meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Kiểm soát chất lượng là gì? 

Thứ sáu, 12/08/2022-09:08
Kiểm soát chất lượng là kiểm soát quá trình tạo ra sản phẩm và dịch vụ thông qua kiểm soát nhiều yếu tố khác nhau. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về công việc kiểm soát chất lượng là gì nhé!

Kiểm soát chất lượng là gì? 


Kiểm soát chất lượng là gì? 
Kiểm soát chất lượng là gì? 

Kiểm soát chất lượng (tiếng Anh:Quality Control được viết tắt QC) là một phần của quản lý chất lượng tập trung vào việc thực hiện các yêu cầu chất lượng. Kiểm soát chất lượng là việc kiểm soát các quá trình tạo ra sản phẩm và dịch vụ thông qua kiểm soát những yếu tố như con người, máy móc, nguyên vật liệu, phương pháp, thông tin và cả môi trường làm việc.

Công việc này đòi hỏi các nhân viên phải đặt bản thân mình vào vị trí khách hàng để tìm ra được những vấn đề của sản phẩm. Họ sẽ trải nghiệm các sản phẩm và tìm ra nguyên nhân khiến khách hàng không hài lòng, rồi cố gắng đưa ra được các giải pháp đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Có thể nói QC là một bộ phận vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất. Công việc kiểm soát chất lượng thường sẽ được diễn ra song song với từng khâu trong quy trình sản xuất. Mục đích nhằm tối đa hóa chất lượng của sản phẩm, từ đó đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng đồng thời tăng độ tin cậy với thương hiệu của bạn.

Các bước xây dựng quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm


Các bước xây dựng quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm
Các bước xây dựng quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm

Để có thể thực hiện hoạt động kiểm soát chất lượng của sản phẩm được diễn ra một cách suôn sẻ và có hiệu quả, thì người thực hiện cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể. Các bước xây dựng kế hoạch kiểm soát bao gồm:

Đặt ra các tiêu chí chất lượng cần đạt

Đối với nhiều ngành nghề thì tiêu chuẩn chất lượng của doanh nghiệp cần phải đáp ứng các yêu cầu ở bên ngoài và khách hàng, cụ thể như:

Các tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực áp dụng gồm: ASME, JIS, DIN, ISO, NEMA, ASTM, EN, TEMA, FDA…

Những quy định của các nước sở tại Việt Nam về chất lượng của sản phẩm dịch vụ doanh nghiệp bạn đang áp dụng gồm: Các thông tư, Nghị định do Chính phủ ban hành, các tiêu chuẩn TCVN và các quy chuẩn QCVN…

Cuối cùng sẽ là những yêu cầu chung của nhóm khách hàng mà doanh nghiệp cần hướng đến.

Còn với riêng từng doanh nghiệp, họ cũng cần phải tự đề ra cho mình những tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm được sản xuất ra sao? Mỗi doanh nghiệp sẽ có một tiêu chí riêng của mình nhưng chúng phải đồng bộ với nhau để sản phẩm đầu ra là thống nhất. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn này cần được đo lường một cách khách quan. Tiêu chuẩn về đo lường sản phẩm đó là:

  • Nguyên vật liệu sản xuất
  • Tiêu chuẩn về thiết kế
  • Đánh giá lựa chọn của nhà cung cấp và mua hàng
  • Tiêu chuẩn về hoạt động sản xuất, chế tạo và thi công
  • Kiểm tra & nghiệm thu sản phẩm

Các tiêu chuẩn kiểm soát cần được tập trung

Để hoạt động QC diễn ra một cách có hiệu quả, theo một trình tự hợp lý thì bạn cần đảm bảo sự tập trung vào các quy trình sản xuất. Vì thế, khi bạn tiến hành xây dựng kế hoạch kiểm soát chất lượng bạn cần nắm được nhóm đối tượng khách hàng đó chiếm bao nhiêu trên tổng phần trăm doanh thu.

Tạo ra các quy trình hoạt động để cung cấp chất lượng

Một quy trình giám sát chất lượng sản được thiết lập thành công thì chắc chắn rằng chất lượng của những sản phẩm đó cũng rất cao. Vậy nên khi tạo ra được các quy trình thành công, đo lường được kết quả của các quy trình đó, thì sản phẩm của bạn sẽ ngày càng được cải thiện tốt hơn.

Kiểm tra & đánh giá kết quả

Để có thể đảm bảo được quy trình QC luôn phù hợp với tiến trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, cần phải thường xuyên đo lường và đánh giá kết quả số liệu:

  • Các kết quả ghi nhận không phù hợp bởi các cuộc đánh giá nội bộ và bên ngoài
  • Các ghi nhận không phù hợp trong suốt quá trình vận hành
  • Những kiểu khiếu nại từ phía khách hàng
  • Các phản hồi của khách hàng về chất lượng của sản phẩm

Tiếp nhận các phản hồi từ những nguồn bên ngoài

Đây là bước cuối cùng trong quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm cần được thực hiện. Sau quá trình giám sát, điều chỉnh, đưa ra kết quả đảm bảo chất lượng thì cần phải tiếp nhận các ý kiến phản hồi. Từ các ý kiến phản hồi bên ngoài, bạn sẽ biết được những vấn đề vẫn còn tồn đọng khiến cho khách hàng chưa thực sự hài lòng về sản phẩm. Từ đó để phân tích và tìm ra những hướng giải quyết hiệu quả.

Nhân viên kiểm soát chất lượng là làm những công việc gì?

Công việc của nhân viên QC thông thường sẽ được phân chia theo 03 vị trí như sau:

Nhân viên kiểm soát chất lượng đầu vào (hay IQC)

Kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào và lựa chọn những vật liệu đầu vào đạt tiêu chuẩn.

Khi các nguyên liệu được đưa vào quá trình sản xuất, cần phải theo dõi đầu vào cũng như cách sử dụng những nguyên vật liệu này.

Giải quyết các vấn đề phát sinh với các nhà cung cấp, đánh giá các nhà cung ứng sản phẩm.

Nhân viên kiểm soát chất lượng quá trình sản xuất (hay PQC)

Giải quyết các yêu cầu cũng như khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm.

Phát triển sản phẩm mới và sản phẩm mẫu


Mô tả công việc
Mô tả công việc

Nhân viên kiểm soát chất lượng đầu ra (hay QQC)

Thiết lập các tiêu chuẩn về việc đánh giá chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành.

Trực tiếp là người kiểm tra và đánh giá chất lượng cũng như đưa ra những quyết định về việc có thông qua sản phẩm hay không.

Tiến hành thu thập cũng như phân loại các sản phẩm hàng lỗi, sau đó gửi yêu cầu về việc điều chỉnh lại qua bộ phận PQC.

Cùng 2 bộ phận trên tham gia vào việc giải quyết các khiếu nại từ phía khách hàng.

Mỗi vị trí sẽ tương ứng với những nhiệm vụ khác nhau trong một khâu của quy trình sản xuất sản phẩm.

Vai trò của một nhân viên kiểm soát chất lượng 

Là bộ lọc của quá trình sản xuất: Nhân viên kiểm soát chất lượng cần phân tích, lựa chọn nguyên liệu ngay ở bước đầu vào của quá trình sản xuất, sau đó tiếp tục lọc ra các lỗi trong quá trình làm việc của công nhân để kịp thời sửa chữa và cuối cùng là chọn lọc những sản phẩm đầu ra đủ tiêu chuẩn.

Người phân tích: Khi phát hiện ra một lỗi trong quy trình sản xuất thì đầu tiên nhân viên kiểm soát chất lượng phải tìm ra được nguyên nhân gây ra lỗi đó, phân tích một cách toàn diện tại sao lại xảy ra sai sót đồng thời báo cáo các kết quả điều tra và yêu cầu sửa chữa.

Người hiểu thấu sản phẩm: Kiểm soát chất lượng là những người làm việc trực tiếp với khách hàng về chất lượng của sản phẩm và là người đàm phán nghiên cứu về sản phẩm. 

Kiểm soát chất lượng là gì?  - ảnh 4

Yêu cầu để trở thành một nhân viên kiểm soát chất lượng giỏi

Để có thể trở thành một nhân viên trong bộ phận kiểm soát chất lượng sản phẩm bạn cần phải đáp ứng được những yêu cầu sau:

  • Có kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ để có thể kiểm tra và giám sát quá trình sản xuất sản phẩm
  • Kỹ năng về quản lý
  • Kỹ năng giải quyết và xử lý các sự cố một cách nhanh nhạy
  • Có khả năng chịu được áp lực công việc cường độ cao
  • Cần có khả năng giao tiếp và truyền đạt tốt
  • Sự kiên nhẫn và bình tĩnh giải quyết vấn đề
  • Có kiến thức chuyên môn sâu

Mức lương của nhân viên kiểm soát chất lượng là bao nhiêu?

Theo khảo sát mức lương đối với các nhân viên làm trong bộ phận kiểm soát chất lượng sẽ dao động từ mức thấp nhất là 4 triệu đồng/tháng cho đến 8,8 triệu đồng. Mức lương này được định ra tùy vào cống hiến, vị trí công việc và cũng như thái độ làm việc của mỗi nhân viên. Nếu làm việc đạt hiệu quả thì các nhân viên sẽ được tăng lương theo quy định.

Lời kết

Ngày nay, đối với các doanh nghiệp sản xuất, bộ phận kiểm soát chất lượng là một phần không thể thiếu. Chính vì thế, cơ hội để phát triển trong công việc cũng rất hấp dẫn. Đặc biệt, những nhân viên hoạt động tốt trong lĩnh vực này sẽ có cơ hội rất lớn để nâng cao mức lương cơ bản của mình. Điều này đã tạo động lực rất lớn đối với những người làm việc và hoạt động trong lĩnh vực này. Vậy nên, nếu là một người có năng lực, bạn hãy mạnh dạn đăng ký ứng tuyển những vị trí phù hợp với năng lực của bạn nhé! 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

9 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

9 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

9 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

10 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước