meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hồi chuông cảnh báo và tín hiệu tích cực từ báo cáo lạm phát của Mỹ "mới ra lò"

Thứ năm, 14/07/2022-23:07
Chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ tháng 6 vừa qua đã tăng cao hơn mức dự kiến. Người dân vẫn tiếp tục đau đầu vì giá xăng tăng phi mã và chi phí thuê nhà ở cũng tăng cao. Một số nhà kinh tế tỏ ra hi vọng vào một tương lai bớt u ám hơn, song số khác lại đề cập đến những tín hiệu đáng lo ngại về lạm phát.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tháng 6 đã tăng 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu của Cục Thống kê Lao động Mỹ. Đây là mức tăng hàng năm lớn nhất tính từ tháng 11 năm 1981.

Theo dự đoán của phố Wall trước đó, CPI tăng khoảng 8,8% so với một năm trước. Một số ngân hàng tin vào lạm phát đã đạt mức đỉnh, tuy nhiên giá tiêu dùng tại Mỹ vẫn ở mức cao. Chỉ số tiêu dùng CPI vẫn chưa được phản ánh dù đã có sự hạ nhiệt gần đây của thị trường hàng hóa và nhà ở.

Tháng 6 chứng kiến chi phí sinh hoạt tăng vọt khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Fed phải áp dụng một đợt nâng lãi suất lớn khác vào cuối tháng này. Tính từ đầu năm đến nay, đã có tổng cộng ba lần nâng lãi suất của Fed để kìm hãm lạm phát.


Diễn biến chỉ số CPI của Mỹ (Ảnh: VietnamBiz)
Diễn biến chỉ số CPI của Mỹ (Ảnh: VietnamBiz)

Bà Nancy Davis - nhà sáng lập của công ty quản lý tài sản Quadratic Capital Management chia sẻ với Fortune rằng: “Dù đã tăng lãi suất vài lần từ đầu năm đến nay và bắt đầu giảm bảng cân đối kế toán, Fed vẫn đang với theo lạm phát”.

Theo dự đoán của bà Quincy Krosby - chiến lược gia cổ phiếu tại hãng tư vấn LPL Financial, trong cuộc họp cuối tháng này, ngân hàng Trung ương Mỹ có thể nâng lãi suất đến 100 điểm cơ bản. Kinh tế trưởng của Comerica Bank, ông Bill Adams cũng đồng tình với dự đoán này.

Trước những số liệu của lạm phát mới, một số chuyên gia kinh tế lo ngại rằng lạm phát có thể vượt ngoài dự tính của Fed. Trong khi đó, số khác cho rằng giá tiêu dùng có thể giảm trong nửa cuối năm nay, là một trong những tín hiệu tích cực.

3 tín hiệu cảnh báo

Lạm phát toàn phần và dịch vụ cao ngất ngưởng

So với kỳ vọng của các nhà kinh tế, lạm phát toàn phần tháng 6 gồm cả giá thực phẩm và năng lượng dễ biến động đã tăng cao hơn nhiều. Thị trường năng lượng toàn cầu đã rơi vào hỗn loạn trong những tháng qua vì khủng hoảng tại châu Âu.

Điều đó dẫn đến việc giá năng lượng tại Mỹ đã tăng 41,6% so với cùng giai đoạn năm ngoái. Trong khi đó, giá điện cao hơn 13,7% và giá xăng nhảy vọt 60%. Bởi vậy lạm phát toàn phần đã vượt ngưỡng dự tính của các chuyên gia.

Từ những số liệu này cũng có thể thấy một xu hướng đáng báo động đối với giá dịch vụ. Các nhà kinh tế đã đề cập đến sự thay đổi của hành vi người dùng trong nhiều tháng nay, từ chi tiêu cho hàng hóa chuyển sang dịch vụ.

Các chuyên gia đã đồn đoán về sự đảo chiều bấy lâu nay và Fortune đã nhận ra điều đó vào tháng 6. Theo chia sẻ của nhà đồng sáng lập Stephen Miran của Amberwave Partners: “Lạm phát dịch vụ đang đuổi theo lạm phát hàng hóa”.

“Thông thường giá dịch vụ sẽ kéo dài và để chi phí đi xuống thì cần có một cuộc suy thoái. Phải đến năm 2024, chúng ta mới có thể thấy lạm phát dịch vụ hạ nhiệt xuống mức dễ chịu hơn”.

Từ tháng 5 đến tháng 6, số liệu chính thức cho thấy lạm phát dịch vụ đã tăng từ mức 0,6% lên 0,7% và hiện tại đang cao hơn mức cùng kỳ năm ngoái 5,5%. So với 12 tháng trước, giá vé máy bay đứng đầu với mức tăng 34,6%.


Chủ tịch Fed Jerome Powell đang đương đầu với một giai đoạn khó khăn
Chủ tịch Fed Jerome Powell đang đương đầu với một giai đoạn khó khăn

Lạm phát trên diện rộng và chi phí thuê nhà tăng cao

Với chỉ số CPI lõi không có giá năng lượng và lương thực tăng 5,9% so với cùng kỳ năm ngoái, lạm phát tháng 6 cũng diễn ra trên diện rộng. Theo dự báo của các nhà kinh tế phố Wall, mức tăng sẽ là 5,7%.

Chi phí thuê nhà là động lực chính của lạm phát lõi. Nó chiếm khoảng một phần ba chỉ số CPI. So với 12 tháng trước, chi phí này đã tăng 5,6% sau khi chỉ nhích khoảng 1,7% trong 3 tháng trước đó cộng lại.

Vì giá nhà ở đã tăng vọt trong năm qua nên cảnh báo của bà Nancy Davis của Quadratic cho thấy chi phí thuê nhà có thể tiếp tục đi lên trong những tháng tới. Bà nói: “Trong 1 năm qua, chỉ số giá nhà toàn quốc S&P/Case-Shiller đã tăng khoảng 20%”.

Lạm phát lương thực kéo dài và thách thức với các nhà đầu tư chứng khoán

Trong tháng 6, một vấn đề đau đầu khác là lạm phát lương thực thì chỉ số lương thực tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2021. Trong 6 tháng liên tiếp, chi phí thực phẩm tại nhà đã tăng ít nhất 1%.

Theo ý kiến của ông Curt Covington - Giám đốc cấp cao tại công ty cho vay AgAmerica, lạm phát lương thực sẽ không còn là một rủi ro nữa nếu giá năng lượng và hàng hóa giảm đáng kể.

Ông Covington lý giải: “Không xét đến việc nâng lãi suất của Fed, ảnh hưởng lớn nhất đối với ngành công nghiệp là chi phí đầu vào cao ngất ngưởng và giá năng lượng tăng cao. Do chi phí tăng lên, biên lợi nhuận của nông dân đã giảm đi và các chi phí bổ sung cuối cùng sẽ được sang tay cho người dùng”.

Ông David Russell - Phó Chủ tịch phụ trách mảng phân tích thị trường của công ty môi giới chứng khoán TradeStation Group chia sẻ với Fortuner rằng số liệu CPI mới nhất là một thách thức lớn với cổ phiếu.

Ông Russell nhấn mạnh rằng: “Trong những tuần tới, tâm trạng của nhà đầu tư có thể sẽ khá ảm đạm. Bởi lẽ phố Wall đang kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp sẽ chậm lại và thậm chí chậm nhất kể từ cuối năm 2020”.

Những dấu hiệu tích cực

Giá xăng hạ nhiệt

Vẫn có một số điểm tích cực cho dù số liệu lạm phát tháng 6 không mấy khả quan đối với công chúng.

Đầu tiên là việc giá xăng đã giảm từ mức đỉnh hơn 5 USD/gallon hồi tháng 6 còn khoảng 4,63 USD/gallon vào ngày 13 tháng 7, theo công bố của AAA. Giá xăng là một yếu tố góp chính vào CPI tháng trước.

Tổng thống Joe Biden  có một tuyên bố ngày 13/7 rằng dữ liệu CPI mới nhất không còn đúng vì đang phản ánh đà tăng giá đã xảy ra cho dù lạm phát vẫn ở mức cao không thể chấp nhận được.

Ông chủ Nhà Trắng nhấn mạnh: “Dữ liệu của hôm nay không thể phản ánh ảnh hưởng của gần 30 ngày giá xăng đi xuống. Riêng năng lượng đã chiếm gần một nửa mức tăng của lạm phát mới đây”.

Hồi chuông cảnh báo và tín hiệu tích cực từ báo cáo lạm phát của Mỹ "mới ra lò" - ảnh 3

Hiện tượng toàn cầu

Lạm phát đang là một vấn đề của toàn cầu và không phải là bài toán của riêng nước Mỹ. Các nước khác trên thế giới đều đang ghi nhận giá tiêu dùng tăng cao do xung đột tại Ukraine, phong tỏa Covid 19 ở Trung Quốc và tình trạng phi toàn cầu hóa.

Cơ quan thống kê INDEC của Argentina cho biết lạm phát của quốc gia này vừa thiết lập mức đỉnh 60% vào tháng 5. Theo khảo sát của ngân hàng Trung ương Argentina, vào cuối năm nay, tỷ lệ lạm phát thường niên có thể đạt gần 73%.

Ngoài ra, giá cả tiêu dùng tăng vọt cũng xuất hiện tại những quốc gia mà họ không phải thường xuyên đối phó với lạm phát cao.

Với chỉ số CPI tháng năm tăng 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái, lạm phát tại Anh đã đạt mức đỉnh trong 40 năm. Dự kiến, lạm phát của khu vực đồng euro cũng sẽ chạm mốc 8,6% trong tháng 6.

Giá tiêu dùng cũng tăng cao tại Nhật Bản - quốc gia gắn liền với tình trạng giảm phát.

Các chuyên gia đưa ra những dự đoán tích cực

Tại Phố Wall, không phải tất cả nhà kinh tế đều đưa ra dự đoán tiêu cực đối với lạm phát. Theo ông Stephen Mirran của Amberwave Partners, áp lực giá cả trong tương lai sẽ giảm bớt nhờ tồn kho bán lẻ tăng vọt. Ông hi vọng rằng lạm phát hàng hóa lõi sẽ đi xuống mặt đất trong thời gian tới.

Quan điểm này cũng tương tự với ý kiến của Giám đốc đầu tư Mark Haefele của UBS Global Wealth Management.

Ông Haefele cho hay: “Chúng tôi cho rằng lạm phát sẽ dần trở lại mức bình thường nhưng quá trình này sẽ diễn ra chậm rãi. Mức lạm phát có thể nằm ở ngưỡng mục tiêu 2% của Fed”.

Chia sẻ với Fortune, ông Jay Hatfield - CEO của nền tảng Infrastructure Capital Management cho biết mình mong rằng việc giá của đồng USD tăng mạnh lên có thể giúp giá hàng hóa giảm đi trong nửa cuối năm nay. Qua đó lạm phát cũng sẽ hạ nhiệt.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

2 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

4 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

5 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

5 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

5 ngày trước