Lạm phát xảy ra, bất động sản sẽ diễn biến như thế nào?
BÀI LIÊN QUAN
Thú vui tậu BĐS của Lý Nhã Kỳ: Mua 80ha đất vì "rảnh", tậu hẳn chung cư 25 tầng đập thông làm nhà riêngĐề xuất phạt 10% giá trúng đấu giá bỏ cọc BĐS có khiến doanh nghiệp “chùn chân”?La Gi Bình Thuận: Tâm điểm BĐS nghỉ dưỡng Nam Trung BộCó một điều chắc chắn rằng, càng lạm phát, vật giá leo thang thì người có tiền lại càng không muốn giữ tiền mà sẽ bỏ hết vào tài sản, trong đó bất động sản luôn đóng vai trò chủ lực nhằm tích trưc tài sản chống trượt giá.
Đối với những người sản xuất kinh doanh, lợi nhuận trung bình hàng năm của họ sẽ rơi vào khoảng 15 - 18% trên tổng vốn đầu tư. Với tình hình lạm phát tăng cao, giá nguyên liệu đầu vào sẽ có dấu hiệu tăng nhanh trong khi giá thành bán ra chưa chắc đã tăng theo kịp. Bên cạnh đó, nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng cũng sụt giảm do túi tiền bị ảnh hưởng từ đó dẫn đến lợi nhuận sản xuất kinh doanh của họ bị tụt giảm.
Lấy ví dụ, giá nguyên liệu đầu vào của một tô phở có thể tăng 30% nhưng giá bán ra lại rất khó tăng từ 40.000 - 50.000 đồng trong vòng một năm. Trong khi đó, chỉ cần tích trữ tài sản để đó là trong thời gian 1 năm có thể dư cover phần lạm phát. Chính điều này sẽ làm nản lòng những người sản xuất kinh doanh từ đó khiến họ tiếp tục đẩy tiền vào việc giữ tài sản.
Còn đối với những người không bị áp lực nợ ngân hàng thì họ cũng không có nhu cầu bán trừ khi giá tốt. Bởi vì khi bán xong thì họ lại phải đi kiếm chỗ khác chứ không thể giữ tiền trong thời điểm lạm phát như vậy.
Theo đó, nguồn cung sẽ đến nhiều hơn từ những người sử dụng đòn bẩy ngân hàng từ đó không còn dòng tiền đủ đóng cho ngân hàng. Sau thời gian 2 năm dịch bệnh, việc sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, túi tiền bị ảnh hưởng nên nhiều nhà đầu tư đã bắt đầu tơi vào trường hợp hết tiền còn vốn. Và với nhóm nguồn cung này thì chỉ cần giảm 5 - 10% đối với nhà phố và 15 - 20% đất tỉnh, vùng ven là sẽ có nhóm tích trữ tài sản chống lạm phát mua ngay.
Còn về giá, đối với những người đang nắm giữ tài sản bất động sản thì khi lạm phát, vật giá leo thang thì họ lại tăng giá để chống trượt giá trừ những người bị kẹt tài chính phải giảm từ 5 - 10% để ra hàng. Vậy nên, khi toàn thị trường ai ai cũng đấy giá bên lên thì tự khắc sẽ thiết lập nên một mặt bằng giá mới. Và khi thị trường có mặt bằng giá mới thì tự khắc các cơ sở định giá của các cơ quan thẩm định và ngân hàng cũng sẽ tăng lên theo.
Chính vì thế, các dự án BĐS hình thành trong tương lai khi mở bán cũng tính sẵn giá tương lai của 2 - 3 năm sau khi đã bàn giao sản phẩm. Có một điều chắc chắn là họ cũng tính luôn phần lạm phát vào mức giá này. Điều này đã vô hình chung đẩy giá hiện tại của toàn khu vực lên theo. Do đó, trong 1 - 2 năm tới dự đoán sẽ có 2 nghịch lý xảy ra: giá bất động sản tiếp tục được neo cao nhưng thanh toán chậm, cũng sở hữu tài sản nhưng lại không có tiền.