meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Lạm phát tăng cao, gạo bỗng trở thành "cứu tinh" cho cả châu Á trước cơn bão giá

Thứ tư, 03/08/2022-09:08
Dữ liệu sơ bộ của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết, trong tháng 5 lạm phát ở châu Á chỉ tăng hơn 4%, tương đương một nửa so với Mỹ và Eurozone, khoảng 1/4 so với châu Mỹ Latinh và châu Phi cận Sahara. Theo nhận định của ADB, tỷ lệ lạm phát ở châu Á tương đối thấp một phần là nhờ giá gạo ổn định.

Những năm gần đây, những vụ mùa liên tiếp bội thu đã khiến sản lượng gạo tăng cao. Chính vì thế, gạo cũng trở thành một loại lương thực hiếm hoi có mức giá rẻ hơn so với năm ngoái. Điều này trở thành tin vui với hàng tỷ người châu Á khi là mặt hàng hiếm hoi “đi ngược” giữa cơn bão giá đang tấn công toàn cầu.

Gạo là một loại lương thực không thể thiếu với người dân nhiều nước châu Á như Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ. Dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy, các khu vực Nam, Đông Nam và Đông Á sản xuất và tiêu thụ hơn 80% sản lượng gạo trên toàn thế giới.

Ngược lại, xung đột chính trị giữa Nga và Ukraine lại đang tác động tiêu cực đến nguồn cung lúa mì, ngô và dầu thực vật trên thế giới. Nguyên nhân bởi, Ukraine chính là quốc gia xuất khẩu chính các loại mặt hàng này. Điều này ảnh hưởng nặng nề đến những quốc gia mà người dân chủ yếu sử dụng bánh mì là món ăn chính hàng ngày, điển hình như Ai Cập và Lebanon. 


Xung đột chính trị giữa Nga và Ukraine lại đang tác động tiêu cực đến nguồn cung lúa mì, ngô và dầu thực vật trên thế giới
Xung đột chính trị giữa Nga và Ukraine lại đang tác động tiêu cực đến nguồn cung lúa mì, ngô và dầu thực vật trên thế giới

Chưa kể, giá khí đốt và thức ăn chăn nuôi cộng thêm giá phân bón tăng cao đã khiến cho nhiều thực phẩm quen thuộc hàng ngày như đậu tương, thịt gà cũng ngày càng trở nên đắt đỏ. Những bữa cơm hàng ngày cũng trở thành gánh nặng với nhiều người dân. 

Giá gạo ổn định giúp giảm tỷ lệ lạm phát tại châu Á

Theo nhận định của Josef Schmidhuber – giám đốc bộ phận thương mại và thị trường của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (UNFAO), thời điểm hiện tại, gạo chính là “mỏ neo” bởi loại lương thực này mang đến sự ổn định cho nền an ninh lương thực toàn cầu. 

Dữ liệu sơ bộ của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết, trong tháng 5 lạm phát ở châu Á chỉ tăng hơn 4%, tương đương một nửa so với Mỹ và Eurozone, khoảng 1/4 so với châu Mỹ Latinh và châu Phi cận Sahara. Theo nhận định của ADB, tỷ lệ lạm phát ở châu Á tương đối thấp một phần là nhờ giá gạo ổn định.

Tính đến giữa tháng 6 năm nay, giá ngô trên toàn cầu đã tăng 27% so với tháng 1, trong khi đó giá lúa mì cũng đã tăng thêm 37%. Thế nhưng đi ngược lại với xu hướng chung, giá gạo lại thấp hơn khoảng 17%. Nguồn cung dồi dào chính là lý do chính giúp cho giá gạo luôn ổn định, giữ được mức giá phải chăng. Cụ thể, theo dữ liệu của FAO, tại những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Bangladesh hay Indonesia ghi nhận sản lượng thu hoạch tích cực, đẩy sản lượng gạo toàn cầu năm ngoái lên mức cao kỷ lục với 521 triệu tấn. Vụ mùa năm nay, sản lượng gạo dự kiến cũng vô cùng ấn tượng, có thể đạt gần 520 triệu tấn. 

Đáng chú ý, giá phân bón cùng nhiên liệu tăng cao cũng dẫn đến nhiều thách thức và khó khăn cho người nông dân. Tuy nhiên, nhờ những khoản hỗ trợ lớn từ chính phủ của nhiều quốc gia châu Á mà những người nông dân trồng lúa có thể ổn định hoạt động sản xuất, từ đó nâng cao sản lượng gạo xuất khẩu ra toàn cầu. 


Dù giá thịt bò, thịt gà, rau cỏ, gia vị tăng cao nhưng riêng giá gạo vẫn không đổi
Dù giá thịt bò, thịt gà, rau cỏ, gia vị tăng cao nhưng riêng giá gạo vẫn không đổi

Sharif Bukhari là người đang vận hành một nhà hàng biryani (một món cơm) ở New Delhi, Ấn Độ, cho biết do giá bánh mì gia tăng khiến cho anh chuyển sang ăn cơm ở nhà nhiều hơn. Trước đây, gia đình anh thường xuyên mua bánh mì dẹt hoặc bột mì để tự làm và thưởng thức. 

Còn Jennifer Jasmin, một nhân viên dịch vụ khách hàng ở Philippines cũng chia sẻ, giá cả các mặt hàng tăng cao khiến gia đình chị thời gian gần đây thường tự nấu nướng ở nhà thay vì ăn ngoài. Dù giá thịt bò, thịt gà, rau cỏ, gia vị tăng cao nhưng riêng giá gạo vẫn không đổi. 

Sản lượng gạo không đủ cho toàn cầu

Theo FAO, các quốc gia như Iran và Iraq đã phải mua thêm gạo từ nước ngoài. Tổ chức này cũng cho biết, các nước châu Phi sẽ nhập khẩu thêm 10% gạo trong năm nay, đồng thời đưa sản lượng lên mức 19,4 triệu tấn - ở mức cao nhất mọi thời đại. Tại Việt Nam, người nông dân còn sử dụng gạo giá rẻ để nuôi lợn. 

Thực tế, các chuyên gia ngành nông nghiệp cho biết, sản lượng gạo không đủ để giải quyết nạn đói toàn cầu. Chính vì thế, người trồng lúa sẽ phải sử dụng biện pháp tưới tiêu thâm canh. Do đó, một số giống lúa vẫn đắt hơn lúa mì. Điều này khiến cho nhiều người nghèo trên thế giới ít có khả năng tiếp cận được loại lương thực phổ biến này. 

Trong khi đó, một số quốc gia hiện đang áp thuế nhập khẩu cao với các loại lương thực, ngũ cốc, trong đó có gạo để có thể hỗ trợ việc sản xuất trong nước. Ví dụ như, chính quyền Uganda cũng thường xuyên ngăn chặn những vụ nhập lậu trên các xe chở đầy cát, được trộn lẫn với xi măng hoặc được giấu trong các bao đựng đường.


Các chuyên gia ngành nông nghiệp cho biết, sản lượng gạo không đủ để giải quyết nạn đói toàn cầu
Các chuyên gia ngành nông nghiệp cho biết, sản lượng gạo không đủ để giải quyết nạn đói toàn cầu

Đáng chú ý, dù khi giá cả tăng cao nhưng mọi người trên thế giới vẫn có xu hướng tìm đến những loại ngũ cốc đã quá quen thuộc. Trong đó, Ấn Độ là nhà sản xuất gạo lớn thứ 2 trên thế giới chỉ sau Trung Quốc. Giữa thời điểm lạm phát, giá cả nhiều mặt hàng tăng cao, người dân Ấn Độ đã sử dụng thêm gạo thay cho lúa mì trong chương trình trợ cấp ngũ cốc. Tuy nhiên, người dân ở các bang miền Bắc Ấn Độ thường vẫn chỉ coi bánh mì là lương thực chính và vẫn chỉ ưa chuộng bánh mì mà thôi. 

Tháng 5 năm nay, Ấn Độ cùng với nhiều quốc gia khác đã hạn chế việc xuất khẩu lúa mì nhằm gia tăng nguồn cung nội địa. Với nguồn cung dồi dào, gạo tiếp tục trở thành mặt hàng được xuất khẩu tự do ở quốc gia này.  

Cụ thể, Ấn Độ - quốc gia sản xuất lúa mì thứ hai trên thế giới đã cấm xuất khẩu lúa mì trong bối cảnh thị trường nông sản toàn cầu đang đứng trước áp lực thiếu nguồn cung và tăng giá bởi cuộc xung đột Nga và Ukraine. Không những thế, nhiều nước đang đưa ra các lệnh hạn chế xuất khẩu các mặt hàng lương thực, thực phẩm.

Bắt đầu từ tháng 6, Malaysia cũng đã cấm xuất thịt gà do nguồn cung không đủ cho người tiêu dùng trong nước. Lệnh cấm này sẽ tiếp tục được duy trì cho đến khi tình hình ổn định.

Thực tế, giá gạo thấp có thể ảnh hưởng đến nguồn cung dài hạn. Theo kết quả của một cuộc khảo sát gần đây của Bộ Nông nghiệp Nhật Bản, nhiều nông dân trồng lúa ở nơi này đang có kế hoạch chuyển sang trồng lúa mì và đậu tương để đa dạng hóa các nguồn thực phẩm. 

Thậm chí, ở trên đảo Java (Indonesia), một người nông dân có tên Nur Hadi chia sẻ rằng, việc bán gạo mang lại mức lợi nhuận khá thấp. Chính vì thế, một số người nông dân đang dần có xu hướng chuyển sang trồng đậu phộng và cà chua. Ông Nur Hadi chia sẻ rằng: “Giá phân bón đang ngày càng nhưng giá gạo lại không như vậy. Thực tế, giá gạo còn đang ngày càng giảm. Điều này khiến những người nông dân như chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn”.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

Lideco và Hà Đô sẽ hợp tác xây tòa tháp đôi 47 tầng tại Khu đô thị mới Dịch Vọng

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

2 ngày trước

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

2 ngày trước

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

2 ngày trước

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

2 ngày trước

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

3 ngày trước