meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Liên tiếp giảm giá, tương lai nào cho thép xây dựng?

Thứ tư, 22/06/2022-21:06
Thị trường thép xây dựng hiện nay đang chứng kiến mức giá giảm, cầu mua yếu. Chỉ tính từ cuối tháng 5 tới nay đã ghi nhận 3 lần giá giảm. Tuy nhiên, dự báo thời gian tới giá cả trên thế giới và trong nước vẫn sẽ có thể diễn biến theo hướng khả quan hơn. 

Bức tranh u ám của thép xây dựng

Theo VnEconomy, dạo quanh thị trường thép xây dựng hiện nay đều ghi nhận mức giá sụt giảm, đi kèm nhu cầu thấp. Đợt điều chỉnh giá thép xây dựng gần đây nhất đã tiếp tục ghi nhận sự sụt giảm về giá. Thép Việt Mỹ, loại cuộn CB240 có mức giảm lên tới 710.000 đồng/tấn, chỉ còn ở mức 16.340.000/ tấn. Đối với thép vằn D10 CB300 mức giảm lên tới 720.000 đồng/ tấn khiến giá loại thép này chỉ còn 16.540.000 đồng/ tấn.

Đại gia ngành thép là Hòa Phát cũng công bố mức giảm 300 đồng/ kg tại miền Bắc đối với thép cuộn và 510 đồng/ kg đối với thép thanh vằn. 

Tại miền Trung, giá thép cuộn CB240 giảm 400 đồng/kg, xuống mức 16.500 đồng/kg, còn thép thanh vằn CB300 giảm 410 đồng/kg, xuống mức 17.000 đồng/kg. 

Tại miền Nam, giá thép cuộn CB240 giảm 300 đồng/kg, xuống mức 16.650 đồng/kg, còn thép thanh CB300 giảm 410 đồng/kg, xuống mức 17.000 đồng/kg.


Chỉ trong vòng 20 ngày, giá thép trong nước đã ghi nhận 3 đợt giảm giá liên tiếp.
Chỉ trong vòng 20 ngày, giá thép trong nước đã ghi nhận 3 đợt giảm giá liên tiếp.

Một đại gia khác là thương hiệu thép Việt Đức cũng công bố giá tại miền Bắc giảm 310 đồng/kg đối với thép cuộn CB240 và giảm 400 đồng/kg đối với thép thanh vằn D10 CB300. Do đó, mức giá của hai sản phẩm này lần lượt là 16.510.000 đồng/tấn và 17.070.000 đồng/tấn.

Thương hiệu thép Kyoei cũng điều chỉnh giảm 410 đồng/kg đối với thép cuộn CB240 và giảm 500 đồng/kg với thép thanh vằn D10 CB300. Mức giá của hai sản phẩm này lần lượt là 16.460 đồng/kg và 16.870 đồng/kg.

Thép Việt Nhật điều chỉnh giảm 310 đồng/kg đối với thép cuộn CB240, xuống mức giá 16.560 đồng/kg và giảm 300 đồng/kg với thép thanh vằn D10 CB300, mức giá hiện ở mức 16.770 đồng/kg.

Thép miền Nam giảm 410 đồng/kg với thép cuộn CB240, xuống mức 16.950 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 giảm 300 đồng/kg, hiện có giá 17.460 đồng/kg.

Tương tự, Thép Pomina giảm 300 đồng/kg đối với cả thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Hiện mức giá của hai sản phẩm này là 17.460 đồng/kg và 17.660 đồng/kg.


Giá thép Thái Nguyên trong vòng 30 ngày qua.
Giá thép Thái Nguyên trong vòng 30 ngày qua.

Thép Thái Nguyên giảm 310 đồng/kg đối với thép cuộn CB240, xuống mức giá 17.150 đồng/kg, và giảm 300 đồng/kg với thép thanh vằn D10 CB300, mức giá hiện là 17.310 đồng/kg.

Công ty TNHH Gang Thép Tuyên Quang (TQIS) điều chỉnh giảm 300 đồng/kg đối với cả hai sản phẩm. Cụ thể, giá thép cuộn CB240 xuống còn 16.610 đồng/kg, còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.310 đồng/kg.

Tương tự, thép Tung Ho cũng giảm 300 đồng/kg đối với cả hai sản phẩm. Theo đó, giá thép cuộn CB240 chỉ còn 16.650 đồng/kg và thép thanh vằn CB300 hiện ở mức 16.850 đồng/kg.

Thép Việt Sing giảm 400 đồng/kg đối với cả thép cuộn CB240 và thép thanh vằn CB300. Hiện mức giá của hai sản phẩm này có giá lần lượt là 16.660 đồng/kg và 16.800.

Đối với thương hiệu thép Việt Mỹ tại miền Bắc, giá thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 không thay đổi, vẫn ở mức 16.660 đồng/kg và 16.770 đồng/kg.


Giá thép xây dựng giảm do giá nguyên liệu đầu vào trong thời gian qua giảm nhiều.
Giá thép xây dựng giảm do giá nguyên liệu đầu vào trong thời gian qua giảm nhiều.

Còn tại miền Trung, Việt Mỹ điều chỉnh giảm 410 đồng/kg đối với cả thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Hiện mức giá lần lượt của hai sản phẩm này là 16.560 đồng/kg và 17.000 đồng/kg. 

Tại miền Nam, giá thép cuộn CB240 giảm 400 đồng/kg, xuống mức 16.620 đồng/kg, còn thép thanh CB300 giảm 410 đồng/kg, xuống mức 16.360 đồng/kg.

Theo các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực thép, việc giá thép xây dựng liên tiếp giảm thời gian qua là do nguyên liệu đầu vào đã giảm đáng kể. Theo Hiệp hội Thép Việt Nam thì giá quặng sắt giao dịch hồi đầu tháng 5 vừa qua tại Thiên Tân chỉ ở mức 139 USD/ tấn. Mức giá này đã thấp hơn 16 USD/ tấn so với tháng 4 và giảm tới 71-73 USD/tấn so với cùng kỳ của năm 2021. 

Giá thép phế liệu nhập khẩu cũng giảm 94 USD/ tấn so với hồi tháng 4, ở mức 530 USD/tấn tại cảng Đông Á. Thép cuộn cán nóng hôm 9/5 là 797 USD/ tấn, giảm 81 USD/ tấn so với giao dịch đầu tháng 4/2022.

Dự báo thị trường thép xây dựng

Báo cáo về ngành thép mới nhất của Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đã nhận định rằng thời gian tới nhu cầu sẽ được kích thích nhờ sự giảm giá thép. 

Bên cạnh đó, tại Trung Quốc các lệnh giãn cách xã hội đã được nới lỏng, nền kinh tế hàng đầu thế giới đã mở cửa trở lại cùng các chính sách thúc đẩy tăng trưởng từ nay tới cuối năm được dự báo sẽ giúp thị trường nguyên liệu đầu vào, trong đó có thép xây dựng sớm hồi phục.


Trong thời gian tới, nhu cầu thép sẽ được kích thích nhờ giảm giá.
Trong thời gian tới, nhu cầu thép sẽ được kích thích nhờ giảm giá.

Các chuyên gia trong ngành cho rằng, các hoạt động kinh tế sôi động sẽ kích thích nhu cầu xây dựng. Cuộc xung đột Nga và Ukraine cũng khiến nguồn cung nguyên, nhiên liệu chịu ảnh hưởng, giá thép từ đó được dự báo sẽ điều chỉnh tăng thời gian tới. 

Về sản lượng tiêu thụ trong nước, Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) cho rằng, sản lượng tiêu thụ trong năm nay sẽ tăng trưởng 9-12% nhờ nhu cầu xây dựng trong nước phục hồi sau Covid-19 và nhu cầu duy trì cao ở các thị trường nhập khẩu.

Trong bức tranh không mấy sáng sủa hiện nay của ngành thép nói chung và thép xây dựng nói riêng, áp lực đang được gia tăng với các nhà sản xuất. Theo Báo cáo tình hình kinh tế thế giới và triển vọng tính đến giữa năm 2022 của Liên Hợp Quốc phát hành vào tháng 6/2022 và theo Trung tâm thông tin giám sát tài chính Quốc gia (Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia), nền kinh tế toàn cầu có thể đang trên đỉnh của một cuộc khủng hoảng mới, trong khi vẫn đang phục hồi sau đại dịch Covid-19.

Cuộc chiến ở Ukraine đã làm cản trở sự phục hồi mong manh của toàn cầu, gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo tàn khốc ở châu Âu, đẩy giá lương thực và hàng hóa lên cao, tăng trưởng chậm lại và làm trầm trọng thêm áp lực lạm phát trên toàn thế giới... Trong bối cảnh đó, nền kinh tế thế giới hiện được dự báo sẽ chỉ tăng trưởng 3,1% vào năm 2022 và 2023 (điều chỉnh giảm đáng kể lần lượt là 0,9 và 0,4 điểm % so với dự báo đưa ra tháng 1/2022)

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

11 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

11 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

11 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

11 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước