Làn sóng giảm lương, sa thải nhân sự tại doanh nghiệp bất động sản diễn ra mạnh mẽ
BÀI LIÊN QUAN
Áp lực tăng cao, nhà đầu tư bán bất động sản lấy tiền tiêu TếtNhiều lần giảm giá bất động sản phát mại nhưng ngân hàng vẫn chưa tìm được người mua“Bóng ma” kinh tế liệu rằng có ảnh hưởng nhiều tới ngành bất động sản?Theo ghi nhận, làn sóng giảm lương, cắt giảm lao động diễn ra mạnh mẽ kể từ giữa tháng 12 tại các doanh nghiệp bất động sản và có xu hướng trầm trọng thêm khi sức ép gần đến Tết.
Theo chia sẻ từ Giám đốc kinh doanh một công ty bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán bán dự án căn hộ tại TP Thủ Đức, công ty ông đến tháng 12 đã giảm một nửa nhân sự và cắt giảm lượng khoảng 30-40% tùy theo từng cấp bậc, chỉ để lại những nhân viên có vị trí trọng yếu do thị trường ế ẩm.
Guồng làm việc tại công ty hiện duy trì 25% so với cùng kỳ năm 2021, rất nhiều vị trí mà ở đó một người làm thay công việc của 3 người trước đó.
Năm 2022 - một năm đầy sóng gió với thị trường bất động sản
Mức độ quan tâm và lượng giao dịch giảm mạnh đã khiến thị trường bất động sản trải qua một năm 2022 đầy biến động và khó khăn. Mặt khác, cả doanh nghiệp và nhà đầu tư đều gặp khó khăn về nguồn vốn, trong khi môi giới cần thay đổi nhằm thích ứng với những khó khăn đó.Chuyên gia: Năm 2023 sẽ là năm thanh lọc của thị trường bất động sản
Có thể thấy, trong bối cảnh thị trường bất động sản trầm lắng thì có nhiều chủ đầu tư đã bước vào giai đoạn ngủ đông cũng như cắt giảm nhân sự. Trong năm 2023 được đánh giá sẽ là cơ hội để cho các doanh nghiệp quay trở lại. Mặc dù vậy thì thị trường cũng sẽ có sự thanh lọc khá mạnh.Bất động sản trầm lắng, nhưng văn phòng công chứng nhộn nhịp với các giao dịch
Cuối năm, tại một số văn phòng công chứng ở một số nơi đều đang ghi nhận số lượng người ra, người vào tấp nập để làm các thủ tục, công chứng giao dịch mua bán đất đai, điều này được xem là động thái tích cực cho thị trường bất động sản tươi sáng trở lại trong tương lai.Anh nói: “Do công ty không thể xoay sở được dòng tiền cuối năm nên chế độ thưởng cơ bản tháng 13 cũng không có dành cho nhân sự còn gắn bó”.
Một tập đoàn xây dựng và đầu tư bất động sản đầu tháng 12 cũng đưa ra kế hoạch giảm hiệu suất công việc cũng như phụ cấp theo lương từ 20-35% đối với các cấp từ trưởng phòng đến tổng giám đốc. Ngoài ra, cũng dừng một số chính sách phúc lợi xã hội và khen thưởng. Đó là vì công ty không thể đòi được những khoản nợ từ các chủ đầu tư và cũng không có doanh thu dự án.
Thậm chí tập đoàn này còn phân loại nhân sự thành 3 nhóm khác nhau, chỉ để lại nhóm có các vị trí chủ chốt.
Nhóm 2 gồm nhân sự có khả năng, tuy nhiên chưa thể bố trí được công việc thì thỏa thuận dừng từ đầu tháng 12 đến cuối quý I năm sau. Bên cạnh đó, các nhân sự không thuộc nhóm 1 và 2 cũng bị chấm dứt hợp đồng.
Chủ tịch HĐQT một tập đoàn bất động sản có thị phần thuộc top 3 TP HCM và các tỉnh phía Nam vừa qua đã viết tâm thư gửi tới khách hàng về những khó khăn của doanh nghiệp, ngoài ra cũng xin lỗi nhà đầu tư do diễn biến này khiến họ bất an.
Ông cho biết trong tâm thư rằng tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2022 xảy ra nhiều biến động. Do đó, công ty cũng đang gặp nhiều thách thức, buộc phải cắt giảm nhân sự lớn.
Theo chia sẻ của anh B, nhân viên kinh doanh từng làm việc tại một doanh nghiệp bất động sản đang phát triển nhiều dự án đại đô thị ở những tỉnh giáp ranh thành phố, anh nằm trong nhóm hơn 60% nhân sự bị tập đoàn sa thải nên phải sống bằng trợ cấp thất nghiệp. Anh cho rằng các đợt sa thải nhân sự cao điểm vào tháng 11 nhiều đến mức mà các đồng nghiệp từ bỏ ý định xin việc mới trong lĩnh vực này.
Anh M, là nhân viên một doanh nghiệp bất động sản tại quận 1 đã bị nợ lương 6 tháng nay. Do không bán được hàng nên các đồng nghiệp của anh cũng đã nghỉ việc hơn 1 nửa.
Mặt khác, chị H nhân viên marketing của một công ty bất động sản tại quận 3 cho biết chị được thông báo rằng công ty sẽ giảm lương 40% kể từ cuối tháng 11 cho đến khi có thông báo mới. Chị cho biết mức giảm này là khá nhiều, do đó các nhân sự nặng gánh gia đình có động thái nghỉ việc để tìm hướng đi mới có thể trang trải cuộc sống.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA), thị trường địa ốc đang gặp khó, thanh khoản giảm sâu, thậm chí có thể mất thanh khoản.
Ông cho biết một số công ty đang thu hẹp quy mô đầu tư, hoãn hoạt động đầu tư và thi công xây dựng, ngừng triển khai các dự án mới, hay phát hành cổ phiếu tăng vốn và IPO. Điều đó sẽ ảnh hưởng tới khả năng hồi phục và tăng trưởng của nền kinh tế, khiến nguồn thu ngân sách nhà nước giảm. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp buộc phải đơn giản hóa bộ máy, giảm lực lượng lao động, giảm lương và điều này ảnh hưởng tới cuộc sống của người lao động.
Theo ông Huỳnh Phước Nghĩa, Chuyên gia tư vấn cấp cao GIBC, doanh nghiệp buộc phải cắt giảm lương và sa thải nhân sự vì đó là những phản ứng cần thiết để tồn tại.
Theo phân tích của ông Nghĩa, doanh nghiệp nào có mô hình linh hoạt, có thể tái cấu trúc và thay đổi nhằm vượt khó, sẽ có cơ hội để chống lại những cú sốc của năm sau. Mặt khác, các đơn vị không có đủ khả năng thay đổi mô hình cũ có thể sẽ không thể tồi tại qua được 1-2 quý nữa.
Chuyên gia này cho rằng có 2 nhóm yếu tố liên quan đến khó khăn của doanh nghiệp bất động sản. Đầu tiên là khó khăn từ bên ngoài như thủ tục chậm trễ, vướng pháp lý, chính sách khó khăn, suy thoái kinh tế… Đó là những trở ngại mà doanh nghiệp không thể thay đổi, cần chờ đợi sự thay đổi có tính vĩ mô.
Thứ 2 là sức khỏe tài chính kém, dùng đòn bẩy tài chính quá mức, sản phẩm không phù hợp nhu cầu… - những yếu tố bên trọng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể xoay sở được nhóm khó khăn này, tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng có đủ nội lực để làm.
Theo đánh giá của ông Nghĩa, mô hình thu hút, huy động vốn của doanh nghiệp khá nhạy cảm khi đối mặt với sự thay đổi các chính sách vĩ mô, khiến doanh nghiệp chịu đựng kém. Hiện nay, các khó khăn của doanh nghiệp địa ốc xoay quanh việc bị mất thanh khoản, chôn vốn, tác động tới chi phí giá thành sản phẩm.
Ông cũng cho rằng các doanh nghiệp ngành này đã sống bằng việc bán sự kỳ vọng trong dài hạn. Bộ máy doanh nghiệp sẽ bị lung lay khi thị trường địa ốc gặp khó và chững lại vì không đủ nguồn lực, dẫn đến tình trạng nợ lương, cắt giảm nhân sự.
Theo dự báo của Chuyên gia GIBC, có thể doanh nghiệp bất động sản sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong năm nay. Điều này khiến các doanh nghiệp buộc phải tái cấu trúc sản phẩm và tài chính, tinh giản bộ máy, và phải hy sinh để giảm bớt tài sản với giá dưới mức kỳ vọng, hay chịu lỗ để có thể tồn tại trong 1 năm tới.