meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Doanh nghiệp bất động sản nỗ lực tái cấu trúc để tồn tại

Thứ hai, 27/03/2023-08:03
Trong bối cảnh thị trường bất động sản còn trầm lắng, tắc thanh khoản, cuộc đua tái cấu trúc của các doanh nghiệp địa ốc tiếp tục diễn ra ngày càng mạnh mẽ hơn.

Tiếp tục “chịu đau” để tồn tại

Từ giữa cuối năm 2022 đến nay, hầu hết các dự án bất động sản đều không thể triển khai, thanh khoản liên tục sụt giảm do vướng một loạt rào cản liên quan đến vấn đề nguồn vốn tín dụng, thị trường trái phiếu và pháp lý. Đứng trước những khó khăn đó, các doanh nghiệp buộc phải tái cấu trúc theo hướng tinh gọn bộ máy, điều chỉnh chiến lược kinh doanh để giảm áp lực tài chính, tránh rơi vào khủng hoảng.

Theo số liệu thống kê của DKRA Việt Nam, chỉ trong 2 tháng đầu năm 2023, số lượng doanh nghiệp bất động sản xin tạm ngừng hoạt động đã tăng hơn 57% so với cùng kỳ. Trong đó, số doanh nghiệp giải thể cũng ghi nhận mức tăng 20% so với 2 tháng đầu năm 2022. Nhiều doanh nghiệp hiện nay buộc phải giảm lương, cắt giảm khoảng 50% số lượng nhân sự để duy trì hoạt động, công suất làm việc tại nhiều doanh nghiệp chỉ duy trì khoảng 25-30% so với cùng kỳ năm, một nhân sự làm thay công việc của 3-4 nhân sự khác trở nên khá phổ biến.


Trong 2 tháng đầu năm 2023, số lượng doanh nghiệp bất động sản xin tạm ngừng hoạt động tăng hơn 57% so với cùng kỳ
Trong 2 tháng đầu năm 2023, số lượng doanh nghiệp bất động sản xin tạm ngừng hoạt động tăng hơn 57% so với cùng kỳ

Giám đốc một công ty bất động sản ở quận 7, TP Hồ Chí Minh cho biết, từ năm 2022 đến nay, doanh nghiệp của ông không thể bán được hàng, dẫn đến doanh số kinh doanh bị sụt giảm nghiêm trọng. Đứng trước những khó khăn này, ông buộc phải cắt giảm 40% nhân sự, chủ yếu là nhân viên môi giới.

“Không doanh nghiệp nào lại muốn sa thải những nhân viên cốt cáng, thu hẹp hoạt động kinh doanh, đẩy mình vào thế khó nhưng hiện nay dường như không còn lựa chọn, các doanh nghiệp phải chọn con đường đi khó nhất”, vị giám đốc này chia sẻ.

Hay như Đất Xanh – Một doanh nghiệp bất động sản lớn ở Việt Nam, từng có những chế độ phúc lợi rất tốt cho nhân viên, mới đây cũng phải đưa ra quyết định sa thải, cắt giảm thu nhập nhân viên. Cụ thể, trong 3 tháng cuối năm 2022, lượng nhân sự của doanh nghiệp này đã giảm 3.191 người, tương đương giảm gần 46% so với cuối tháng 9/2022 và giảm 2.660 người so với cuối năm 2021, tương đương 41,4%.

Một giải pháp cấp thiết

Theo TS. Đào Xuân Sơn - Chuyên gia kinh tế - tài chính, xét trong bối cảnh Chính phủ phải chịu trách nhiệm với cả nền kinh tế và hàng triệu doanh nghiệp, việc một vài doanh nghiệp tổn thương là điều bắt buộc. Trước những khó khăn hiện tại, các doanh nghiệp phải biết tự cứu lấy mình, tái cấu trúc để tồn tại. Nếu doanh nghiệp nào không chịu thay đổi sẽ bị đào thải.

“Các doanh nghiệp phải thay đổi tư duy dùng vốn của mình như: cần chủ động rà soát các kế hoạch đầu tư, cân nhắc kỹ quy mô của dự án, lĩnh vực đầu tư, chi phí và tiến độ dùng vốn vay ngân hàng; đồng thời, doanh nghiệp cần đa dạng hóa các kênh huy động vốn, ưu tiên các dòng vốn huy động trực tiếp và vốn chi phí thấp”, vị chuyên gia này nói.


Tái cấu trúc là một giải pháp cấp thiết, giúp các doanh nghiệp bất động sản vượt qua giai đoạn khó khăn
Tái cấu trúc là một giải pháp cấp thiết, giúp các doanh nghiệp bất động sản vượt qua giai đoạn khó khăn

Còn theo ông Nguyễn Mạnh Hà – Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, trong thời gian ngắn hạn, thị trường bất động sản sẽ còn trầm trắng, nguồn cung vẫn còn hạn chế do quá trình chuẩn bị và hoàn thành thủ tục pháp lý dự án. Cho nên, các doanh nghiệp bất động sản chưa thể sớm kỳ vọng về những tín hiệu lạc quan, mà nên tập trung vào cơ cấu lại nguồn lực nội tại cũng như hỗ trợ từ bên ngoài, tiết giảm tối đa chi phí hoạt động,… thì mới có thể vượt qua giai đoạn khó khăn hiện tại.

Cùng chung quan điểm, TS. Võ Trí Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho rằng, để vượt qua giai đoạn khó khăn này, các doanh nghiệp bất động sản cần phải linh hoạt tái cấu trúc, tập trung phát triển các sản phẩm bất động sản phục vụ cho nhu cầu ở thực, khi đó thanh khoản sẽ cải thiện và thị trường sẽ lưu thông.

Ông Thành dự đoán, trong thời gian tới, Chính phủ sẽ có nhiều chính sách hỗ trợ cho nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và phân khúc trung cấp, đồng thời có nhiều gói hỗ trợ nguồn vốn, đầu tư công. Cho nên, các doanh nghiệp vẫn có thể đặt niềm tin vào khả năng phục hồi của thị trường để thực hiện tái cấu trúc và vươn lên mạnh mẽ.

Ngoài ra, một số chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp bất động sản cần sớm phát hành trái phiếu để có vốn trả nợ trái phiếu, cũng như đẩy mạnh quá trình đầu tư kinh doanh.

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 08 cho phép các doanh nghiệp có thể đàm phán với trái chủ để thanh toán gốc, lãi trái phiếu đến hạn bằng những tài sản khác. Đây được xem là tiền đề góp phần tạo tín hiệu tích cực cho doanh nghiệp bất động sản nói riêng và thị trường bất động sản nói chung trong thời gian tới.

Đánh giá về Nghị định 08 của Chính phủ, ông Đinh Minh Tuấn – Giám đốc Batdongsan khu vực phía Nam cho rằng, việc kéo giãn kỳ hạn trái phiếu 2 năm sẽ tạo điều kiện và thời gian để các doanh nghiệp bất động sản có thể tháo gỡ các dự án đang vướng pháp lý, chuyển nhượng dự án hay tích lũy dòng tiền từ các đợt bán hàng để thanh toán các khoản trái phiếu đến hạn. Đồng thời, khi niềm tin các nhà đầu tư được củng cố, cùng với các dự án được tháo gỡ pháp lý thì việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp sẽ quay trở lại giúp việc thanh toán/thanh khoản dễ dàng hơn.

Vị chuyên gia này cho biết thêm, Nghị định 08 không chỉ giúp giảm áp lực cho doanh nghiệp mà còn có thể bảo vệ nhà đầu tư. Đối với các trái chủ không muốn gia hạn 2 năm, Nghị định sẽ cho họ quyền chọn lựa chứ doanh nghiệp không được tự ý gia hạn. Với những nhà đầu tư chưa có nhu cầu ngay, doanh nghiệp sẽ có thời gian tái cơ cấu, không bán rẻ tài sản, từ đó bảo toàn giá trị tài sản trong thời gian ngắn hạn để đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư với số tiền chứng khoán ít hơn 2 tỷ nhưng có các khoản tiết kiệm nhàn rỗi ở ngân hàng có thể xem xét tham gia, hỗ trợ thanh khoản cho thị trường. Khi thanh khoản tăng lên cũng sẽ hỗ trợ tốt hơn cho việc phát hành mới, cũng như phân loại các doanh nghiệp.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Éo le cầu gần 400 tỷ xây xong đã lâu nhưng người dân vẫn phải gọi đò sang sông

Từ 1/7: ADN và giọng nói sẽ được thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp

Siết tỷ lệ cấp tín dụng tối đa với một khách hàng: Ngân hàng mong muốn có ngoại lệ

Hà Nội: Hơn 2 tháng thu được 2,1 tỷ đồng từ phí đỗ xe không dùng tiền mặt

Thuê người xếp hàng mua tới 14 lượng vàng giá bình ổn, bán chênh kiếm lời

Thêm hơn 2.200 doanh nghiệp gia nhập thị trường, bất động sản đã qua thời khó khăn nhất

HoREA: Tăng hệ số sử dụng đất sẽ tăng nguồn cung, giảm giá thành NOXH

Bất động sản có lợi suất đầu tư cao nhất giai đoạn vừa qua, thời gian tới liệu còn tiềm năng?

Tin mới cập nhật

Từ 1/7: ADN và giọng nói sẽ được thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp

7 giờ trước

Siết tỷ lệ cấp tín dụng tối đa với một khách hàng: Ngân hàng mong muốn có ngoại lệ

7 giờ trước

Éo le cầu gần 400 tỷ xây xong đã lâu nhưng người dân vẫn phải gọi đò sang sông

7 giờ trước

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

7 giờ trước

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

12 giờ trước