meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Kịch bản nào sẽ giúp Vietnam Airlines có thể thoát án hủy niêm yết?

Thứ tư, 14/09/2022-22:09
Cổ phiếu HVN của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) đang trong nguy cơ bị hủy niêm yết nếu thua lỗ 3 năm liên tiếp, lỗ lũy kế vượt vốn điều lệ hoặc âm vốn chủ sở hữu, thậm chí là cả 3 trường hợp trên. Vietnam Airlines vẫn có khả năng thoát án hủy niêm yết nhưng khe cửa rất hẹp.

Theo Vietnambiz, ngày 7/9 vừa qua, Sở giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HoSE) đã lưu ý về khả năng hủy niêm yết cổ phiếu của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, mã: HVN). Lý do bởi hãng có nguy cơ lỗ 3 năm liên tiếp và âm vốn chủ sở hữu do kết quả sản xuất kinh doanh.

Báo cáo tài chính hợp nhất soát xét bán niên vào ngày 30/6  cho thấy, Vietnam Airlines đang âm vốn chủ sở hữu. Thậm chí, tổng công ty này còn liên tiếp ghi nhận thua lỗ trong các năm 2020, 2021 và nửa đầu năm 2022, đồng thời lỗ lũy kế đang vượt vốn điều lệ thực góp.

Theo Điểm e Khoản 1 Điều 120 của Nghị định 155/2020: Cổ phiếu của công ty đại chúng sẽ bị hủy bỏ niêm yết khi kết quả sản xuất kinh doanh thua lỗ trong 3 năm liên tục, hoặc tổng số lỗ lũy kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp, hoặc vốn chủ sở hữu âm trong báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét.

Theo đó, Vietnam Airlines đang có nguy cơ rơi vào cả 3 kịch bản kể trên trong khi chỉ cần thuộc một trong 3 trường hợp là đủ để cổ phiếu bị hủy niêm yết.


Vietnam Airlines đã thua lỗ 10 quý liên tiếp, âm vốn chủ sở hữu, lỗ lũy kế vượt vốn điều lệ thực góp.
Vietnam Airlines đã thua lỗ 10 quý liên tiếp, âm vốn chủ sở hữu, lỗ lũy kế vượt vốn điều lệ thực góp.

Nếu muốn hơn 2,2 tỷ cổ phiếu của mình được ở lại HoSE, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam bắt buộc phải có lãi lớn trong 6 tháng cuối năm để xóa đi khoản lỗ hơn 5.200 tỷ đồng hồi nửa đầu năm 2022, để không rơi vào trường hợp lỗ liên tiếp 3 năm.

Còn để tránh hai trường hợp âm vốn chủ sở hữu và lỗ lũy kế vượt vốn điều lệ, Vietnam Airlines cần báo lãi hàng chục nghìn tỷ đồng hoặc tăng vốn thông qua phát hành thêm cổ phiếu hoặc kết hợp cả 2 cách này.

Giảm lỗ khi giá nhiên liệu tiếp tục hạ nhiệt

Chưa kể đến chuyện có lãi, Vietnam Airlines trước tiên cần phải tránh thua lỗ. 

Tại Đại hội cổ đông thường niên ngày 28/6/2022, tổng công ty đặt mục tiêu doanh thu công ty mẹ là 45.252 tỷ đồng, cao gấp 2,44 lần so với năm 2021, lỗ sau thuế công ty mẹ ước tính khoảng 9.335 tỷ đồng, giảm 21% so với số lỗ của năm ngoái.

Kế toán trưởng Trần Thanh Hiền cho biết, việc Vietnam Airlines đặt kế hoạch doanh thu tăng bằng lần là do thị trường hàng không - du lịch được mở cửa trở lại sau dịch, so với thời kỳ phong tỏa số chuyến bay đã tăng mạnh.

Tuy nhiên, tổng công ty vẫn dự kiến sẽ lỗ lớn nếu giá nhiên liệu tăng cao sau xung đột Nga-Ukraine bùng phát hồi tháng 2.

Nếu giá nhiên liệu trung bình năm nay là 80 USD/thùng, tức không chênh lệch quá nhiều so với mức 72 USD/thùng của năm ngoái thì Vietnam Airlines sẽ chỉ bị lỗ tối đa 3.000 – 4.000 tỷ thay vì mức hơn 9.000 tỷ như kế hoạch, theo kế toán trưởng Trần Thanh Hiền ước tính hồi cuối tháng 6.


Giá xăng máy bay đã hạ nhiệt sau khi lập đỉnh trong nửa đầu năm 2022.
Giá xăng máy bay đã hạ nhiệt sau khi lập đỉnh trong nửa đầu năm 2022.

Trên thực tế, những ngày đầu tháng 9, giá xăng máy bay Jet A1 luôn giao động ở gần 140 USD/thùng, cao hơn mức 115 USD mà Vietnam Airlines dùng để lập kế hoạch kinh doanh nhưng đã giảm đáng kể so với đỉnh hơn 200 USD từng thiết lập hồi tháng 4 và 180 USD của tháng 6.

Nếu giá nhiên liệu tiếp tục đi xuống hoặc ít nhất là không bật tăng trở lại, có thể Vietnam Airlines sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể, qua đó giảm thua lỗ. Khi giá xăng máy bay ở mức 133 USD/thùng thì chi phí nhiên liệu chiếm đến 40% tổng chi phí khai thác của công ty này.

Vietnam Airlines đã làm gì để cải thiện lợi nhuận?

Được biết, tổng công ty đang trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án cơ cấu giai đoạn 2021 - 2021, trong đó bao gồm những kế hoạch nhằm gia tăng nguồn thu, cắt giảm chi phí cũng như cải thiện lợi nhuận.

Cụ thể, Vietnam Airlines dự tính sẽ bán 32 tàu bay, trong đó gồm 26 chiếc phản lực thân hẹp A321CEO và 6 chiếc ATR72 để có thêm thu nhập, đồng thời chuẩn bị thay thế dần đội bay bằng các tàu hiện đại hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn. Với các tàu bay mới, Vietnam Airlines lên kế hoạch bán và thuê lại (SLB) 12 tàu thân hẹp và hai động cơ dự phòng.

SLB cho phép các hãng hàng không gia tăng quy mô đội bay mà không cần bỏ quá nhiều vốn đầu tư ban đầu. Hãng sẽ mất chi phí thuê tàu bay trong các năm sau nhưng trước mắt có thể thu về một khoản thu nhập lớn, giúp nâng cao kết quả kinh doanh trong ngắn hạn.

Ngoài ra, Vietnam Airlines còn có chủ trương tái cơ cấu danh mục đầu tư ra ngoài để nhằm đảm bảo cơ cấu hợp lý, cũng như tập trung đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh chính là vận tải hàng không và các dịch vụ đồng bộ có liên quan.

Bên cạnh đó, hoạt động thoái vốn và tái cơ cấu danh mục đầu tư còn giúp Vietnam Airlines thu hồi vốn đầu tư, cải thiện dòng tiền, gia tăng thu nhập, qua đó từng bước xóa lỗ lũy kế và tạo nguồn vốn đầu tư phát triển.

Đồng thời, Vietnam Airlines còn dự kiến sẽ cổ phần hóa một số doanh nghiệp thành viên khi lịch bản phục hồi ngành hàng không có diễn biến xấu hoặc tổng công ty cần bổ sung nguồn lực để tăng năng lực cạnh tranh mà không thể bố trí nguồn lực tài chính cho doanh nghiệp.

Như vậy, nếu các kế hoạt trên có thể được thực hiện gấp rút trong nửa cuối năm 2022, Vietnam Airlines vẫn sẽ có hy vọng báo lãi.

Xét trong nửa đầu năm 2022, Vietnam Airlines đã lỗ sau thuế 5.237 tỷ đồng. Do đó, trong 6 tháng cuối năm này, Tổng công ty vần có lãi ít nhất là 5.237 tỷ để bù lại số lỗ của nửa đầu năm cũng như tránh bị hủy niêm yết vì báo lỗ ba năm liên tục.


Vietnam Airlines có nguy cơ lỗ ba năm liên tiếp.
Vietnam Airlines có nguy cơ lỗ ba năm liên tiếp.

Kế hoạch tăng vốn bằng cách phát hành thêm cổ phiếu

Nếu chỉ lãi 5.237 tỷ đồng trong nửa cuối năm thì Vietnam Airlines vẫn có khả năng cao bị hủy niêm yết vì vấn đề là âm vốn chủ 4.897 tỷ đồng và lỗ lũy kế (28.904 tỷ) lớn hơn so với vốn điều lệ thực góp (22.144 tỷ).

Vì vậy, để giải quyết dứt điểm cả 3 nguy cơ trên, Tổng công ty cần phải lãi khoảng 12.000 tỷ đồng trong 6 tháng cuối năm nay. Đây là một con số quá lớn và khó có thể trở thành hiện thực. Trong lịch sử, kể cả thời điểm trước đại dịch, Vietnam Airlines chưa khi nào ghi nhận lãi trên 3.000 tỷ một năm.

Theo đó, một kịch bản khả thi hơn là Vietnam Airlines  có lãi khoảng 5.300 tỷ trong 6 tháng cuối năm - đủ để lợi nhuận cả năm 2022 là số dương, bên cạnh đó tăng vốn thêm khoảng 6.700 tỷ đồng thông qua việc phát hành thêm cổ phiếu nhằm xóa âm vốn chủ sở hữu và đẩy vốn điều lệ lên trên lỗ lũy kế.

Theo đề án cơ cấu giai đoạn 2021 - 2025, dự kiến Vietnam Airlines sẽ phát hành thêm cổ phần để tăng vốn điều lệ vào giai đoạn 2022-2023, trong trường hợp ảnh hưởng của dịch bệnh kéo dài, Tổng công ty sẽ cân nhắc việc tiếp tục phát hành tăng vốn trong giai đoạn 2024-2025. Trong đó, hình thức phát hành cổ phiếu là chào bán thêm cổ phần cho cổ đông hiện hữu hoặc phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho các nhà đầu tư mới.


Cổ đông Nhà nước đang nắm giữ 86,3% vốn của Vietnam Airlines
Cổ đông Nhà nước đang nắm giữ 86,3% vốn của Vietnam Airlines

Trong tháng 8 và tháng 9/2021, Vietnam Airlines đã tiến hành chào bán 800 triệu cổ phiếu  HVN với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, thực tế đã bán được 796 triệu cổ phiếu và thu về 7.960 tỷ đồng. Nhờ số vốn tăng thêm này mà Vietnam Airlines đã tránh được cảnh âm vốn chủ và lỗ lũy kế vượt vốn điều lệ vào ngày 31/12/2022.

Tuy nhiên, cũng cần nói hoạt động phát hành tăng vốn này phải cần thời gian chuẩn bị dài và đòi hỏi nhiều thủ tục và qua nhiều cấp phê duyệt từ Quốc hội, Chính phủ cho đến các cơ quan cấp dưới. Trước đó, kế hoạch chào bán 800 triệu cổ phiếu HVN từ lúc được nhắc tên cho đến khi hoàn thành mất thời gian khoảng một năm.

Hiện tại đã là giữa tháng 9/2022 và đến nay Vietnam Airlines vẫn chưa công bố thông tin nào cụ thể về kế hoạch phát hành này, chẳng hạn như số cổ phần, giá chào bán dự kiến,… Vì vậy, khả năng hoàn tất đợt tăng vốn trong năm nay là không cao.


 
 

Đây không phải lần đầu tiên Vietnam Airlines đối mặt với nguy cơ phải hủy niêm yết. Trước đó, năm 2022, hãng này cũng đã có nguy cơ hủy niêm yết và đã báo cáo Chính phủ cho phép tiếp tục duy trì mã HVN trên thị trường chứng khoán kèm cam kết không âm vốn chủ sở hữu. 

Sau đó, đến ngày 8-9/2021, Vietnam Airlines đã phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn thêm 7.961 tỷ đồng, qua đó vốn điều lệ tăng lên hơn 22.143 tỷ đồng, giúp tổng công ty "thoát" âm vốn chủ sở hữu. Đồng thời, Vietnam Airlines cũng đã ký hợp đồng tín dụng theo diện tái cấp vốn với tổng số tiền là 4.000 tỷ đồng.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

Tin mới cập nhật

Chưa gỡ được "nút thắt" nguồn cung thì người dân vẫn khó mua được nhà

2 ngày trước

Đánh thuế chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ: Cần xem xét thấu đáo từ mọi góc độ

2 ngày trước

Môi giới không được giới thiệu cho khách hàng bất động sản do chính mình sở hữu

2 ngày trước

Bitcoin trượt về mức 90.000 USD, cơn “sốt” tiền điện tử đang hạ nhiệt

3 ngày trước

Huawei chính thức ra mắt hệ điều hành mới, "đoạn tuyệt" với android

3 ngày trước