Mở thẻ tùy tiện, nhiều người trở thành con nợ ngân hàng lúc nào không hay
Theo Nhịp sống kinh tế, với sự thuận tiện và nhiều tiện ích nên thẻ ngân hàng dường như là món đồ bất ly thân với đa số người dân hiện tại. Không chỉ vậy, việc mở thẻ ngân hàng hiện nay vô cùng đơn giản, khách hàng có thể tới phòng giao dịch hoặc làm online hay thậm chí sẽ có nhân viên ngân hàng tới nhà làm trực tiếp. Vì lẽ đó, một người có thẻ sử dụng rất nhiều thẻ ATM của nhiều ngân hàng cùng một lúc. Tuy nhiên phải cảnh báo rằng, rất nhiều trường hợp đã rơi vào cảnh éo le khi bỗng dưng có một khoản nợ lớn rơi vào đầu. Nguyên nhân lại tới từ những chiếc thẻ ATM, Visa, tín dụng mà họ không thường xuyên sử dụng.
Ngân hàng Nhà nước đã rút ròng gần 70.000 tỷ đồng, chấm dứt hơn 2 năm chỉ bơm tiền ra thị trường
Chỉ trong 4 phiên giao dịch từ ngày 21-24/6, thông qua kênh bán tín phiếu, Ngân hàng Nhà nước đã rút ròng gần 70.000 tỷ đồng ra khỏi thị trường, chấm dứt 2 năm chỉ bơm tiền ra.Đề xuất mua bán BĐS phải qua ngân hàng: Khó triệt tiêu được bán nhà “hai giá
HoREA cho rằng, việc thanh toán giao dịch bất động sản qua ngân hàng sẽ giúp các giao dịch minh bạch hơn. Tuy nhiên, không ít CEO bất động sản và chuyên gia pháp lý cho rằng đây vẫn không phải là biện pháp gốc rễ để giải quyết vấn đề “bất minh” trong giao dịch bất động sản."Sức khỏe" doanh nghiệp địa ốc ra sao nhìn từ việc ngân hàng ồ ạt rao bán BĐS thế chấp?
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc các tổ chức tín dụng liên tiếp rao bán các khoản nợ dùng bất động sản làm tài sản thế chấp cho thấy sự khó khăn của các doanh nghiệp địa ốc. Tuy nhiên, nhiều người cũng không mặn mà với loại sài sản này.Cách đây vài ngày, chị Phan Thị Thu Huyền (trú tại Hà Đông, Hà Nội) cho biết đã nhận được cuộc gọi từ công ty thu hồi nợ, tự xưng là đại diện ngân hàng chị đang sử dụng và yêu cầu chị thanh toán 3,7 triệu đồng tiền phí thường niên. Lúc này, chị Huyền mới nhớ ra là chiếc thẻ của mình vẫn hoạt động ngầm bấy lâu nay. Chị chia sẻ, trước đó khi được nhân viên ngân hàng giới thiệu mở thẻ ATM, thẻ tín dụng mà không mất tiền mở thẻ thì chị đã đồng ý, cùng lắm chỉ tốn vài chục nghìn đồng tiền phí duy trì hàng năm. Tuy nhiên, thực tế lại không đơn giản như vậy.
Một trường hợp khác của anh Minh Tiến (Hà Nội) cho hay, vào năm 2019 anh đã mở thêm một chiếc thẻ tín dụng tại ngân hàng V để nhận lương. Sau một thời gian thì anh chuyển chỗ làm và không còn sử dụng tới chiếc thẻ đó nữa. Bẵng đi một thời gian, có một ngày anh Tiến nhận được tin nhắn thông báo thu hồi nợ từ phía ngân hàng V, yêu cầu anh thanh toán 180 nghìn đồng tiền phí quản lý tài khoản. Lúc đó anh mới nhớ ra là chiếc thẻ kia vẫn đang “hoạt động ngầm” từng ấy thời gian. “Đã mấy năm rồi tôi không dừng đến thẻ hay dịch vụ gì của ngân hàng mà lại bị thu phí thì thật là vô lý” - Anh Tiến bức xúc.
Thực tế, không ít người dùng dễ dàng gật đầu với những lời mời chào mở thẻ và quảng cáo thú vị về ưu đãi mua sắm, hoàn tiền, mở thẻ không mất phí, miễn phí phí thường niên… Theo thống kê từ số liệu của Ngân hàng Nhà nước, con số cập nhật mới nhất tính đến giữa năm 2021 là khoảng 110 triệu thẻ đang được lưu hành, tương ứng với 66% sân số trưởng thành sở hữu thẻ ngân hàng. Điều này cũng có nghĩa, trung bình mỗi người trưởng thành tại Việt Nam sẽ sở hữu từ 2 - 3 chiếc thẻ ngân hàng. Tuy nhiên, câu hỏi lớn là liệu họ có dùng hết số thẻ đã làm hay không?
Theo nguyên tắc, nếu khách hàng mở thẻ nhưng không sử dụng và phát sinh giao dịch trong một khoảng thời gian dài thông qua chiếc thẻ thì ngân hàng đó sẽ tiến hành khóa thẻ. Việc này phải thực hiện để tránh tình trạng thẻ ảo gây lãng phí tài nguyên. Tuy nhiên, tại mỗi nhà băng sẽ có quy định thời hạn để khóa thẻ khác nhau. Vì vậy, dù không sử dụng đến thẻ hay các dịch vụ khác nhưng nếu ngân hàng chưa chủ động khóa thẻ của người dùng hoặc khách hàng không yêu cầu khóa thẻ thì mọi chi phí phát sinh thường niên vẫn phải được chi trả bình thường.
Riêng với trường hợp đặc biệt là thẻ tín dụng, không có quy định nào về việc tạm khóa thẻ ngân hàng trong trường hợp khách không sử dụng. Người dùng vẫn phải đóng phí thường niên để duy trì thẻ. Nếu không đóng loại phí này sẽ gây ra tình trạng nợ xấu của khách hàng với ngân hàng.
Cách đây 3 năm, anh P.N,K (Hà Nội) được mời chào mở thẻ tín dụng mà “không mất bất kỳ chi phí nào”. Nghe thấy miễn phí mở thẻ nên anh cũng đồng ý mở nhưng sau đó lại không có nhu cầu dùng đến. Một thời gian sau, anh nhận được thông báo nợ từ phía ngân hàng với khoản tiền phải trả là 1 triệu đồng phí duy trì. Anh K đã thanh toán xong khoản nợ khi đó nhưng gần đây anh lại tiếp tục nhận được thông báo từ một công ty thu hồi nợ rằng anh còn 230 đồng đã quá hạn thanh toán 2 năm.
Theo quy định của ngân hàng, khi bị nợ xấu trong nhóm 3,4,5: Khách hàng sẽ không được vay vốn tại ngân hàng hay một công ty tín dụng nào khác. Anh T lo lắng: “Chỉ vì 230 đồng mà tôi bị xếp vào nợ nhóm 5 tại Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC). Như vậy nếu sau này muốn vay tiền tôi phải hoàn tất hết nợ và chờ ít nhất 5 năm thì mới được CIC xóa thông tin nợ xấu khỏi hệ thống".
Rất nhiều trường hợp như vậy đã xảy ra, nguyên nhân không chỉ vì do khách hàng chủ quan mà còn vì sự dễ dãi của các ngân hàng trong việc phát hành và quản lý thẻ. Việc phát hành thẻ thành công nhưng số lượng người sử dụng thực không tương xứng với số lượng thẻ đã phát hành là do các ngân hàng ép nhân viên chạy chỉ tiêu về số lượng. Khi đó, nhân viên sẽ tìm mọi cách đẻ có được thông tin của khách hàng rồi mở thẻ mà không quan tâm người dùng có thực sự cần sử dụng hay không.
Việc phát hành thẻ quá dễ, nhất là với thẻ tín dụng có thể khiến chủ sở hữu thẻ mất khả năng thanh toán và trở thành con nợ, gia tăng nợ xấu của ngân hàng. Do đó, khách hàng phải cân nhắc kỹ nếu muốn mở nhiều chiếc thẻ. Trước khi mở thẻ hãy lưu ý kỹ tới các thông tin như lợi ích, tính năng, biểu phí của mỗi loại thẻ. Đặc biệt, khi không có nhu cầu sử dụng, khách hàng cần chủ động khóa thẻ hoặc hủy thẻ để tránh mất những khoản phí phát sinh.