vũ

11 giờ trước

Lãi suất tăng trở lại nhưng kênh tiền gửi vẫn khó hấp dẫn

11 giờ trước

“Ôm” đất nông nghiệp chờ đền bù: Cẩn trọng “vỡ mộng, bỏng tay”

11 giờ trước

Đăng ký mua vàng online rồi "xù": Người dân không còn mặn mà với vàng?

11 giờ trước

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

11 giờ trước