Kỹ năng tư duy phản biện - Phương pháp rèn luyện quan trọng nhất trong thời đại mới
BÀI LIÊN QUAN
Kỹ năng đào tạo nhân viên hiệu quả giúp người quản lý dễ dàngNhững kỹ năng mềm giúp môi giới bất động sản chốt sale dễ dàngĐịnh nghĩa tư duy phản biện
Tư duy phản biện (critical thinking) hay tư duy phân tích chính là một quá trình tư duy biện chứng bao gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có dựa theo những cách nhìn khác dựa trên một vấn đề đã đặt ra để làm sáng tỏ cũng như khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Lập luận phản biện yêu cầu sự logic, rõ ràng, đầy đủ bằng chứng, kĩ càng và công tâm.
Tư duy phản biện bao gồm khả năng vận dụng suy nghĩ độc lập (independent thinking) và suy nghĩ phản chiếu (reflective thinking), điều này có nghĩa là khả năng giữ vững suy nghĩ, lập trường, khả năng phản xạ, phản ánh các suy nghĩ trái chiều.
Kỹ năng tư duy phản biện là việc vận hành não bộ để nuôi dưỡng, phát triển và triển khai trí thông minh một cách toàn diện. Sau đó vận dụng trí thông minh để triển khai những luận cứ và dẫn chứng để đưa ra quan điểm cũng như bảo vệ nó. Cùng với đó là việc kết hợp cùng với đánh giá, phân tích thông tin bằng những cách nhìn khác nhau để làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề.
Tầm quan trọng của kỹ năng tư duy phản biện
Kỹ năng tư duy phản biện hỗ trợ cho mọi lĩnh vực sự nghiệp của bạn. Bất kể là một công việc hay lĩnh vực ngành nghề nào thì kỹ năng tư duy phản biện là điều vô cùng cần thiết. Bởi mọi vấn đề đều sẽ được giải quyết đúng đắn, hợp lý nhờ chính khả năng suy nghĩ rõ ràng, đưa ra hệ thống lập luận sắc bén. Có thể nói đó chính là một tài sản vô giá hỗ trợ bạn trên con đường đạt đến đỉnh cao của sự nghiệp. Hơn cả, nếu như làm việc trong lĩnh vực tài chính, giáo dục, quản trị hay pháp lý thì kỹ năng tư duy phản biện là điều hiển nhiên quan trọng vô cùng.
Tư duy phản biện thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tri thức. Nền kinh tế mới hội nhập 4.0 đặt ra nhu cầu con người phải tăng kỹ năng tư duy. Cụ thể là khả năng tư duy phản biện, vận dụng khả năng tri thức linh hoạt, phân tích thông tin, tích hợp những nguồn kiến thức đa dạng vào giải quyết vấn đề. Đây là những kỹ năng giúp cho con người liên tục tạo ra các cải tiến mới, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế hiện đại.
Tư duy phản biện thúc đẩy khả năng sáng tạo không ngừng. Sáng tạo không chỉ dừng lại ở việc suy nghĩ ra những ý tưởng mới lạ, chưa từng có trước đó. Mà ý tưởng sáng tạo cần phải thiết thực, thực tế và hữu ích, liên quan đến những vấn đề cần phải giải quyết và không có nhiều rủi ro khi đưa vào áp dụng. Kỹ năng tư duy phản biện có vai trò cốt lõi trong việc đánh giá những ý tưởng mới, lựa chọn các ý tưởng tốt nhất và điều chỉnh nếu cần thiết để ý tưởng đó được hoàn thiện tối đa.
Bản thân có thể thông qua kỹ năng tư duy phản biện để phản chiếu chính mình. Để làm chủ cuộc sống, kiểm soát nó cũng như làm nó trở nên ý nghĩa và đáng sống hơn thì mỗi người luôn cần nhận dạng rõ giá trị của bản thân và cần tỉnh táo khi đưa ra quyết định. Tư duy phản biện sẽ hỗ trợ mỗi chúng ta trong việc nhìn nhận bản thân một cách khách quan từ những góp ý của người khác, từ đó điều chỉnh bản thân theo hướng tích cực hơn.
Cách rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện
Bằng cách nào để có thể rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện? Sau đây là một vài gợi ý để bạn có thể luyện tập giúp đạt hiệu quả cao.Nhập dẫn lời
Tích cực trau dồi kiến thức cho bản thân
Nắm cho mình một kho tàng kiến thức thông tin thì khả năng nắm giữ phần thắng trong cuộc tranh luận sẽ càng cao. Thế nhưng, ở đây không tập trung việc "phải thắng" khi tranh luận mà tập trung vào tinh thần tích cực trau dồi kiến thức.
Bạn không chỉ học hỏi, tìm tòi các kiến thức chuyên ngành hay thông tin liên quan trực tiếp đến vấn đề cần giải quyết mà còn phải chú ý đến việc thu thập những thông tin mà bạn cho là hỗ trợ bản thân trong một tình huống cụ thể nào đó. Nếu như nắm rõ nhiều luồng thông tin trong những cuộc phản biện thì bạn sẽ dễ dàng chiếm ưu thế và thuyết phục được mọi người.
Có một cái nhìn toàn diện, khách quan
Để đưa ra được một quan điểm, ý kiến đúng đắn trong quá trình phản biện, được mọi người đồng thuận thì bạn cần phải có cái nhìn toàn diện, khách quan về vấn đề, không chỉ suy nghĩ theo ý kiến chủ quan hay cảm xúc và cái tôi cá nhân. Nhưng con người chúng ta dễ mắc phải lỗi chỉ nghĩ theo lập trường của bản thân mà bỏ qua những ý kiến đóng góp của người khác. Thế nên bạn cần phải rèn luyện kĩ năng lắng nghe, suy xét từ nhiều yếu tố, khía cạnh khác nhau trong mọi vấn đề.
Tập đặt câu hỏi, đưa ra giả định cho vấn đề
Một vấn đề đều có nhiều góc nhìn và khía cạnh khác nhau, đặc biệt là những góc khuất mà nếu như chỉ suy nghĩ sơ qua thì khó lòng mà nhận ra được. Thế nên bạn hãy tập đặt những câu hỏi mở, câu hỏi chuyên sâu cũng như đưa ra giả định và tự trả lời để nhận được những yếu tố quan trọng. Chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những điều mà mình đã tự tìm và phát hiện ra sau khi tự trả lời những câu hỏi đó.
Xem xét một cách kĩ càng vấn đề
Sau khi đưa ra các ý kiến cũng như nhận định riêng thì bạn nên xem xét lại vấn đề nhiều lần một cách kĩ càng, lật lại vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau. Khi xem xét như thế nhiều lần thì bạn có thể bổ sung những ý quan trọng hay tìm ra lỗ hổng của những lập luận và suy nghĩ trước đó. Nếu như không xem xét kĩ thì người khác sẽ tìm thấy lỗ hỏng và nhanh chóng phản bác lại bạn.
Kết luận dựa trên cơ sở tình hình thực tế
Quá trình diễn ra tư duy phản biện, không lạ nếu như bạn phải gặp cùng một lúc nhiều ý kiến tranh luận trái chiều. Song, trước những phản bác đó thì bạn hãy bình tĩnh và nhìn nhận lại vấn đề thêm lần nữa theo hướng thực tế, không bị chi phối bởi những suy nghĩ của người khác hay của chính bản thân mình. Việc triển khai ý tưởng sẽ dễ dàng hơn khi trước đó bạn đã nhìn nhận và đưa ra kết luận dựa trên thực tế. Chúng ta cũng cần phải lưu ý việc không kết luận vấn đề theo cảm tính bởi lẽ nó không chỉ khiến cho tư duy và kiến thức bị sai lệch mà còn khiến bạn không được người khác đề cao.
Thực tế thì không quá khó để mọi người có thể rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện mỗi ngày. Bởi lẽ bất kể một sự kiện, tình huống nào xảy ra, bằng cách này hay cách khác đều có thể tác động đến tư duy và phản ứng của bạn. Vậy nên hãy cố gắng tận dụng những "cơ hội" này để rèn luyện và phát triển tư duy một cách hiệu quả và toàn diện, góp phần tạo nên một cuộc sống ý nghĩa và đáng mong đợi.