meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Kinh tế trưởng ADB: Không nên lẫn lộn giữa giải cứu bất động sản và duy trì tính thanh khoản của thị trường tài chính

Thứ sáu, 24/02/2023-11:02
Theo vị chuyên gia này, các doanh nghiệp Việt từ trước đến nay chủ yếu dựa vào tín dụng, nguyên nhân chính là do cơ cấu của doanh nghiệp có đến 90% là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, chỉ có khoảng 3-4% là doanh nghiệp vừa còn chưa đến 1% là doanh nghiệp lớn.

Trong những ngày gần đây, một trong những chủ đề được nhiều người bàn luận nhất chính là giải cứu bất động sản. Có ý kiến cho rằng, để giải quyết những vấn đề của nền kinh tế bắt buộc phải giải cứu bất động sản, bởi đây là lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn trong đóng góp vào tăng trưởng GDP, có sức lan tỏa lớn. 

Chưa có giải pháp rõ ràng để vực dậy thị trường vốn

Theo Doanhnhan.vn, ông Nguyễn Minh Cường - Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Việt Nam hiện tại vẫn chưa có giải pháp thực sự rõ ràng để vực dậy thị trường vốn và đặc biệt là thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Theo ông Cường, một khi đề cập đến việc xử lý vướng mắc có liên quan đến thị trường vốn, hầu như mọi người chỉ nghĩ đến giải cứu thị trường bất động sản. Nói cách khác, mọi người đang có sự lẫn lộn giữa giải cứu bất động sản cùng với duy trì tính thanh khoản cùng với sự ổn định của thị trường tài chính. 


Ông Nguyễn Minh Cường, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)
Ông Nguyễn Minh Cường, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)

Quả thực, đầu tư bất động sản trong thời gian qua đang chiếm một phần lớn trong thị trường trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là qua phát hành riêng lẻ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là đánh đồng việc giải quyết thanh khoản của nền kinh tế cùng với việc giải cứu thị trường bất động sản. Cụ thể, chuyên gia ADB cho biết: “Điều này cũng bộc lộ rõ ràng điểm yếu có tính cơ cấu của nền kinh tế Việt Nam chính là chủ yếu dựa vào thị trường tiền tệ”. 

Chia sẻ thêm về vấn đề này, ông Cường cho biết, các doanh nghiệp Việt từ trước đến nay chủ yếu dựa vào tín dụng, nguyên nhân chính là do cơ cấu của doanh nghiệp có đến 90% là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, chỉ có khoảng 3-4% là doanh nghiệp vừa còn chưa đến 1% là doanh nghiệp lớn. 

Để phát triển thị trường vốn trong dài hạn rất cần những doanh nghiệp phát hành lần đầu ra công chúng, ít nhất là có quy mô vừa. Tuy nhiên, những doanh nghiệp có quy mô vừa quá ít để tạo nên một thị trường thực sự. Hiểu đơn giản, cơ sở khách hàng đối với thị trường vốn Việt Nam vẫn còn yếu. Doanh nghiệp Nhà nước sẽ không cần vay vốn trên thị trường vốn bởi đã được Nhà nước hỗ trợ. 

Thời điểm hiện tại, hệ thống ngân hàng đang gặp gánh nặng rất lớn trong bối cảnh ngân hàng đang đối mặt với nhiều khó khăn, trong khi dư địa chính sách tiền tệ đã bị thu hẹp đáng kể. Thanh khoản của hệ thống ngân hàng năm 2021 chỉ còn 24%, trong khi năm 2016 là 34,5%. Ngoài ra, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung cùng với dài hạn hồi tháng 6 năm ngoái đã tăng lên 25,2%. Cuối năm 2022, nguồn thu từ lãi và phí của ngân hàng cũng bắt đầu chịu áp lực, nhiều khả năng vẫn tiếp diễn trong năm nay. 

Tỷ lệ dư nợ tín dụng/vốn huy động (LDR) nhiều ngân hàng đã vượt mức an toàn, đồng thời nợ xấu có xu hướng gia tăng. Nếu tiếp tục áp dụng chính sách tiền tệ để hỗ trợ kinh tế sẽ dẫn đến hệ lụy với hệ thống trong dài hạn. 


Ông Lê Hồng Khang - Giám đốc Xếp hạng Tín nhiệm của FiinRatings
Ông Lê Hồng Khang - Giám đốc Xếp hạng Tín nhiệm của FiinRatings

Cần các ngân hàng vào cuộc

Chiều 15/2 đã diễn ra buổi Tọa đàm “Điểm sáng Đầu tư 2023 - FiinGroup Invest Summit”. Tham gia buổi tọa đàm này, ông Lê Hồng Khang - Giám đốc Xếp hạng Tín nhiệm của FiinRatings nhận định, cần giải quyết vấn đề của thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhằm gỡ khó cho thanh khoản của nền kinh tế. 

Ông Khang, niềm tin của các nhà đầu tư đã dần suy giảm khi cơ quan nhà nước đã chỉ ra hàng loạt những sai phạm của doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Trong năm qua, việc giá trị phát hành của trái phiếu doanh nghiệp sụt giảm mạnh đã khiến tổng quy mô dư nợ trái phiếu giảm theo, dẫn đến rủi ro tái cấp vốn tăng cao. 

Ông Khang nhận định, vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng với bất động sản. Điều kiện kinh doanh không thuận lợi trong khi tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao đã khiến gia tăng lượng doanh nghiệp chậm trả nợ. Do đó, đối với việc kiến tạo thanh khoản thị trường trái phiếu doanh nghiệp, ngân hàng thương mại vẫn đóng vai trò lớn. Chưa kể, ngân hàng còn nắm giữ một lượng lớn trái phiếu doanh nghiệp bất động sản. Nếu doanh nghiệp khó khăn trong việc đảo nợ trái phiếu, nợ xấu trái phiếu của các ngân hàng cũng sẽ tăng cao. 

Thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp đang chờ đợi ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định 65/2022/NĐ-CP, giúp tạo điều kiện cho doanh nghiệp cơ cấu nợ trái phiếu và thúc đẩy thị trường hồi phục.


Liên quan đến vấn đề này, TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách Tài chính - Tiền tệ quốc gia cũng nhận định, Ngân hàng Nhà nước nên cân nhắc việc điều chỉnh theo hướng cho phép những tổ chức tín dụng đầu tư nhiều hơn vào trái phiếu doanh nghiệp. Ảnh minh họa
Liên quan đến vấn đề này, TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách Tài chính - Tiền tệ quốc gia cũng nhận định, Ngân hàng Nhà nước nên cân nhắc việc điều chỉnh theo hướng cho phép những tổ chức tín dụng đầu tư nhiều hơn vào trái phiếu doanh nghiệp. Ảnh minh họa

Liên quan đến vấn đề này, TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách Tài chính - Tiền tệ quốc gia cũng nhận định, Ngân hàng Nhà nước nên cân nhắc việc điều chỉnh theo hướng cho phép những tổ chức tín dụng đầu tư nhiều hơn vào trái phiếu doanh nghiệp, đảm bảo an toàn; từ đó cho phép vay góp vốn, tài trợ chuyển nhượng dự án.

Vị chuyên gia này cũng đề xuất, Bộ Xây dựng nên phân loại bất động sản thành 5 nhóm, Ngân hàng Nhà nước sẽ dựa trên cơ sở này mà áp dụng hệ số rủi ro khác nhau tùy theo mức độ rủi ro, thay vì áp dụng theo kiểu khá cào bằng hiện nay.

Thực tế cho thấy, việc tăng cho vay và giảm lãi suất, đồng thời xem xét lại hệ số rủi ro sẽ giúp các doanh nghiệp có thêm nguồn lực, sống sót trong bối cảnh thị trường trái phiếu đóng băng. Hiện nay, giải pháp chính vẫn là doanh nghiệp phải tái cơ cấu một cách quyết liệt, giảm mạnh giá bán tài sản nhằm tạo thanh khoản, đảm bảo được thực hiện được nghĩa vụ tài chính với trái chủ.  

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Tin mới cập nhật

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

1 ngày trước

Nhiều địa phương có thêm các KCN tầm cỡ, tăng cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động

1 ngày trước

TP.HCM: Phân khúc trung cấp chỉ chiếm 10% nguồn cung căn hộ mới năm 2025

1 ngày trước

Hà Nội đẩy nhanh kế hoạch cải tạo tập thể, chung cư cũ: Thị trường sẽ đón nhận nguồn cung lớn ở khu vực trung tâm

1 ngày trước

Mặt bằng, căn hộ nhộn nhịp theo Metro số 1

2 ngày trước