meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Kinh tế Ukraine có nguy cơ “gục ngã” nếu chiến tranh tiếp tục kéo dài

Thứ bảy, 14/05/2022-20:05
Theo tờ Economist, nền kinh tế của Ukraine đang có dấu hiệu rớt thảm nếu chiến sự tiếp tục kéo dài.

Theo Doanh Nghiệp Niêm Yết, điều này hoàn toàn trái ngược với thái độ bình tĩnh bất thường của Bộ trưởng Bộ Tài chính Ukraine.

Ukraine lạc quan một cách khác thường

Theo tờ Economist đánh giá, Bộ trưởng Bộ Tài chính Ukraine Serhiy Marchenko đang bình thản một cách kỳ lạ, không giống như những người đang phải cố gắng vực dậy một nền kinh tế trong chiến tranh.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Ukraine Serhiy Marchenko vẫn rất thờ ơ khi quân đội Nga đã chiếm đóng các cảng chính của Ukraine và cấm các doanh nghiệp lớn nhỏ của nước này mở cửa.

Tôi không phủ nhận rằng tình hình đang rất khó khăn. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn có thể kiểm soát được”, ông Marchenko nói tại quán cà phê gần nơi làm việc. Ông đã phớt lờ khi nghe tiếng còi báo động về một cuộc không kích gieo lên.


Bộ trưởng Bộ Tài chính Ukraine Serhiy Marchenko
Bộ trưởng Bộ Tài chính Ukraine Serhiy Marchenko

Thực chất, Ukraine cũng có những lí do để không hoảng loạn. Với mức tăng trưởng GDP tăng gần 7% so với cùng kỳ năm trước, thì đất nước Đông Âu đã có một “ tâm thế tốt” để bước vào cuộc chiến. Trong khi đó, đại dịch lại không làm cho dân số của Ukraine hao tổn nặng nề, hoạt đồng xuất khẩu hàng hóa thu nhiều lợi nhuận, ngân hàng kiểm soát tốt với mức thâm hụt thấp hơn 3% GDP vào năm ngoái.

Theo Economist, khối nợ của Ukraine chỉ dừng lại ở mức ít hơn 50% GDP trước khi có căng thẳng với Nga. Đây là con số đáng mơ ước đối với đa số các bộ trưởng tài chính.

Ngân hàng nhà nước vẫn hoạt động trôi chảy nhờ thuế và phúc lợi xã hội. Nhờ có mạng lưới internet và 3G rộng khắp mà lương nhân công và hưu trí vẫn được trả bình thường ngay cả những nơi bị Nga chiếm đóng. Các doanh nghiệp ngay cả khi không thể vận hành nhưng họ vẫn trả lương cho lao động. Cũng theo lời ông Marchenko, thuế quỹ lương nước này chỉ giảm xuống 1%.

Tuy nhiên, mọi việc thực tế cũng không mấy dễ dàng.

Tương lai mịt mù

Theo tờ Economist GDP của Ukraine dự báo sụt giảm 44% và World Bank thì cho rằng con số đó năm nay sẽ tụt dốc 45%. Nhưng hai dự đoán này đều không chắc chắn.

Theo thông tin từ nguồn thu của hải quan, do nhập khẩu giảm sút, đa phần các loại thế phải tạm dừng làm cho khoản thu của chính quyền Kiev mất đi khoảng 25% so với trước chiến tranh.

Vũ khí và đạn dược phục vụ chiến tranh của Ukraine hỗ trợ miễn phí bởi các nước phương tây. Trả lương cho quân đội là gánh nặng của quốc gia này.

Doanh thu thuế của chính phủ giảm đáng kể do các doanh nghiệp gặp khó khăn và nộp thuế tự nguyện.

Bộ trưởng Marchenko cũng nhấn mạnh, hao hụt tài chính của Ukraine tăng lên khoảng 5 tỷ USD mỗi tháng bởi tất cả các yếu tố trên. Và con số này tương đương với khoảng hao hao hụt 5% GDP mỗi tháng khi chiến sự tiếp tục kéo dài.

Câu hỏi đặt ra cho nền kinh tế nước này, cần làm gì để bù đắp cho khoản thâm hụt đó? vị bộ trưởng cho biết, một phần sẽ nhờ ngân hàng trung ương in thêm tiền.

Làm thế nào để lấp đầy khoản thâm hụt? Ông Marchenko nói một phần là nhờ ngân hàng trung ương in thêm tiền. Phần khác, chính phủ sẽ bỏ ra khoảng 11% trả lãi suất phát hành trái phiếu chiến tranh.


Người dân băng qua một cây cầu đã bị phá hủy trong trận pháo kích trong hành trình di tản khỏi thành phố Irpin 
Người dân băng qua một cây cầu đã bị phá hủy trong trận pháo kích trong hành trình di tản khỏi thành phố Irpin 

Tất nhiên, điều quan trọng vẫn cần có sự tương hỗ của bạn bè quốc tế. Vì vậy, ông dành phần lớn thời gian để kêu gọi sự giúp đỡ từ khắp các quốc gia trên thế giới. Quốc gia mà ông kỳ vọng nhiều nhất đó là Mỹ. Gói viện trợ mới trị giá 33 tỷ USD cho Ukraine đã được tổng thống Joe Biden yêu cầu Quốc hội xét duyệt. Và 20 tỷ trong số đó được dùng để cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine và các nước tuyến đầu khác. Nền kinh tế chỉ được hỗ trợ khoảng 8,5 tỷ USD và số còn lại là viện trợ nhân đạo.

Tuy nhiên, người đứng đầu Bộ Tài chính bày bỏ, “Đó là một tin vui với chúng tôi, tuy nhiên chúng tôi không thể biết khi nào gói viện trợ sẽ đến và diễn ra như thế nào?”

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hỗ trợ tài chính cho chính quyền ở Kiev qua việc kêu gọi Mỹ và các nước khác tiếp nhận một phần quyền rút vốn đặc biệt của Ukraine.

Kết quả, Ukraine trong quý II năm nay, hỗ trợ bằng cách làm của IMF họ chỉ nhận được khoảng 4,5 tỷ USD, nhưng mức thâm hụt tài khóa đã chạm mốc 15 tỷ USD.

Vị bộ trưởng cho rằng biện pháp của IMF là không bền vững và quan ngại khi chiến tranh kéo dài thêm “3 hoặc 4 tháng” nữa, thì các biện pháp mạnh hơn, như tăng thuế và cắt giảm tối đa chi tiêu sẽ được chính phủ đưa ra.

Nguy cơ trước mắt

Trong khi chính phủ Kiev bận rộn giải quyết khó khăn về ngân sách, thì một vấn đề nhức nhối khác lại ập đến. Đó là khi nông dân đã canh tác được 80% diện tích gieo trồng các loại lúa mì, ngũ cốc thì làm thế nào để nông sản ấy có thể xuất khẩu được ra nước ngoài? Bởi Odessa - cảng chính của Ukraine đã bị đóng cửa hoàn toàn. Tương tự, các cảng lớn khác của Ukraine cũng gặp phải tình trạng này. Cảng biển lớn thứ 4 và thứ 5 là Berdyansk và Mariupol đang thuộc kiểm soát của quân đội Nga.

Bên cạnh đó, các kho dự trữ ngũ cốc của Ukraine hiện tại đã đầy ắp nông sản do không thể lên tàu xuất khẩu vì chiến sự.
Thứ trưởng Bộ Cơ sở Hạ tầng Ukraine, ông Mustafa Nayyem được trọng trách gỡ rối vấn đề trên.

Ông Nayyem cho rằng, nếu không thể ra ngoài bằng đường thủy, chúng ta sẽ vận chuyển bằng đường bộ và đường sắt qua Ba Lan, Romania và Hungary, đến các cảng an toàn trên Biển Đen hoặc sông Danube.

Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều khó khăn. Bởi các tuyến đường bộ và đường sắt không thể vận chuyển hàng hóa với khối lượng quá lớn và công suất của các cảng này cũng rất hạn chế.


 Đoàn xe tải chở ngũ cốc của Ukraine chờ được thông quan vào EU
 Đoàn xe tải chở ngũ cốc của Ukraine chờ được thông quan vào EU

Tệ hơn, khi thủ tục hải quan diễn ra rất chậm tại biên giới của Ukraine và Liên minh châu Âu (EU). Xe tải phải xếp hàng chờ đợi, ùn tắc đến 10km để kiểm tra hải quan và kiểm dịch thực vật.

Bởi Ukraine không phải là một thành viên của châu Âu, nên quy định chỉ một số ít xe tải của quốc gia này được phép vào EU.

Quy định này có thể khiến cho cả thế giới sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lương thực nghiêm trọng vào tháng 9 tới.

“Chúng tôi cần toàn bộ các nước ở châu Âu cho phép xe tải của Ukraine đi vào tự do. EU dường như không hiểu được khối lượng lương thực đang bị trì hoãn ở Ukraine có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến họ trong tương lai”, thứ trưởng Nayyem đã cảnh báo.

Theo: Doanh Nghiệp Niêm Yết
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

15 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

15 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

15 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

15 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước