meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Các NHTW muốn khống chế lạm phát phải “trả giá” bằng suy thoái?

Thứ ba, 26/07/2022-11:07
Sau khi đánh giá thấp mức lạm phát tồi tệ trong những thập kỷ qua, các ngân hàng Trung ương lại vô tình đang đẩy nền kinh tế đi đến bờ vực của suy thoái trong mục tiêu kiềm chế giá cả tăng lên.

Nhìn vào triển vọng tăng trưởng u ám, đã xuất hiện những mối lo ngại rằng các nhà chức trách sẽ dễ mắc sai lầm khi tăng lãi suất nhanh chóng. Một số ngân hàng Trung ương hiện đã nhận ra rằng họ đã áp dụng những động thái kích thích quá mạnh để đẩy mạnh khả năng hồi phục sau đại dịch.

Vào thứ sáu, số liệu mới được công bố cho thấy Mỹ và khu vực đồng euro ghi nhận hoạt động kinh doanh bất ngờ giảm đi lần đầu tiên sau hơn 2 năm đã khiến mối lo ngại càng trở nên rõ ràng hơn.

Ở nhiều nền kinh tế phát triển và mới nổi, các ngân hàng Trung ương chỉ còn cách nâng lãi suất cho đến khi lạm phát chạm đỉnh. Theo dự báo của Bloomberg Economics, lạm phát toàn cầu trong quý 2 đã tăng 9% so với cùng kỳ năm 2021, trong quý 3 là 9,3% sau đó sẽ giảm còn 8,5% vào cuối năm.


Hơn 70 NHTW trên thế giới đã nâng lãi suất ít nhất 50 điểm 1 lần vào năm 2022
Hơn 70 NHTW trên thế giới đã nâng lãi suất ít nhất 50 điểm 1 lần vào năm 2022

Các ngân hàng Trung ương có mục tiêu “hạ cánh mềm” nhưng dường như rất khó để đạt được do tốc độ thắt chặt chính sách tiền tệ. Theo dự báo của các nhà kinh tế từ Citigroup, khả năng kinh tế toàn cầu có thể rơi vào suy thoái là 50%. Mặt khác, Mỹ có thể sẽ ghi nhận suy thoái nhẹ vào năm nay vì nền kinh tế đang xấu đi nhanh hơn dự tính, theo BofA.

Các nhà đầu tư cũng không còn tin vào việc các nhà chức trách có thể né được một cuộc suy thoái. Trong khi kỳ vọng suy thoái ở mức cao nhất tính từ thời điểm kinh tế Mỹ suy thoái ngắn vào tháng 5/2020, kỳ vọng lợi nhuận và tăng trưởng toàn cầu đang ở mức thấp nhất mọi thế kỷ.

Theo Dario Perkins - chiến lược gia vĩ mô toàn cầu tại TS Lombard, các ngân hàng Trung ương vẫn cần thận trọng cho dù thị trường lao động vẫn tăng mạnh. “Các ngân hàng Trung ương thực hiện tốc độ thắt chặt chính sách nhanh. Điều đáng lo ngại là các nhà hoạch định chính sách giờ đây muốn thay đổi và rủi ro là họ đã đi quá xa do gặp khó khăn trước tình hình lạm phát. Hậu quả là để lại những tổn thương không đáng có cho nền kinh tế”, ông nói.

Chủ tịch Fed Kanssas - Esther George đã đưa ra cảnh báo rằng thắt chặt chính sách quá nhanh có thể gây phản tác dụng.

Gần đây, Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB đã thực hiện lần tăng lãi suất đầu tiên trong 11 năm với 50 điểm cơ bản. Đây cũng là mức tăng mạnh nhất tính từ năm 2000. Trong khi đó, NHTW Anh (BOE) đang xem xét tăng 50 điểm cơ bản. Theo dự kiến, Fed cũng sẽ tăng 75 điểm cơ bản trong cuộc họp ngày 27/7. Mới đây, NHTW Canada đã gây ngạc nhiên khi nâng lãi suất thêm 100 điểm cơ bản.

Các NHTW muốn khống chế lạm phát phải “trả giá” bằng suy thoái? - ảnh 2

Một số nền kinh tế mới nổi như ngân hàng dự trữ Nam Phi đã nâng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản, con số lớn nhất trong gần hai thập kỷ. Trong tháng này, Philippines cũng bất ngờ tăng 75 điểm cơ bản.

Giới chức của các cơ quan tiền tệ vì không thể có hành động kịp thời trong bối cảnh lạm phát tăng nên buộc phải đối mặt với cuộc chiến để có được niềm tin.

Thống đốc BOE - Andrew Bailey tại Anh đã chịu mọi lời chỉ trích từ các chính trị gia trong Đảng bảo thủ. Họ cho rằng ngân hàng Trung ương ứng phó với lạm phát một cách quá chậm chạp. Tại Thụy Điển, Thống đốc Riksbank Stefan Ingves cho biết ngân hàng vừa có một năm thảm họa sau khi xuất hiện dự báo rằng quốc này sắp ghi nhận 9 tháng liên tiếp lạm phát vượt mức dự tính.

Chính phủ Úc đã thông báo xem xét lại Ngân hàng Dự trữ trong bối cảnh bị chỉ trích về hoạt động gần đây của tổ chức này. Trong một cuộc khảo sát hiếm hoi, vào ngày thứ 4, Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) - Philip Lowe đã thừa nhận rằng áp lực giá cả gia tăng vì những lần kích thích quá mạnh tay được đưa ra trong thời kỳ đại dịch.

Ông nói trong một bài phát biểu: “Mặc dù cách tiếp cận này có nghĩa là chúng tôi né được một số vết sẹo lâu dài gây tổn hại, nhưng nó đã góp phần vào áp lực lạm phát mà chúng tôi đang phải trải qua”.

Bởi vậy ông Lowe cùng nhiều người đồng cấp khác phải kiềm chế đà tăng của giá cả bằng cách đánh đổi tốc độ tăng trưởng.

Các NHTW muốn khống chế lạm phát phải “trả giá” bằng suy thoái? - ảnh 3

"Lạm phát dự kiến ​​sẽ trở nên tồi tệ hơn trước khi nó trở nên tốt hơn", Ravi Menon, giám đốc điều hành của Cơ quan Tiền tệ Singapore, cho biết tại một cuộc họp báo ngày 19 tháng 7. "Cần phải giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế" để khôi phục sự ổn định toàn cầu.

Theo phân tích của Citigroup về chu kỳ tăng lãi suất của Fed từ năm 2015 đến 2018, nền kinh tế đang suy giảm nhanh chóng hơn so với dự tính của các ngân hàng Trung ương. Đây là một lời cảnh báo rằng Fed cần phải vững vàng và chuẩn bị cho những điều không thể đoán trước.

Gần đây, các giám đốc tài chính và NHTW đến từ các nền kinh tế lớn nhất thế giới đã có một cuộc họp. Trong đó, nội dung có đề cập rằng lạm phát tăng cao và triển vọng toàn cầu u ám là do mâu thuẫn Nga - Ukraine. Bên cạnh đó, xung đột tại Ukraine cũng khiến dự báo của họ xảy ra sai sót.

Selwyn Cornish, một chuyên gia về lịch sử chính sách kinh tế tại Đại học Quốc gia Australia, lập luận rằng phạm vi các sự kiện trong những năm gần đây bao gồm đại dịch, chiến tranh và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt đã khiến công việc của các ngân hàng trung ương trở nên phức tạp hơn.

Sayuri Shirai, cựu thành viên hội đồng quản trị Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, hiện là giáo sư Đại học Keio, cho biết: “Một vòng xoáy đòi hỏi tăng lương hoặc quan điểm bảo thủ đối với giá cao hơn sẽ làm xói mòn niềm tin hơn nữa”.

Bà nói: “Một khi điều này xảy ra, các ngân hàng trung ương sẽ mất uy tín. Vì vậy, mặc dù việc tăng lãi suất hiện tại sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhưng họ phải ưu tiên chống lại lạm phát”.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước