Khu phi thuế quan là gì? Lợi ích của khu phi thuế quan
BÀI LIÊN QUAN
ETA là gì? Ý nghĩa của ETA trong ngành xuất nhập khẩuETC là gì? ETC có vai trò quan trọng như thế nào trong lĩnh vực xuất nhập khẩu?Cán cân xuất nhập khẩu là gì? Những yếu tố ảnh hưởng đến cán cân xuất nhập khẩuMô tả chung về khu phi thuế quan
Trước tiên bạn cần phải hiểu rõ về khái niệm của cụm từ khu phi thuế quan là gì cũng như ở Việt Nam thì khu vực này có gì đặc biệt.
Khu phi thuế quan là gì?
Trong tiếng anh, đặc biệt với những công việc làm trong ngành xuất nhập khẩu sẽ rất quen với cụm từ “non-tariff zones”, nghĩa tiếng việt chính là khu vực phi thuế quan.
Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ đất nước Việt Nam, được tổ chức và thành lập theo quy định của pháp luật, được xác định bởi ranh giới địa lý, ngăn cách với các khu vực bên ngoài bằng hàng rào cố định. Khu vực này đảm bảo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, các cơ quan có liên quan tới hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh.
Trong khu vực này vẫn được tiến hành trao đổi hàng hoá với khu vực bên ngoài, thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực xuất và nhập khẩu.
Khu phi thuế quan ở Việt Nam có mấy loại và bao gồm những khu nào?
Ở nước ta, thuế quan bao gồm có 2 loại chính:
- Thuế đặc định: thuế này được tính theo lượng, nó được tính bằng một khoảng cố định dựa trên giá trị của mỗi đơn vị hàng hoá xuất nhập khẩu.
- Thuế theo giá trị: thuế này được tính theo công thức giá trị của loại hàng hoá nào đó trước khi nhập khẩu và sau khi xuất khẩu.
Bạn có thể bắt gặp được rất nhiều cơ quan phụ trách thuế quan ở những nơi xuất nhập khẩu hàng hoá. Tuy nhiên đặc thù và hình thức ở những khu vực này sẽ không hoàn toàn giống nhau, gồm có:
- Các khu chế xuất của công ty, doanh nghiệp có thể trao đổi và mua bán hàng hoá.
- Khu kinh tế thương mại đặc biệt có hoạt động xuất và nhập khẩu.
- Các khu thương mại, khu công nghiệp.
- Các khu vực kinh tế tại một số cửa khẩu biên giới.
- Các khu đặc quyền kinh tế chuyên trao đổi mua bán hàng hoá.
- Các kho ngoại quan có nhiệm vụ kiểm tra trước và sau khi xuất khẩu.
Ngoài những khu vực trên, ở Việt Nam còn có một số khu phi thuế quan đặc thù khác nhưng nhiệm vụ chung ở những khu vực này vẫn là hoạt động xuất khẩu, trao đổi và mua bán hàng hoá.
Văn bản của nhà nước Việt Nam về khu phi thuế quan
Tìm hiểu những quy định của nhà nước về khu phi thuế quan là gì để có thể hiểu rõ hơn về lĩnh vực này, đặc biệt là rất cần thiết đối với những ai đang làm trong ngành xuất nhập khẩu.
Bạn có thể tìm hiểu những quy định của chính phủ Việt Nam về khu vực này trong quyết định số 100/2009/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về việc ban hành quy chế hoạt động của khu vực này trong khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu.
Trong quyết định đã nêu rõ các chính sách thương mại trong khu phi thuế quan Việt Nam, các đơn vị được phép hoạt động trong khu vực này là các thương nhân, những chi nhánh, toà nhà, văn phòng đại diện của các thương nhân, nhà đầu tư, văn phòng của các công ty, doanh nghiệp nước ngoài. Trong quyết định này cũng nêu rõ các đơn vị hoạt động trong khu vực này được và không được làm những gì.
Bạn có thể tìm văn bản công văn số 50828/CT - TTHT 2017 về việc giải đáp chính sách thuế. Trong công văn này sẽ chỉ ra những chính sách đối với hàng hoá xuất khẩu, quy định nghiêm ngặt về việc phòng chống buôn lậu, buôn bán các mặt hàng trái phép trong khu vực phi thuế quan.
Ngoài những quyết định, văn bản công văn trên bạn có thể tìm hiểu thêm những văn bản quy định khác để có thêm những kiến thức hữu ích khác.
Khu công nghệ cao có phải là khu phi thuế quan hay không?
Nhiều người lầm tưởng rằng khu công nghệ cao chính là một khu phi thuế quan đặc thù. Nhưng điều ấy hoàn toàn sai, sau khi đọc xong các khái niệm, quy định nếu bạn vẫn chưa định nghĩa được thì có thể phân biệt theo các hình sau.
Trước tiên bạn phải nắm được rằng khu phi thuế quan và khu công nghệ cao là hoàn toàn khác nhau.
Khu công nghệ cao có vai trò phát triển về kinh tế và kỹ thuật hay công nghệ chế xuất. Khu công nghệ cao được xây dựng và hoạt động với nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển công nghệ áp dụng trong sản xuất. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng với chuyên môn kỹ thuật cao để chế tạo ra các mặt hàng hiện đại, quan trọng thiết yếu cho đất nước.
Còn khu phi thuế quan là khu vực diễn ra hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá theo quy định và tuân thủ luật pháp của nhà nước. Nên hai khu này hoàn toàn là khác nhau về tính chất cũng như ngành nghề kinh doanh, sản xuất.
Những lợi ích cũng như hạn chế của khu phi thuế quan
Cũng giống như những đặc khu kinh tế khác, khu phi thuế quan Việt Nam có những lợi ích to lớn góp phần phát triển kinh tế đất nước nhưng bên cạnh vẫn tồn tại nhiều hạn chế.
Lợi ích của khu phi thuế quan là gì?
Khu vực này nhìn chung tưởng chừng chỉ là một khu được hưởng nhiều chính sách ưu đãi về thuế, nhưng ngoài ra còn đem lại rất nhiều lợi ích to lớn.
- Góp phần hạn chế tình trạng thất nghiệp, cung cấp việc làm cho người lao động.
- Đào tạo cho người lao động được trang bị kiến thức, nâng cao tay nghề.
- Tạo nên nhiều điểm lợi, ưu đãi về thuế cho công ty, doanh nghiệp.
- Thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh, trao đổi hàng hoá.
- Thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
- Góp phần xây dựng đất nước phát triển giàu mạnh về mọi mặt.
Những hạn chế của khu phi thuế quan là gì?
Bên cạnh những lợi ích mà khu vực này mang lại vẫn còn những hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển vững mạnh của đất nước.
- Vẫn còn để các thực phẩm bẩn, kém chất lượng trà trộn vào thị trường.
- Tình trạng người nhập cư trái phép hoặc di cư vào Việt Nam khá nhiều.
- Vì là khu có nhiều ưu đãi về thuế nhập khẩu nên vô hình tạo ra khó khăn trong sự cạnh tranh của các sản phẩm trong nước.
- Việc miễn thuế cho các công ty, doanh nghiệp nước ngoài khi nhập hàng hóa vào Việt Nam cũng làm ảnh hưởng đến cạnh tranh của các công ty, doanh nghiệp trong nước.
- Một số sản phẩm nhập khẩu đặc biệt sẽ bị đánh thuế quan cao hơn, khiến nhu cầu sử dụng giảm xuống gây tồn đọng.
Hình thành khu phi thuế quan cần những tiêu chuẩn gì?
Khi thành lập một tổ chức, đơn vị hay bộ phận đảm nhiệm một chức năng nào đó phải luôn có những tiêu chuẩn, điều kiện để thành lập đơn vị, bộ phần đó. Và khu phi thuế quan cũng như vậy, cũng phải dựa trên những tiêu chí, điều kiện sau:
- Trước khi khu phi thuế quan thành lập phải được Thủ Tướng Chính Phủ thông qua các quyết định về chức năng, nhiệm vụ và những chính sách trong khu vực này.
- Xác định ranh giới tách biệt hoàn toàn với các khu kinh tế khác.
- Phải có hàng rào cứng cố định nhằm ngăn cách, bảo vệ phục vụ cho việc trao đổi, quản lý hàng hoá của các cơ quan chức năng được dễ dàng.
- Đặc biệt trong khu vực này cần có cổng và cửa ra vào đảm bảo đầy đủ các điều kiện cho hoạt động giám sát, kiểm tra, vận chuyển hàng hóa từ giữa khu vực cán bộ kiểm và công ty, doanh nghiệp.
- Lưu ý, trong khu vực này sẽ cấm không cho phép dân cư sinh sống.
Lời kết
Như vậy, qua bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu và nắm được các thông tin, đặc điểm của khu phi thuế quan là gì ở Việt Nam. Không chỉ riêng Việt Nam mà các nước khác trên thế giới cũng đều áp dụng khu vực này để kiểm tra chất lượng hàng hoá đạt đủ tiêu chuẩn xuất nhập khẩu. Mong rằng bạn đã tìm được những thông tin mà bạn cần tra cứu và giúp ích cho công việc mà bạn đang công tác.