meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Không bỏ qua sông Hồng trong phát triển đô thị

Thứ năm, 27/10/2022-07:10

Cần phát triển mạnh các đô thị vệ tinh

​​​​Quá trình phát triển quy hoạch thủ đô Hà Nội, có khá nhiều vấn đề chúng ta cần phải quan tâm giải quyết, trong đó có vấn đề hình thành, phát triển cấu trúc đô thị, cũng như các vấn đề liên quan đến phát triển bất động sản, các dự án công trình kiến trúc mang dấu ấn thời kỳ đổi mới, phát triển hạ tầng, môi trường đô thị, chất lượng không gian đô thị ngày càng được quan tâm nhiều hơn.

Dự án nghệ thuật và sân chơi cộng đồng hình thành lên từ nơi vốn là bãi rác ven sông Hồng

Dự án nghệ thuật đến từ tinh thần tình nguyện, sự chung thay của cộng đồng đã mang đến những tác động tích cực. Đằng sau đó, là khát vọng của người dân về một thành phố sông Hồng, không gian đáng sống trong tương lai.

Người dân ngoài bãi sông Hồng lo nước dâng cao, mơ về một ngày thành phố sông Hồng được xây dựng

Sống ở ngoài đê, những người dân đã quá quen thuộc và luôn chuẩn bị tinh thần với việc nước sông Hồng dâng cao. Mong muốn của người dân là đến một ngày nào đó, thành phố sông Hồng sẽ hình thành.

Nhà đầu tư bị “chặn cửa” mua đất rẻ ven sông Hồng sau tin quy hoạch

Kể từ khi Hà Nội có thông tin về chủ trương triển khai xây dựng quy hoạch phân khu đô thị ven sông Hồng, trong vòng một năm nay giá đất ven sông vẫn nóng lên mỗi ngày. Nhà đầu tư vì thế cũng không còn đất rẻ để mua.

Dự án Bắc Đầm Vạc của chủ đầu tư Công ty Cổ phần Sông Hồng Thủ Đô

Sự phát triển của nền kinh tế lúc nào cũng sẽ kèm theo sự phát triển của giá trị đất đai, hay nói cách khác là kéo theo sự phát triển của ngành bất động sản. Công ty Cổ phần Sông Hồng Thủ Đô cũng là một công ty có tiếng tăm trong ngành bất động sản tại tỉnh Vĩnh Phúc. Để bạn có thể hiểu hơn về công ty này chúng ta cùng tìm hiểu về quý công ty cũng như dự Bắc Đầm Vạc mà công ty đang triển khai nhé!

TS. KTS Trương Văn Quảng, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch, Phát triển đô thị Việt Nam
TS. KTS Trương Văn Quảng, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch, Phát triển đô thị Việt Nam

Đặc biệt, Hà Nội trên cương vị là thủ đô của cả nước - đô thị loại 1 và là đô thị được đặc biệt quan tâm của Đảng và Nhà nước. Trong quá trình phát triển, nhiều lần hình thái cấu trúc đô thị đã được thay đổi nhưng đến nay sau khi chúng ta sát nhập Hà Nội và Hà Tây lại với nhau không gian đô thị Hà Nội đã từng bước hình thành. Và khẳng định vị thế thủ đô Hà Nội trong một môi trường phát triển mới. 

Ý nghĩa về vấn đề quy hoạch phát triển thủ đô Hà Nội càng có dấu ấn quan trọng. Bởi sau khi sát nhập hai tỉnh, khi nghiên cứu quy hoạch thủ đô Hà Nội theo Quyết định 1259/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 bản thân đã đưa ra tầm nhìn quan trọng với mô hình cấu trúc đô thị là chùm đô thị có 1 đô thị trung tâm và 5 đô thị vệ tinh.

Với tỷ lệ phát triển trên diện tích 3,300 km2 chúng ta dành 30% là đất xây dựng đô thị và 70% là cây xanh, hành lang xanh, vành đai xanh. Toàn bộ hành lang đó chạy qua trục sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ và một số con sông khác. Cấu trúc đô thị này đã tổ chức với mô hình chùm đô thị, trung tâm lịch sử gắn với 4 đô thị vệ tinh đã được phê duyệt là Hòa Lạc, Xuân Mai, Sơn Tây, Phú Xuyên,...


Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn năm 2050 xác định phát triển Thủ đô theo mô hình chùm đô thị với 5 đô thị vệ tinh là: Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên, Sóc Sơn.
Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn năm 2050 xác định phát triển Thủ đô theo mô hình chùm đô thị với 5 đô thị vệ tinh là: Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên, Sóc Sơn.

Trong quy hoạch khu trung tâm của Hà Nội cũng gắn với khu vực sông Hồng. Cấu trúc này được khẳng định bởi các nhà nghiên cứu quy hoạch đô thị rằng với đô thị tầm cỡ như vậy Hà Nội sẽ có đủ điều kiện để phát triển tốt nhất. 

Hiện nay, khu đô thị trung tâm của chúng ta gồm khu đô thị lịch sử và mở rộng liên quan đến vành đai sông Nhuệ, gắn với phía Hà Đông rất rộng. Chúng ta cũng đã đầu tư cơ sở hạ tầng tương đối mạnh nhưng do nhiều lý do 5 đô thị vệ tinh của chúng ta vẫn chưa phát triển.

Đến nay, Đảng và Nhà nước đã có chỉ đạo sẽ điều chỉnh quy hoạch 1259 này và đồng thời theo Luật Quy hoạch, chúng ta sẽ làm Quy hoạch tỉnh Hà Nội. Hai quy hoạch này sẽ tích hợp với nhau để tạo ra mảng quy hoạch, cơ cấu với cơ sở vật chất, hạ tầng, điều kiện thúc đẩy phát triển một cách tốt hơn.

Nếu Hà Nội điều chỉnh quy hoạch 1259 thì chắc chắn cấu trúc đô thị theo mô hình 1259 được Thủ tướng phê duyệt trước đây về cơ bản sẽ không thay đổi. Vì cấu trúc đô thị này đã khẳng định được tính ưu việt trong quá trình phát triển. Đô thị trung tâm của chúng ta nằm trong khu vực này thì sẽ được hình thành tính chất, chức năng liên quan tới đô thị gắn với trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội. Còn 5 đô thị vệ tinh của chúng ta cũng có thể chia sẻ các chức năng đó. 

Hiện đô thị Hòa Lạc đã được Chính phủ đã phê duyệt và hai cấu trúc, chức năng quan trọng của đô thị này là khu Công nghệ cao Hoà Lạc, Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam và Đại học Quốc gia Hà Nội đã chính thức đi vào hoạt động. Đặc biệt, trường Đại học Quốc gia Hà Nội đã đón 4 trường đại học về học tập. Đây là một cơ hội để phát triển tiếp mô hình đô thị vệ tinh trong thời gian tới. Các đô thị vệ tinh sẽ góp phần tạo ra các không gian đô thị, quỹ đất phát triển gắn với môi trường cảnh quan, gắn với các vùng di tích lịch sử quan trọng của Hà Nội, 

Chúng ta có hai vùng văn hóa rất quan trọng, văn hóa của Hà Nội và xứ Đoài. Hai vùng văn hóa đó trộn lẫn đã tạo ra không gian văn hóa mạnh mẽ. Từ đó, chúng ta sẽ tạo ra những không gian phát triển du lịch còn gọi là “ngành công nghiệp văn hóa” phát triển mạnh.

Không bỏ qua sông Hồng trong phát triển đô thị


Quy hoạch và phát triển quy hoạch góp phần nâng cao vị thế của người dân Hà Nội, tôn vinh văn hóa lịch sử của sông Hồng.
Quy hoạch và phát triển quy hoạch góp phần nâng cao vị thế của người dân Hà Nội, tôn vinh văn hóa lịch sử của sông Hồng.

Nghị quyết 1259 đi cùng với Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị đều nhấn mạnh đưa sông Hồng, cảnh quan sông Hồng là trục chính của quy hoạch không gian đô thị Hà Nội. 

Bởi sông Hồng gắn với toàn bộ việc hình thành nền văn hóa sông Hồng trải dài tới các tỉnh thành có liên quan. Trong cấu trúc đô thị, sông Hồng đã được nhiều lần đưa vào quy hoạch, nhưng lần này sẽ hiện thực hóa bằng việc thúc đẩy phát triển các đô thị vệ tinh. Và theo nghị quyết 1259, chúng ta sẽ phát triển tiếp những mô hình thành phố trong thành phố. Và trong Nghị quyết 15 chúng ta cũng khẳng định sẽ phát triển hai mô hình này.

Điều này hoàn toàn tuân thủ theo Luật tổ chức chính quyền địa phương chúng ta có 2 thành phố nằm trong thành phố là thành phố phía Bắc sông Hồng có thể ở khu vực Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm và khu vực thành phố khác là Hòa Lạc, hoàn toàn theo tinh thần Nghị quyết của Bộ Chính trị. Đặc biệt sắp tới, chúng ta sẽ có một sô huyện được nâng cấp lên quận. Khoảng sau năm 2023 hai huyện Đông Anh và Gia Lâm cũng chính thức lên quận. 

Nghị quyết 15 cũng chỉ ra rằng, sông Hồng sẽ là trục xanh, cảnh quan chính của đô thị. Nhưng vì nhiều lý do, chúng ta đến nay vẫn chưa khai thác được cảnh quan đó. Mặc dù trong ý tưởng không gian đô thị đã nhiều lần đề cập trong kế hoạch 108 tới quy hoạch 1259 nhưng vẫn chưa khai thác hết tiềm năng lợi thế của sông Hồng.

Về thủy văn, Sông Hồng có nhiều điểm khác so với một số con sông khác trên thế giới như ở Hàn Quốc, Trung Quốc, Hungary, Áo,... Tuy nhiên, các đô thị của Việt Nam đều có lịch sử gắn với lưu vực của các con sông. Và các con sông cũng luôn tạo ra các dấu ấn trong quá trình phát triển gắn với lịch sử, văn hóa. Vì thế toàn bộ hành lang sông Hồng sẽ gắn với cảnh quan môi trường, văn hóa lịch sử và sẽ nằm trong cấu trúc đô thị. Chúng ta rất mơ ước sông Hồng sẽ đạt được chức năng rất quan trọng trong cấu trúc đô thị.


Hà Nội sẽ phát triển trên trục cây cầu bắc qua sông Hồng trong thời gian tới.
Hà Nội sẽ phát triển trên trục cây cầu bắc qua sông Hồng trong thời gian tới.

Nếu chúng ta quyết tâm thực hiện ý tưởng về quy hoạch phân khu sông Hồng thì rất có thể chúng ta sẽ làm nên câu chuyện như Hàn Quốc, trở thành một kỳ tích sông Hồng. Bởi sông Hồng ngoài chức năng thoát lũ còn nhiều chức năng khác, bởi bao đời nay, gắn với hai bên bờ sông chúng ta đều có các làng nghề, di tích lịch sử văn hóa, không gian đô thị chảy xuôi.

Hà Nội trước đây thiên về phát triển ở phía Tây, toàn bộ kết nối sang phía Bắc, xuôi về phía Nam, vượt qua sông Hồng chưa thể cải thiện, nâng cấp được do nhiều lý do. Hà Nội sẽ phát triển trên trục cây cầu bắc qua sông Hồng trong thời gian tới. Tôi nghĩ, trong thời gian tới, phía Tây sẽ chững lại và sẽ là cơ hội cho phía Đông và phía Bắc sẽ phát triển gắn với mô hình tăng trưởng cấu trúc đô thị mà Chính phủ đã phê duyệt trong Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Tại khu vực phía Bắc và phía Nam ở Việt Nam hoàn toàn có điều kiện để xây dựng, thúc đẩy phát triển cơ cấu đô thị mang tầm cỡ quốc tế và khu vực. Bởi lẽ, ở ở khu vực đó, nếu nghiên cứu sâu về vị trí địa lý khu vực này chúng ta có thể thấy khu vực này nằm trên hành lang kinh tế đô thị quan trọng từ Côn Minh đến Hải Phòng, Quảng Ninh (cao tốc 5 mới). Đây là một hành lang kinh tế đặc biệt quan trọng xuyên suốt từ phía Bắc, gắn Trung Quốc và sang vùng Duyên hải.  Bên cạnh đó, chúng ta còn có đầu mối giao thông quan trọng là cảng Hàng không Nội Bài. Chúng ta sẽ có một đô thị hướng ra biển thông qua hành lang Côn Minh, hướng ra duyên hải Bắc bộ, hướng ra cảng quốc tế Lạch Huyện ở Hải Phòng.

Đô thị của chúng ta có vị trí vai trò rất quan trọng, có thể kết nối với quốc tế. Đặc biệt quanh khu vực, chúng ta có các đô thị, tỉnh phát triển rất năng động như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang,... Khu vực này có lợi thế về điều kiện tự nhiên, nền xây dựng, kết nối hạ tầng và mối quan hệ khu vực, quốc tế rất thuận lợi.

Tới đây, chúng ta tiếp tục hoàn thiện các cây cầu như cầu Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi, Mễ Sở, ... thì khu vực phía Bắc sẽ rất sôi động. Có nhiều điều kiện tiềm năng để phát triển bởi ở đó chúng ta có quỹ đất. Phía Đông Anh chúng ta có nhiều dự án mang tính chiến lược của đô thị như khu trung tâm triển lãm quốc tế đã trong dự kiến quy hoạch, phim trường, công viên lớn, đô thị thông minh gắn với trục đường Võ Nguyên Giáp.

Cùng với đó là hạ tầng giao thông khi phát triển cả đường bộ, cảnh và tới đây là đường sắt để kết nối với các cửa ngõ phía Bắc thông qua các hành lang biên giới. Phía Bắc chúng ta từ Yên Viên lên Lạng Sơn khổ đường sắt cũ đã có từ thời Chiến trang chống Mỹ, sắp tới khi có các tuyến cao tốc giai đoạn 1 thì chắc chắn khổ đường sắt sẽ được nâng lên tương đương với công nghệ quốc tế. 

Phía Bắc chúng ta sẽ gắn với một hệ đường cao  tốc mang tính hướng tâm cộng với đường vành đai dọc theo vùng vòng cung của dãy Hoàng Liên Sơn giúp tạo ra một thế nan quạt hướng về trung tâm thủ đô Hà Nội. 

Đây là cơ hội rất tốt, khi Hà Nội phê duyệt quy hoạch chi tiết 4 phân khu trong nội đô lịch sử gồm bốn quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa,... với 6 phân khu sẽ là điểm nhấn quan trọng. Khi phát triển khu vực phía Bắc sẽ góp phần làm giảm tải cho khu vực nội đô này. Từ 4 quận nội đô với 88 vạn dân sẽ chỉ còn 6 vạn 7 dân khi giảm tải các cơ sở bệnh viện, trường học có nguy cơ  quá tải. Chúng ta có thể di chuyển ra phía Bắc và phía Nam Hà Nội, trả lại quỹ đất cho không gian xanh cho thành phố. Như vậy, cùng với sự phát triển phía Bắc và phía Nam sông Hồng cùng với khai thác quỹ đất dọc hai bên sông Hồng chúng ta có cơ hội cải thiện điều kiện cảnh quan môi trường của thành phố Hà Nội cũng như cải thiện toàn bộ những vấn đề liên quan đến ùn tắc giao thông, môi trường, tạo ra không gian đô thị tốt hơn.

Chắc chắn những mô hình phát triển đô thị trong tương lai của chúng ta cùng với Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị sẽ tạo ra diện mạo một trung tâm mới, hiện đại, khang trang phía Bắc sông Hồng, dọc bờ sông sẽ là những không gian cảnh quan sân chơi, những công trình dịch vụ, tiện ích của đô thị. Tương tương lai của sông Hồng sẽ rất xứng tầm với quy hoạch, xứng tầm với thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến, một thủ đô đóng vai trò là thủ đô sáng tạo, phát triển không  ngừng 

TS. KTS Trương Văn Quảng, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch, Phát triển đô thị Việt Nam
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội đẩy nhanh kế hoạch cải tạo tập thể, chung cư cũ: Thị trường sẽ đón nhận nguồn cung lớn ở khu vực trung tâm

Dùng nhiều tài khoản ngân hàng nhằm “né thuế”, người bán hàng online đối mặt với phạt nặng

Hà Nội: Người dân đối mặt với vòng xoáy giá nhà cho thuê tăng mạnh

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

Bảng giá đất mới của Hà Nội: Cần kiểm soát hiệu quả, ngăn chặn tình trạng đầu cơ

Tin mới cập nhật

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

2 ngày trước

Nhiều địa phương có thêm các KCN tầm cỡ, tăng cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động

2 ngày trước

TP.HCM: Phân khúc trung cấp chỉ chiếm 10% nguồn cung căn hộ mới năm 2025

2 ngày trước

Hà Nội đẩy nhanh kế hoạch cải tạo tập thể, chung cư cũ: Thị trường sẽ đón nhận nguồn cung lớn ở khu vực trung tâm

2 ngày trước

Mặt bằng, căn hộ nhộn nhịp theo Metro số 1

3 ngày trước