Merchandise là gì? Tổng quát kiến thức cần nắm rõ về Merchandise
BÀI LIÊN QUAN
Hướng dẫn cách làm CV xin việc trên máy tính hoàn chỉnhCách làm CV ấn tượng giúp bạn thu hút nhà tuyển dụngCác ngành văn phòng hiện nay thu hút giới trẻMerchandise là gì?
Merchandise nhắc tới việc quản lý đơn hàng, nhân viên Merchandise hay còn gọi là nhân viên quản lý đơn hàng, bao gồm việc theo dõi và quản lý đơn hàng trong nhà máy sản xuất, cửa hàn phân phối. Khái niệm này thường được dùng phổ biến trong ngành may mặc công nghệ. Bộ phận, đơn vị quản lý đơn hàng đóng vai trò trọng yếu trong dây chuyền sản xuất, kinh doanh và phân phối.
Bộ phận Merchandise được xem là mắt xích gắn kết các xưởng sản xuất, phân phối mặt hàng tới với khách hàng. Ngay cả khi không tham gia vào quá trình sản xuất, tuy nhiên bộ phận Merchandise vẫn tham gia điều phối các hoạt động trong quá trình hoàn thiện sản phẩm ngay từ những khâu đầu tiên.
Tầm quan trọng của vị trí Merchandise đối với doanh nghiệp
Một quy trình sản xuất, hoàn thiện sản phẩm bao gồm rất nhiều giai đoạn khác nhau. Chính vì vậy để quá trình hoạt động, sản xuất được diễn ra hiệu quả cần đến những người quản lý năng lực, những người quản lý hàng hóa từ khâu nhập hàng cho tới khi phân phối. Công việc này được đảm nhiệm bởi bộ phận Merchandise.
Trong quá trình sản xuất bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau, bất kỳ khâu nào bị gián đoạn đều ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của cả một dây chuyền. Vì vậy, các Merchandise chịu trách nhiệm giám sát sản xuất, quy trình để hạn chế tối đa các vấn đề, rủi ro không đáng có. Họ sẽ quản lý toàn bộ quy trình sản xuất sản phẩm, tính toán và hoạch định các kế hoạch sản xuất, đưa ra giải pháp trong trường hợp phát sinh vấn đề.
Các vị trí nhân viên Merchandise trong doanh nghiệp hiện nay
Quản lý đơn hàng FOB
Đây là vị trí cho phép nhân viên quản lý và theo dõi các đơn hàng chuẩn bị xuất khẩu. Các nhân viên đảm nhiệm vị trí này có trách nhiệm đảm bảo hàng hóa không xảy ra vấn đề gì trong quá trình sản xuất, may mặc.
Quản lý đơn hàng CMT
Đây là vị trí cho phép nhân viên theo dõi các đơn hàng phục vụ việc gia công hoặc các đơn hàng giao công. Khác với vị trí FOB, quản lý đơn hàng CMT không cần chịu trách nhiệm về vấn đề cung ứng nguyên liệu. Họ chịu trách nhiệm làm việc với phân xưởng, nhà máy.
Quản lý đơn hàng cung ứng nội địa
Đây là vị trí cho phép nhân viên thực hiện việc cung ứng, theo dõi đơn hàng sản xuất phục vụ thị trường nội địa. Mỗi khu vực khác nhau được quản lý bởi nhân viên khác nhau để đảm bảo chất lượng công việc cũng như thuận tiện cho việc đánh giá hiệu quả công việc.
Quản lý đơn hàng tổng hợp
Đây là vị trí cho phép nhân viên làm việc, bao quát toàn bộ công việc. Vị trí này đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, khả năng làm việc tận tâm, tỉ mỉ, nhanh nhẹn, linh hoạt, có khả năng nắm bắt nền tảng quản lý.
Công việc cụ thể của nhân viên Merchandise
- Nhận đơn, chuẩn bị đơn hàng theo kế hoạch bán, đảm bảo doanh số bán
- Xây dựng kế hoạch, chiến lược bán hàng, phân phối hàng hóa tới thị trường người tiêu dùng
- Phân tích, đánh giá các số liệu, thông tin về cung ứng bán hàng, phản hồi từ khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp
- Làm việc cùng đơn vị phân phối, nhà cung cấp hàng hóa theo quy mô, số lượng
- Phân tích, tối đa hóa sự quan tâm từ khách hàng
- Đề xuất, thuyết trình các chiến lược, kế hoạch kinh doanh để thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp, thương hiệu
- Liên tục theo dõi, update tình trạng bán của sản phẩm
- Xây dựng và củng cố mối quan hệ với khách hàng, đối tác, đồng nghiệp...
Việc làm dành cho vị trí nhân viên Merchandise
Garment Merchandise
Với vị trí này, bạn sẽ phụ trách việc liên hệ, trao đổi với khách hàng và nhà máy sản xuất. Bạn sẽ tham gia trao đổi với nhà máy sản xuất, đối tác hoặc khách hàng về các vấn đề, khúc mắc họ đang gặp phải, đưa ra hướng giải quyết phù hợp để hoàn thiện quá trình chăm sóc khách hàng sau bán.
Bên cạnh đó nhân viên Garment Merchandise còn đảm nhiệm lập kế hoạch dành cho các mặt hàng mới, liên hệ cùng nhà sản xuất để tìm kiếm đơn hàng.
Bên cạnh đó, vị trí này có thể thực hiện thêm các công việc như lập báo cáo giao hàng mỗi tuần, cập nhật các giai đoạn sản xuất của đơn hàng...
Merchandising Executive
Với vị trí này, bạn sẽ phụ trách việc quản lý các danh mục mua bán nhóm sản phẩm được phân chia rõ ràng, yêu cầu đáp ứng mục tiêu về lợi nhuận, doanh số cho doanh nghiệp.
Đây là vị trí lý tưởng có cơ hội thăng tiến, đòi hỏi sự nỗ lực, khả năng tư duy phân tích, cầu tiến, khả năng đánh giá, đưa ra kế hoạch phát triển hiệu quả.
Nhân viên Merchandise
Với vị trí này, bạn sẽ phụ trách việc theo dõi hàng hóa và doanh số theo chiến lược phát triển để từ đó xây dựng và củng cố các mối quan hệ trong hệ thống quản lý ở các cấp khác nhau. Công việc này đòi hỏi bạn cần có những hiểu biết về kỹ năng bán hàng để đưa ra những đánh giá phù hợp trong khâu kiểm tra, giám sát các cửa hàng, cải thiện chất lượng thương hiệu, đem lại tầm nhìn cho doanh nghiệp.
Yêu cầu công việc đối với nhân viên Merchandise
Công việc Merchandise ưu tiên những ứng viên có kinh nghiệm, kỹ năng về bán hàng. Bên cạnh đó, trong quá trình tuyển dụng nhân viên Merchandise, các doanh nghiệp đều đặt ra những chỉ tiêu như có khả năng giao tiếp và xây dựng các mối quan hệ. Điều này là cần thiết bởi nhân viên Merchandise không chỉ làm việc với khách hàng mà còn phụ trách việc liên hệ với nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối khác nhau...
Khả năng giao tiếp và xây dựng các mối quan hệ sẽ giúp họ giải quyết hiệu quả các vấn đề, khúc mắc của khách hàng, đối tác trong thời gian làm việc cũng như tạo bộ mặt tốt đẹp cho doanh nghiệp trong mắt đối tác.
Nhân viên Merchandise thường xuyên phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau, chính vì thế, ứng viên của vị trí này cần đảm bảo khả năng lập kế hoạch, phân chia công việc hợp lý, đảm bảo hiệu quả và chất lượng công việc đáp ứng nhu cầu. Đồng thời, ưu tiên các ứng viên có khả năng đàm phán, thuyết phục trong quá trình thương lượng cùng khách hàng, nhà cung cấp, làm việc cùng các phòng ban khác.
Đối với những nhân viên giữ vai trò quản lý Merchandise sẽ yêu cầu trình độ chuyên môn cao hơn, có khả năng phân tích, đánh giá biến động thị trường. Nhờ vậy, họ có thể xây dựng, hoạch định các chiến lược phù hợp, quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh của toàn doanh nghiệp.
Triển vọng nghề nghiệp Merchandise tại Việt Nam hiện nay
Nghề Merchandise hiện đang trở thành xu hướng việc làm được nhiều người quan tâm do nhu cầu tuyển dụng tăng cao trong các doanh nghiệp. Chính vì thế, có thể nói triển vọng cũng như tiềm năng phát triển của nghề này là rất lớn.
Hiện nay, tại Việt Nam sự xuất hiện của các công ty may mặc ngày càng nhiều thúc đẩy nhu cầu tuyển dụng vị trí này. Bên cạnh đó phải kể đến sự đầu tư từ các công ty nước ngoài vào các doanh nghiệp may mặc tại Việt Nam. Để đảm bảo hiệu quả, tiến độ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn nỗ lực tìm kiếm những cá nhân phù hợp vị trí theo dõi đơn hàng của mình.
Nghề Merchandise có những yêu cầu khắt khe đối với ứng viên nhưng cũng mang đến những tiềm năng, cơ hội thăng tiến hấp dẫn. Đối với những ứng viên phù hợp, đạt tiêu chí doanh nghiệp đặt ra đều có thể nhận được những phúc lợi phù hợp về mức lương và chức vụ.
So với mặt bằng chung tại Việt Nam, mức lương của nghề Merchandise được đánh giá là khá lý tưởng. Bên cạnh đó, sự chênh lệch mức lương giữa nhân viên Merchandise và quản lý Merchandise là rất lớn, điều này thúc đẩy sự nỗ lực, cầu tiến của mỗi nhân viên trong quá trình hoàn thiện, phấn đấu cống hiến cho doanh nghiệp.
Đối với vị trí Merchandise làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia, nhân viên sẽ nhận được các cơ hội học tập, làm việc trong môi trường đa văn hóa, chuyên nghiệp.
Trên đây là tất cả những thông tin chi tiết, đầy đủ về khái niệm Merchandise và những triển vọng, tiềm năng của công việc này trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Hy vọng sẽ giúp quý bạn đọc trang bị thêm những hiểu biết mới và hoàn thiện bản thân trước khi tham gia ứng tuyển vị trí này trong doanh nghiệp.