Lãi suất lên cao, khách hàng vẫn khó tiếp cận nguồn tiền
BÀI LIÊN QUAN
Mở thẻ tùy tiện, nhiều người trở thành con nợ ngân hàng lúc nào không hayGiá vàng sẽ ra sao trước nỗi lo lãi suất tăng?Ngân hàng Nhà nước đã rút ròng gần 70.000 tỷ đồng, chấm dứt hơn 2 năm chỉ bơm tiền ra thị trường“Bóng ma” lạm phát
Theo vietnamnet.vn, mặc dù Ngân hàng Nhà nước vẫn giữ lãi suất điều hành ở mức thấp, tuy nhiên các ngân hàng thương mại thời gian qua lại liên tục tăng mức lãi suất huy động. Các chuyên gia kinh tế bày tỏ sự lo ngại lãi suất cho vay sẽ không còn ảnh hưởng bởi lãi suất điều hành từ nay tới cuối năm.
Hồi đầu năm, các dự báo đưa ra cho thấy, lãi suất huy động sẽ tăng từ 0,3-0,5 điểm % trong năm 2022. Song, trên thực tế, tính đến giữa tháng 6/2022, nhiều ngân hàng đã tăng lãi suất huy động một số kỳ hạn lên từ 0,6-0,8 điểm %/năm.
Hiện nay, một số ngân hàng đang áp dụng mức lãi suất tiền gửi trong khoảng 6-7%. Tiêu biểu như KienlongBank áp dụng mức lãi suất 7,3% cho kỳ hạn 36 tháng. Ngân hàng này cũng đã tăng lãi suất huy động 0,1-0,4% ở các kỳ hạn khác nhau.
Ngân hàng VIB cũng điều chỉnh tăng lãi suất huy động tới 0,8% đối với kỳ hạn 6 tháng, 9 tháng. Hiện nay lãi suất huy động của VIB là 6,2% cho kỳ hạn 24 tháng. Với biên độ lãi suất được tăng thêm, kỳ hạn 3 tháng của VIB có lãi suất là 4,0%/năm; 6 tháng là 5,8%/năm; 12 tháng là 6,2%/năm; 24 tháng là 6,2%/năm.
Ngân hàng Techcombank mới điều chỉnh tăng 0,3-0,5% lãi suất huy động sau nửa năm ổn định. VPBank cũng tham gia vào cuộc đua tăng lãi suất huy động khi điều chỉnh các kỳ hạn từ 6,3-6,9%.
Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS) mới đây nhận định, lãi suất huy động có thể tăng từ 1 đến 1,5 điểm % trong cả năm nay. Công ty chứng khoán VBSC cho rằng . lãi suất cho vay đang chịu áp lực tăng, tuy nhiên công ty này cũng đánh giá sẽ có độ trễ so với lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại.
Theo ông Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế, việc tăng lãi suất huy động sẽ diễn ra từ tháng 6 cho tới cuối năm. Đặc biệt, khi người dân bắt đầu lo lắng về việc lạm phát tăng cao sẽ buộc ngân hàng huy động lãi suất tiền gửi ở mức cao hơn. Từ đó, áp lực lại đổ dồn lên lãi suất cho vay.
Bản thân Ngân hàng Nhà nước cũng bày tỏ sự lo ngại về tác động của lạm phát tới lãi suất. Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, bối cảnh hiện nay chứng kiến giá cả các mặt hàng quan trọng như xăng, dầu tăng cao sẽ khiến lạm phát không còn là áp lực mà trở nên hiện hữu trên thị trường Việt Nam.
Tính đến 20/5, lạm phát của Việt Nam là 2,25%, vẫn ở mức thấp. Tuy nhiên, với độ mở cao sau khi Việt Nam tham gia vào nhiều hiệp định thương mại xuyên biên giới, sẽ khó tránh khỏi tình trạng “nhập khẩu” lạm phát. Các nền kinh tế lớn là đối tác của Việt Nam đang ghi nhận mức lạm phát cao nhất trong vòng 3 thập niên qua. Cụ thể, lạm phát tại Mỹ đến cuối tháng 5 đã là 8,6%, tại Anh là 9%, tại Đức là 7,04%, tại Hàn Quốc là 5,4%, tại Thái Lan là 7,1%, tại Philippines là 5,4% và tại Indonesia là 3,6%... Ngày 15/6, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã tăng lãi suất cơ bản lên 0,75%/năm. Các tổ chức tín dụng, tài chính đều đưa ra dự báo cho thấy, từ nay tới hết năm, lãi suất có thể tăng từ 2,75 – 3%. Nếu mức tăng này trở thành hiện thực, mặt bằng lãi suất và tỷ giá trong nước sẽ chịu tác động rất lớn.
Khó kìm đà tăng
Theo các chuyên gia tài chính, dự báo thời gian tới mặt bằng lãi suất sẽ tiếp tục tăng. Ngoài nguyên nhân từ lạm phát, nhu cầu chi tiêu của người dân theo thông lệ cũng sẽ tăng cao vào dịp cuối năm qua các hoạt động mua sắm, sửa chữa nhà cửa, trả nợ… để đón Tết âm lịch. Do đó, nguồn tiền không chảy vào ngân hàng nhiều, thậm chí còn bị rút ra để chi tiêu, một bộ phận sẽ vay từ ngân hàng để chi trả các khoản đầu tư, kinh doanh… Do đó, lãi suất cho vay khó có thể kìm đà tăng.
Theo ông Phạm Chí Quang, Phó vụ trưởng phụ trách Vụ chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước), nhờ việc kiểm soát được lạm phát nên mặt bằng lãi suất cho vay trong nước từ đầu năm đến nay, mới chỉ tăng 0,09%/năm. Tuy nhiên, khi lạm phát gia tăng về cuối năm, sẽ trực tiếp tạo áp lực lên lãi suất. Với các diễn biến quốc tế và giá cả trong nước, áp lực từ nay đến cuối năm và năm 2023 là rất lớn.
Rủi ro lạm phát lớn nhất với thị trường hiện nay là biến động giá dầu trong nước và quốc tế, cùng với đó là những cú sốc về chuỗi cung ứng, dẫn tới mặt bằng giá cả các nguyên, nhiên, vật liệu tăng cao, ông Quang nói.
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Đức Long, Vụ trưởng, Vụ Dự báo Thống kê (Ngân hàng Nhà nước) cho rằng, nếu chúng ta kiểm soát được lạm phát thì mới có khả năng giữ được lãi suất thấp. Còn trong trường hợp không kiểm soát được lạm phát thì không thể giữ được.
Ngoài ra, nhiều ngân hàng đã sử dụng gần hết hạn mức tín dụng, trong khi đó Ngân hàng Nhà nước không có ý định tăng thêm, do lo ngại lạm phát. Khi nhu cầu vốn tăng cao, nhất là vào những tháng cuối năm, sẽ khó tránh khỏi việc nhiều ngân hàng sẽ đẩy lãi suất cho vay tăng lên.
Các ngân hàng cũng thông báo, trong ngắn hạn lãi suất cho vay cơ bản ổn định, để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, về dài hạn, lãi suất cho vay sẽ biến động, phù hợp với tình hình lạm phát và chi phí huy động vốn đầu vào của từng ngân hàng.
Theo các chuyên gia kinh tế, lãi suất huy động của nhiều ngân hàng kỳ hạn 12 tháng hiện nay đã tiệm cận mức 7%/năm. Với lãi suất này, cộng thêm biên độ từ 3,5-4%/năm nữa thì lãi suất vay kỳ hạn 12 tháng đã ở mức từ 10,5-11%/năm. Nếu lãi suất huy động tiếp tục tăng thì lãi suất cho vay sẽ khó tránh khỏi tăng cao hơn.
Giám đốc một công ty kinh doanh mặt hàng xơ, sợi ở TP Hồ Chí Minh cho biết, hồi cuối năm 2021, công ty ông có vay số tiền gần 10 tỷ đồng tại một ngân hàng thương mại. Lãi suất là 7,3% cho kỳ hạn 6 tháng. Đến nay, khi công ty ông có nhu cầu về vốn để thực hiện kế hoạch sản xuất cuối năm thì được thông báo mức lãi suất đã lên xấp xỉ 9%. Tuy nhiên, mặc dù chấp nhận mức lãi suất khá cao nay, thì công ty ông cũng khó vay được do hạn mức tín dụng của ngân hàng còn rất ít. Vị này cũng cho biết thêm, tình trạng này khiến không chỉ công ty ông mà nhiều doanh nghiệp khác trở nên khó khăn, khi không biết phải xoay nguồn tiền từ đâu để sản xuất, kinh doanh. Trong khi dịp cuối năm là thời điểm nước rút.
Hiện nay, đã có nhiều ngân hàng cạn hạn mức tín dụng. Trong khi, Ngân hàng Nhà nước lại không có ý định tăng thêm do lo ngại nguy cơ đến từ lạm phát. Khi nhu cầu vốn tăng cao, nhất là vào những tháng cuối năm, sẽ khó tránh khỏi việc nhiều ngân hàng sẽ đẩy lãi suất cho vay tăng lên.
Các ngân hàng cũng thông báo, trong ngắn hạn lãi suất cho vay cơ bản ổn định, để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, về dài hạn, lãi suất cho vay sẽ biến động, phù hợp với tình hình lạm phát và chi phí huy động vốn đầu vào của từng ngân hàng.