Lạm phát bao trùm nước Mỹ khiến người dân phải vật lộn với chi phí sinh hoạt hàng ngày
BÀI LIÊN QUAN
Lý do khiến lạm phát tại Mỹ tăng phi mãHồi chuông cảnh báo và tín hiệu tích cực từ báo cáo lạm phát của Mỹ "mới ra lò"Giá của nhiều mặt hàng từng khiến “lạm phát phình to” bỗng hạ nhiệt, triển vọng kinh tế càng thêm phức tạpNgày 13/7 vừa qua, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vừa công bố kết quả một cuộc khảo sát tiến hành trên 12 khu vực của Mỹ. Kết quả cho thấy, nỗi lo ngại về kinh tế suy thoái và lạm phát kéo dài ở Mỹ đang ngày càng tăng cao. Nhu cầu tổng thể của các doanh nghiệp đang lao dốc nghiêm trọng. 5 trong số 12 khu vực được khảo sát đã bày tỏ "lo ngại về nguy cơ suy thoái gia tăng".
Báo cáo cũng nêu rõ: “Theo các báo cáo trước, tại những khu vực ghi nhận triển vọng tăng trưởng kinh tế một cách tiêu cực thì các doanh nghiệp cần lưu ý rằng, trong 6-12 tháng tới nhu cầu sẽ tiếp tục suy yếu".
Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đưa ra báo cáo về triển vọng kinh tế toàn cầu trong tháng 6, sau hơn 2 năm chống lại đại dịch và những tác động từ cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine khiến cho hoạt động kinh tế toàn cầu giảm mạnh. Trong năm 2022, dự kiến chỉ đạt 2,9%, tức là giảm 1,2 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra vào hồi tháng 1.
Lạm phát đang vượt ngoài tầm kiểm soát của các nhà chức trách
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đưa ra cảnh báo vào ngày 12/7 rằng Mỹ có thể tránh được một cuộc suy thoái là thách thức ngày càng lớn. Cũng theo tổ chức này, tăng trưởng của Mỹ trong năm 2022 được dự báo hạ từ 2,9% xuống 2,3%.
IMF cũng dự đoán cho năm 2023 tới với tăng trưởng GDP của Mỹ sẽ giảm xuống còn 1%, thay vì 1,7% như dự báo trước đó.
Báo cáo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cũng chỉ ra rằng, lạm phát trên toàn quốc đang gia tăng đáng kể. Trong khi một số mặt hàng như gỗ xẻ, thép đã được điều chỉnh giá thì những mặt hàng như thực phẩm, năng lượng và các hàng hóa khác vẫn tiếp tục tăng cao.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp đều đưa ra lựa chọn phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề. Đó là tiếp tục chuyển chi phí sang cho khách hàng. Đây là dấu hiệu cho thấy lạm phát sẽ còn tăng cao hơn nữa trong thời gian tới.
Ngân hàng trung ương Mỹ cho biết: "Trong tương lai gần, một số khu vực lo ngại rằng nhu cầu sẽ ngày càng lao dốc. Tuy nhiên, ở các lĩnh vực như du lịch hay khách sạn thì nhu cầu lại ngược lại là tăng cao, nên doanh nghiệp vẫn có thể tăng giá đáng kể mà không gặp nhiều khó khăn, trở ngại gì”.
FED cho biết: "Hầu hết các doanh nghiệp đều tin rằng áp lực lạm phát sẽ còn kéo dài ít nhất là đến hết năm nay".
Cũng theo số liệu được Cục Thống kê Lao động Mỹ công bố ngày 13/7, trong tháng 6, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ đã tăng 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này cũng vượt xa dự báo trước đó của giới quan sát và trở thành mức cao nhất trong vòng 40 năm qua.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phát biểu vào ngày 13/7 rằng, trong tháng 6 lạm phát của nước này đã ở mức "cao không thể chấp nhận nổi".
Cũng theo ông Chris Zaccarelli - Giám đốc đầu tư tại Independent Advisor Allianc nhận định: "Theo số liệu được công bố sáng 13/7, lạm phát đang nằm ngoài tầm kiểm soát khi ở mức cao đáng kinh ngạc"
Tăng lãi suất 1 điểm phần trăm?
Hiện tại, trên thị trường lao động mức chênh lệch cung - cầu vẫn rất lớn, mặc dù đã giảm bớt phần nào so với trước đó do nhu cầu lao dốc. Tại 4 khu vực thực hiện khảo sát, các doanh nghiệp tiết lộ họ đang cân nhắc hoặc tăng lương, thưởng cho nhân viên để giúp họ bù đắp phần nào chi phí sinh hoạt đang tăng cao.
Ngoài ra, ở 2 khu vực, người lao động cũng đã đưa ra yêu cầu tăng lương để bù đắp chi phí do mức lạm phát đạt đỉnh điểm cao nhất trong vòng 40 năm qua.
Cùng với đó là nỗi sợ suy thoái đang dần phình to. Chi phí sinh hoạt tăng cao khiến người tiêu dùng buộc phải cắt giảm chi tiêu và những khoản đầu tư. Trong quý I, nền kinh tế Mỹ đã suy yếu 1,6%. Còn trong quý II, FED chi nhánh Atlanta dự báo tốc độ sụt giảm có thể là 1,2%. Kết quả trên cho thấy người Mỹ sẽ rơi vào một cuộc suy thoái.
Với mức lạm phát chưa từng có trong lịch sử này, để đối phó FED đã nâng lãi suất một cách mạnh tay nhằm hạ nhiệt giá cả. Theo dữ liệu của CME Group công bố, giới đầu tư đang đặt cược với nhau vào khả năng để cho FED tăng lãi suất.
Theo kết quả của cuộc thăm dò, có 83% nhà đầu tư tin rằng ngân hàng trung ương Mỹ sẽ tăng lãi suất thêm 1 điểm phần trăm tại cuộc họp diễn ra vào cuối tháng 7.
Chiều 13/7, Chủ tịch FED chi nhánh Atlanta Raphael Bostic cho biết, trong cuộc họp sắp diễn ra vào ngày 26-27/7, có khả năng các quan chức sẽ cân nhắc nâng lãi suất 100 điểm cơ bản.
Mới đây, Thống đốc FED Christopher Waller đã nói với Hiệp hội Kinh tế Kinh doanh Quốc gia rằng, để ngăn chặn lạm phát gia tăng, việc tăng lãi suất là hoàn toàn hợp lý và cần thiết.
Ông Waller chia sẻ: "Tôi hoàn toàn đồng ý việc tăng lãi suất trong tháng 7 là 0,75 điểm phần trăm và tăng thêm 0,5 điểm phần trăm vào tháng 9. Sau đó chúng ta có thể phân tích tình hình để có thể giảm xuống mức tăng 0,25 điểm phần trăm". Nhưng theo ông, nếu lạm phát vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, có lẽ FED sẽ phải hành động mạnh tay hơn nữa.
Một số chuyên gia lại cho rằng, lạm phát của Mỹ có thể đã đạt đỉnh và sẽ không tăng nữa. Cụ thể, mức tăng CPI cốt lõi - không tính giá năng lượng và thực phẩm trong tháng 6 là 5,9%, trong khi tháng 5 là 6%.
Cùng với đó, nỗi lo ngại suy thoái xảy ra cũng góp phần làm cho giá dầu thô thế giới hạ nhiệt. Tính đến ngày 13/7, giá xăng trung bình trên toàn nước Mỹ đạt 4,63 USD/gallon. Trong khi đó một tháng trước là còn 5,01 USDS/gallon và cách đây một tuần là mức 4,78 USD/gallon.