meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nhà đầu tư bị “chặn cửa” mua đất rẻ ven sông Hồng sau tin quy hoạch

Thứ tư, 08/06/2022-09:06
Kể từ khi Hà Nội có thông tin về chủ trương triển khai xây dựng quy hoạch phân khu đô thị ven sông Hồng, trong vòng một năm nay giá đất ven sông vẫn nóng lên mỗi ngày. Nhà đầu tư vì thế cũng không còn đất rẻ để mua.

Giá đất "dựng" thẳng đứng, không còn rẻ để đầu tư

Theo Dân Việt, Từ khi có tin về đồ án quy hoạch khu đô thị sông Hồng, đến nay tưởng chừng tình trạng sốt đất đã dần hạ nhiệt thì qua một ghi nhận thực tế gần đây tại các khu vực hai bên bờ sông Hồng như Long Biên, Đông Anh, Gia Lâm,... tuy không còn không khí sôi động, náo nhiệt của giới đầu tư đi xem đất, mời chào bán cũng ít đi, giá đất không tăng tính theo từng giờ hay theo ngày như dịp mới có thông tin quy hoạch, nhưng việc tìm kiếm đất giá rẻ hiện là rất khó.

Dựa trên khảo sát này, tại khu vực Thạch Cầu (quận Long Biên, Hà Nội), những lô đất trong ngõ rộng 4m cách đây khoảng 1 năm chỉ dao động từ 25 - 35 triệu đồng/m2 thì nay đã tăng giá tới 40 - 50 triệu đồng/m2. Đối với những mảnh đất nằm trong ngõ chỉ vừa một xe máy cũng đã có giá bán từ 30 - 40 triệu đồng/m2.


Giá đất ven sông Hồng hiện đã ở mức cao
Giá đất ven sông Hồng hiện đã ở mức cao

Ví dụ, một thửa đất diện tích 60m2 tại khu vực Thạch Cầu, nằm ngay mặt ngõ ô tô chạy qua được rao bán với giá là 52 triệu đồng/m2, trong khi trước khi được phê duyệt đồ án Quy hoạch sông Hồng thì chỉ được bán khoảng 40 triệu đồng/m2. Người dân địa phương cho biết, nếu khách mua có thiện chí thì chủ sở hữu có thể chịu toàn bộ chi phí thủ tục sang tên đất, tuy nhiên sẽ không giảm giá đất.

Anh Hải - Một môi giới bất động sản tại Long Biên chia sẻ, vào cuối năm 2020, một số mảnh đất nằm trong ngõ rộng 3m tại Cự Khối rao bán khoảng 20 triệu đồng/m2. Tới tháng 6/2021 có tin về phê duyệt đồ án Quy hoạch sông Hồng thì tăng nhanh lên mức 30 - 35 triệu đồng/m2, hiện tại, chủ đất đang rao bán từ 45 - 50 triệu đồng/m2. Người môi giới này cho biết, khoảng hai tuần nay, đất quanh khu vực này đã tăng từ 10 - 15 giá. Nhiều khách mua được từ đầu năm 2020 thì nay rất có lãi, một số người đã chốt lời thành công.

“Đất mặt phố giá đã gần 120 triệu đồng/m2, những lô nằm trong ngõ 5m thì đang giao dịch mức 70 triệu đồng/m2. Với khoản vốn tầm 4 - 5 tỷ đồng thì chỉ mua được đất trong ngõ thôi. Nhưng mà giờ mua thì có thể sang tuần là có lãi luôn vì người mua đang nhiều lắm. Như hiện tại, nhà đầu tư muốn tìm mua đất giá rẻ thì quá khó vì đất hầu như đều qua tay vài người rồi, còn một số người dân thì chờ tăng giá nên chưa bán. Khi mua đất qua môi giới hoặc sang tay từ F1, F2 thì chắc chắn không mua được với giá rẻ” - anh Hải khẳng định. 

Anh Minh - Dân địa phương tại ngõ Thống Nhất, phường Thống Nhất, quận Long Biên cho hay, từ khi thông tin quy hoạch sông Hồng được công bố thì cứ vài ngày lại có người tới nhà tôi hỏi mua đất. “Gia đình tôi hiện có mảnh đất để không, diện tích 50m2 trong ngõ 3m. Cuối năm ngoái được định giá là 35 triệu đồng/m2. Dạo này nhiều người qua hỏi mua, trả giá khoảng 45 triệu đồng/m2 nhưng gia đình không có nhu cầu bán nên cứ để đấy đã” - anh Minh nói.

Không chỉ có điểm nóng Long Biên, bên cạnh đó, giá đất Đông Anh cũng đang tăng chóng mặt. Một số nơi như Võng La, Xuân Canh, Hải Bối đang giao dịch ở mức 40 - 45 triệu đồng/m2, tăng khoảng 20 - 30% so với đợt sốt năm 2021. Theo thông tin từ anh Nguyễn Tuấn Anh - Môi giới tại văn phòng môi giới quận Long Biên, cơn sốt đất từ đầu năm ngoái đã đẩy giá đất tại những khu vực xung quanh đoạn quy hoạch hai bên sông Hồng tăng lên 30 - 40%, đến cơn sốt này lại tăng thêm 20 - 30% nữa.

“Hầu hết những nhà đầu tư đến đây hỏi mua đất đều là người trong trung tâm Hà Nội. Họ không có nhu cầu mua để sử dụng mà chỉ muốn đầu tư thôi. Giá đất các khu vực này tăng khá nhanh, bây giờ mua vào đã là muộn rồi. Đất ven sông Hồng hiện cũng toàn của các nhà đầu tư, còn đất của người dân thì ít lắm. Tôi có mấy lô đất gần dự án Vinhomes Cổ Loa, tiềm năng tăng giá khá tốt” - Tuấn Anh nói.


Hàu hết người mua đất không có nhu cầu sử dụng mà chủ yếu để đầu tư
Hàu hết người mua đất không có nhu cầu sử dụng mà chủ yếu để đầu tư

Khi được hỏi về giá đất nền tại Đông Anh, anh Tuấn Anh chia sẻ, giá đất thổ cư nằm tại mặt ngõ rộng gần 2,5m được rao bán khoảng 30 - 40 triệu đồng/m2. Những lô đất tại mặt đường rộng 4m, ô tô đi thoải mái thì dao động từ 55 - 65 triệu đồng/m2. Đặc biệt là những mảnh đất có vị trí mặt đường lớn thì giá khá cao, lên đến 100 - 130 triệu đồng/m2. Như vậy thấy được mức giá bán tại đây cũng ngang ngửa với một vài vị trí đẹp trong trung tâm Hà Nội. 

“Nhiều nhà đầu tư trước đó chỉ đi xem chứ chưa quyết định xuống tiền vì sợ đang trong cơn sốt, giá đất bị đẩy cao hơn thực tế. Tuy nhiên, sau vài tuần, họ nhờ tôi tìm kiếm những mảnh đất giá tốt, giá rẻ để mua nhưng tôi đều từ chối vì nguồn hàng này không còn nữa” - Anh Tuấn Anh cho biết.

Tìm hiểu thêm một vài khu vực thuộc địa phận Gia Lâm như các xã Kim Lan, xã Văn Đức,... trước đây đã có nhiều đợt sốt đất liên tục. Vào giai đoạn này, một số “cò” đất đã đẩy mức giá lên khoảng 40 - 50 triệu đồng/m2 đối với các vị trí trong ngõ từ 2 - 3m. Mức giá này so với hồi đầu năm đã tăng 20 -  25%.

Giá tăng không chỉ là mỏ vàng mà còn là con dao hai lưỡi

So sánh với nhiều quốc gia trên thế giới nói chung và khu vực châu Á nói riêng, tại những thành phố lớn cũng hình thành các đô thị ven sông, sau khi quy hoạch xây dựng thì mang đến nguồn lực phát triển mạnh mẽ cho thị trường bất động sản của đất nước như: Đô thị ven sông Hàn (TP. Seoul, Hàn Quốc), đô thị ven sông Singapore (Singapore), đô thị ven sông Hoàng Phố (Thượng Hải, Trung Quốc),...

Còn đối với đồ án quy hoạch ven sông Hồng hiện chưa có quy hoạch chi tiết và xây dựng hạ tầng giao thông hay kỹ thuật khác nên bất động sản tại đây chưa thể đảm bảo sinh lời nhanh. Do vậy, việc các nhà đầu tư “lướt sóng”, xuống tiền theo thông tin quy hoạch hay các cơn sốt sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Ông Hoàng trú tại Kim Lan cho hay: “Ngay khi có thông tin quy hoạch phân khu đô thị ven sông Hồng thì mỗi ngày đều có hàng chục người tìm tới mua đất. Tuy nhiên, theo tôi giá đất ở đây chỉ khoảng 25 - 30 triệu đồng/m2 thôi, còn mức giá 40 - 50 triệu đồng/m2 thì người dân ở đây không mua được”.

Anh Trần Phú Lâm - Nhân viên Công ty Cổ phần Nhà đầu tư Gia Lâm cho biết, đã nhiều năm nay, cứ mỗi khi có thông tin về quy hoạch đô thị ven sông Hồng là giá đất tại các vùng liên quan sẽ tăng đột biến.

“Đúng là nếu được quy hoạch bài bản, giá đất ven sông Hồng tăng theo hạ tầng là điều tất yếu. Tuy nhiên, trong nhiều năm tại nhiều khu vực đường xá vẫn không thay đổi nhưng giá vẫn tăng đột biến một cách vô lý. Thực tế, những thông tin quy hoạch đều còn nằm trên giấy chờ được triển khai vì phải cần có được lộ trình và thời gian dài. Theo tôi, sốt đất hiện nay chỉ là chiêu trò của “cò” đất để đẩy giá nhằm đầu cơ, trục lợi” - anh Lâm nhận xét.


Nhà đầu tư chuyển hướng xây nhà trên đất để bán
Nhà đầu tư chuyển hướng xây nhà trên đất để bán

Chia sẻ thêm từ sự việc này, anh Lâm cho rằng, Có khá nhiều nhà đầu tư đất ven sông Hồng đã bẻ lái, hướng sang hoạt động xây nhà để bán. Chẳng hạn như có khách hàng của anh đã đầu tư một mảnh đất 75m2 tại Long Biên. Mảnh đất này nằm ngay mặt đường rộng 5m, lúc mua với giá 35 triệu đồng/m2. Dù vị khách này đã nhờ anh rao bán từ cuối năm ngoái nhưng đến nay vẫn không ai “chốt” được.

“Tôi đã hỗ trợ khách hàng rất nhiều nhằm tìm được chủ mới. Có rất nhiều lượt khách tới xem tuy nhiên không ai “chốt” được cả. Gần đây, khách hàng này cho biết thay vì bán đi thì họ dự định cuối năm nay sẽ đầu tư xây nhà trên lô đất này rồi bán. Làm như vậy việc hoàn vốn sẽ nhanh hơn và sinh lời” - anh Lâm chia sẻ.

Nhận định về các tình trạng đang xảy ra trên thị trường tại những khu vực ven sông Hồng, theo ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, nhìn nhận dưới góc độ thị trường, ông cảnh báo việc tăng giá đất cần tỷ lệ thuận với mức độ đầu tư. Như hiện tại, quy hoạch vẫn chỉ dừng ở chủ trương, là bản vẽ thì nên tăng từ mức 3 - 5% là hợp lý. Khi giá đất tăng vượt mức, chi phí đầu tư phát triển hạ tầng cũng tăng theo khiến nhiều người phải cân nhắc kỹ trước khi xuống tiền mua đất để xây dựng công trình.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

Sân pickleball mọc lên ồ ạt, đầu tư không còn “hái ra tiền”

Thúc đẩy chuyển đổi dự án để tăng nguồn cung NOXH

Huyện Hoài Đức tiếp tục đấu giá đất tại khu Lòng Khúc: Kịch bản nào sẽ xảy ra?

Chuyên gia dự báo, thị trường bất động sản sẽ bật lên sau 3-4 năm nữa

Đề xuất đánh thuế bất động sản thứ hai: Lo ngại những "phản ứng ngược"!

Dự án NOXH đầu tiên tại Quảng Ninh có mức giá "dễ chịu", nhiều căn dưới 600 triệu đồng

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

13 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

13 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

13 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

13 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước