meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Kiểm soát viên ngân hàng là công việc gì?

Thứ sáu, 12/08/2022-09:08
Kiểm soát viên ngân hàng hay kiểm soát viên giao dịch là người có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát các giao dịch thuộc nghiệp vụ kế toán, tiền tệ,.. tại quầy giao dịch. Vậy công việc cụ thể của kiểm soát viên ngân hàng là gì? Bài viết sau đây sẽ cung cấp các thông tin chi tiết về công việc này đến quý bạn đọc.

1. Định nghĩa về kiểm soát viên ngân hàng


Kiểm soát viên ngân hàng là gì?
Kiểm soát viên ngân hàng là gì?

Kiểm soát viên ngân hàng hay còn gọi là kiểm soát viên giao dịch, là một trong các chốt kiểm soát đầu tiên, thực hiện nhận diện, kiểm soát rủi ro trong tác nghiệp tại quầy giao dịch. Do đó, đòi hỏi cán bộ này phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, có khả năng nhận diện, đánh giá rủi ro và áp dụng biện pháp ngăn chặn hoặc giảm thiểu rủi ro phù hợp mà vẫn xử lý công việc linh hoạt, giải quyết nhu cầu của khách hàng thích đáng. Việc làm của một kiểm soát viên thường làm hàng ngày: 

+ Thiết lập mối quan hệ với các khách hàng tiềm năng và các khách hàng có nguồn tiền gửi trong ngân hàng.

+ Quản lý danh mục của khách hàng, số tiền gử, tổ chức chăm sóc khách hàng, phát triển quan hệ với những khách hàng khác.

+ Kiểm soát và thực hiện các việc có liên quan đến nghiệp vụ, phê duyệt chứng từ và duyệt trên các hệ thống phần mềm của những giao dịch thuộc hạng mức kiểm soát.

+ Kiểm soát toàn bộ các giao dịch có liên quan và thuộc quyền giải quyết trực tiếp của thanh toán giao dịch viên, kế toán viên.

+ Kiểm soát các loại chứng từ, ký các xác nhận bảng kê chứng từ của nghiệp vụ kế toán thanh toán giao dịch.

+ Điều phối toàn bộ các công việc làm tại quầy giao dịch và phải đảm bảo công việc được được triển khai kịp thời và chất lượng.

+ Giải quyết các vướng mắc còn phát sinh có liên quan đến nghiệp vụ hoặc thao tác mà các giao dịch viên thực hiện. 

+ Chịu trách nhiệm về toàn bộ những công việc duy trì cũng như đảm bảo các tiêu chuẩn và chất lượng dịch vụ tại quầy theo đúng quy định của ngân hàng.

2. Vậy công việc cụ thể của kiểm soát viên ngân hàng là gì?


Công việc cụ thể của kiểm soát viên ngân hàng là gì?
Công việc cụ thể của kiểm soát viên ngân hàng là gì?

Một số công việc của kiểm soát viên ngân hàng có thể kể đến như:

Tổ chức việc thực hiện, giám sát và điều phối khu vực sảnh giao dịch

+ Thường xuyên quan sát, theo dõi và nắm được tình hình khách hàng giao dịch nhằm kịp thời điều phối nhân sự và hỗ trợ trong trường hợp đồng của khách hàng cần sự trợ giúp đặc biệt.

+ Tổ chức nhân viên đón tiếp, nắm bắt nhu cầu khách hàng và điều phối, hướng dẫn cũng như hỗ trợ khách hàng trong quá trình giao dịch.

+ Thường xuyên thăm hỏi và quan tâm khách hàng đang chờ giao dịch và đảm bảo khu vực phục vụ khách hàng được chuyên nghiệp.

Tư vấn, giải đáp thông tin khách hàng, chăm sóc khách hàng, bán hàng tại chỗ

+ Tổ chức công tác tư vấn khách hàng, giới thiệu, bán chéo sản phẩm dịch vụ.

+ Tổ chức công tác thu thập thông tin, giải đáp thắc mắc, tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu, tư vấn sản phẩm dịch vụ, giải pháp tài chánh phù hợp với từng đối tượng khách hàng của Ngân hàng.

Thực hiện kiểm soát các thủ tục giao dịch, lưu trữ hồ sơ thông tin khách hàng:

+ Tổ chức, hướng dẫn khách hàng thực hiện các thủ tục giao dịch và hoàn tất hồ sơ, biểu mẫu theo quy định đối với mỗi loại sản phẩm dịch vụ.

+ Ký kiểm soát hồ sơ thông tin khách hàng, các hồ sơ hoặc thủ tục về đăng ký sử dụng sản phẩm dịch vụ Ngân hàng của khách hàng; ký duyệt điện tử trên hệ thống về mở mới mã khách hàng, thay đổi và cập nhật thông tin khách hàng; mở tài khoản, duyệt scan chữ ký và những thông tin khách hàng; đăng ký mở thẻ do ngân hàng phát hành; đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử, v.v… đảm bảo tuân thủ theo quy trình và quy định Ngân hàng.

+ Tổ chức thực hiện thu thập hoàn chỉnh hồ sơ thông tin và cập nhật dữ liệu thông tin khách hàng phục vụ cho hoạt động kinh doanh; tổ chức thực hiện quản lý, lưu trữ, bảo mật hồ sơ thông tin khách hàng hoặc hồ sơ tài liệu đăng ký sử dụng sản phẩm dịch vụ của khách hàng theo quy định.

+ Tổ chức việc thu thập hồ sơ, chứng từ giao dịch từ Bộ phận chuyên trách nhằm phục vụ cho công tác cung cấp hồ sơ và chứng từ giao dịch cho khách hàng theo quy định nghiệp vụ.

Triển khai, giám sát, kiểm soát xử lý giao dịch nghiệp vụ tại quầy:

+ Triển khai và kiểm soát những tác nghiệp của nhân viên trong quá trình xử lý giao dịch đảm bảo tuân thủ việc hạch toán kế toán và các chế độ chứng từ kế toán, các quy định nghiệp vụ Ngân hàng được phép triển khai tại TTKD: nghiệp vụ tiền gửi, thu nợ, thanh toán nội địa, giao dịch thanh toán điện tử, giao dịch ngoại hối, giao dịch liên quan đến tài khoản…

+ Tổ chức thực hiện và kiểm soát những giao dịch thu nợ, chịu trách nhiệm về kiểm tra tất toán đảm bảo thu chính xác các khoản nợ vay của khách hàng và kịp thời luân chuyển chứng từ nội bộ cho Bộ phận Kiểm soát tín dụng để thực hiện thanh lý khoản vay theo quy định.

+ Theo dõi biến động về số lượng, doanh số giao dịch của khách hàng và số dư về tình hình huy động tiền gửi dân cư, tiền gửi của các tổ chức để kịp thời báo cáo cấp quản lý, đồng thời đề xuất biện pháp xử lý, giữ vững thị trường.

+ Thực hiện triển khai các quy trình, mô hình hoạt động ở đơn vị, sự phối hợp của nhân viên trong bộ phận để đảm bảo hoạt động và vận hành hiệu quả; thu thập những ý kiến đóng góp, ghi nhận những bất cập trong quá trình triển khai, kịp thời đề xuất Ban lãnh đạo ở đơn vị về cải tiến, điều chỉnh quy trình phù hợp.

+ Tổ chức kiểm tra số liệu cuối ngày, hoàn thành chứng từ kế toán và giao nộp về nhân viên chuyên trách công tác kiểm tra, hậu kiểm chứng từ theo quy định Ngân hàng. Chịu trách nhiệm về kiểm soát tính khớp đúng các sao kê tài khoản khách hàng về tiền gửi với hồ sơ chứng từ kế toán giao dịch của khách hàng và những loại sổ sách kế toán có liên quan.

Triển khai, giám sát các giao dịch thu chi tiền mặt và quản lý ACAP:

+ Tổ chức nhân viên thuộc bộ phận thực hiện công tác thu chi tiền mặt trong nội bộ và với khách hàng được đảm bảo kịp thời, chính xác, an toàn và tuân thủ theo quy định.

+ Kiểm soát chặt chẽ công tác cất giữ tiền mặt giao dịch tại quầy và đảm bảo theo quy định Ngân hàng.

+ Quản lý việc sử dụng ACAP, các loại Thẻ, PIN và các loại ấn chỉ khác theo sự phân công/quy định Ngân hàng; thực hiện kiểm kê định kỳ hoặc đột xuất nhằm ngăn ngừa rủi ro.

Chức năng khác:

+ Tổ chức thực hiện công tác lưu trữ hồ sơ tài liệu phát sinh theo quy định của Ngân hàng.

+ Báo cáo các ý kiến đóng góp của khách hàng, những vướng mắc phát sinh nhằm cải tiến chất lượng sản phẩm dịch vụ, chất lượng phục vụ. 

+ Hướng dẫn và hỗ trợ về mặt nghiệp vụ đối với nhân viên.

+ Chịu trách nhiệm quản lý, bảo mật USER đăng nhập vào hệ thống và kiểm tra giám sát việc thực hiện của nhân viên nhằm đảm bảo an toàn và phòng tránh rủi ro lạm dụng.

+ Thực hiện những công việc khác theo phân công của Cấp quản lý.

3. Điều kiện để trở thành kiểm soát viên ngân hàng là gì?


Điều kiện để trở thành kiểm soát viên ngân hàng là gì?
Điều kiện để trở thành kiểm soát viên ngân hàng là gì?

+ Bạn cần có bằng Cử nhân trở lên chuyên ngành kế toán tài chính và am hiểu chuyên môn lĩnh vực tài chính/ngân hàng, kiểm toán, kế toán.

+ Có tối thiểu ít nhất 3 năm kinh nghiệm tại vị trí giao dịch viên

+ Bạn cần có chứng chỉ kiểm toán do Bộ Tài chính cấp

+ Có khả năng làm việc độc lập

+ Thành thạo kỹ năng tin học văn phòng và nghiệp vụ kế toán.

+ Có khả năng ngoại ngữ

+ Có khả năng giao tiếp và chăm sóc khách hàng

+ Vui vẻ, hòa nhã

+ Nhiệt tình, trung thực

+ Cẩn thận, nhanh nhẹn

+ Xử lý tình huống tốt

+ Có ý thức xây dựng hình ảnh cùng tác phong chuyên nghiệp

+ Khả năng quản lý đội nhóm

Hiện nay, ngành ngân hàng đang trên đà phát triển ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế & xã hội. Bên cạnh đó, vị trí kiểm soát viên đóng vai trò rất quan trọng tại ngân hàng. Vị trí này đòi hỏi yêu cầu khá khắt khe nhưng bù lại có mức thu nhập khá ổn định. Đây được xếp vào top những công việc được nhiều người quan tâm và định hướng tới.

Hi vọng với những chia sẻ hữu ích của chúng tôi sẽ giúp các bạn nắm rõ hơn về Kiểm soát viên ngân hàng. Đây là những kiến thức cơ bản hỗ trợ bạn có các định hướng nghề nghiệp trong tương lai ổn định hơn và phù hợp năng lực của bản thân.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Tin mới cập nhật

Chuyên gia: Cần thúc đẩy giãn dân về ngoại thành để giám áp lực giá nhà ở trung tâm

1 ngày trước

Hà Nội sắp thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư

1 ngày trước

HoREA đề xuất giải pháp “mở khóa” nguồn cung nhà ở vừa túi tiền

1 ngày trước

Nhìn lại những đột phá của công nghệ AI trong năm 2024

1 ngày trước

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

4 ngày trước