meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Kế hoạch phát triển du lịch Việt Nam tầm nhìn đến năm 2030

Thứ năm, 30/06/2022-23:06
Việt Nam đang trở thành một điểm đến hấp dẫn của khách quốc tế, đây chính là động lực giúp cho ngành du lịch Việt Nam phát triển mạnh mẽ cũng như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xã hội.

  Sau khi dịch bệnh Covid 19 được kiểm soát, lượng khách du lịch trở lại Việt Nam đã dần hồi phục, nhiều chuyên gia dự đoán trong thời gian sắp tới du lịch Việt Nam sẽ bùng nổ như thời kì trước khi xảy ra dịch bệnh. Năm 2018, lượng khách du lịch đến Việt Nam là 80 triệu tăng gấp 4,5 lần so với năm 2008 chỉ là 20,5 triệu lượt. Vào quý I/2022 lượng khách du lịch trở lại Việt Nam là gần 91 nghìn lượt đây là con số đáng mừng sau thời điểm du lịch đã đóng băng.

Nếu như thời kì xảy ra dịch bệnh các thành phổ du lịch của Việt Nam đều đìu hiu thì ngay sau khi khách du lịch trở lại, các địa phương đã cấp tốc cải thiện hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất dịch vụ du lịch để đón khách. Đồng thời, các khu vui chơi, giải trí và nghỉ dưỡng quy mô lớn cũng được xây dựng và nâng cấp bởi những cái tên lớn như: Vinperal, Sunworld, FLC, Meliá, Accor, Marriott, Sheraton… Điều này đã cải thiện rất lớn nền du lịch và tạo ra một sân chơi cạnh tranh lành mạnh thu hút khách quốc tế. 


Vào quý I/2022 lượng khách du lịch trở lại Việt Nam là gần 91 nghìn lượt đây là con số đáng mừng sau thời điểm du lịch đã đóng băng
Vào quý I/2022 lượng khách du lịch trở lại Việt Nam là gần 91 nghìn lượt đây là con số đáng mừng sau thời điểm du lịch đã đóng băng

Nhận thấy rõ những tiềm năng và khó khăn của ngành du lịch nên trong Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã chỉ rõ kế hoạch phát triển du lịch của cả nước trong thời gian sắp tới. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 bao gồm những nội dung chính như sau:

Theo đó, mục tiêu phấn đấu của ngành du lịch Việt Nam là đến năm 2030 đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển bền vững. Đồng thời, cần phải cải thiện để thúc đẩy giúp Việt Nam trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn, thuộc nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới với hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc tế. 

Dự kiến đón được khoảng 50 triệu lượt khách quốc tế và 160 triệu lượt khách nội địa vào năm 2030. Tổng doanh thu dự kiến từ khách du lịch đạt được 3.100 - 3.200 nghìn tỷ đồng (tương đương 130 - 135 tỷ USD), tăng trưởng bình quân 11 - 12%/năm. Đóng góp trực tiếp vào GDP của cả nước từ 15 - 17%, và có thể tạo ra khoảng 8,5 triệu việc làm cho người làm ngành du lịch. Để thực hiện Chiến lược, kế hoạch phát triển du lịch cần phải:

1. Tiếp tục đổi mới nâng cao nhận thức, tư duy của người dân, doanh nghiệp và cộng đồng về phát triển du lịch, có sự ứng xử văn minh, thân thiện với khách du lịch. Đồng thời, mỗi người cần phải có ý thức bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao hình ảnh của Việt Nam trong công cuộc phát triển bền vững, không ngừng nâng cao uy tín, thương hiệu và sức hút của du lịch nước ta.

2. Hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển du lịch như: Ban hành chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, khu vực động lực phát triển du lịch, khu du lịch quốc gia và khu vực có tiềm năng du lịch, tín dụng để huy động nguồn lực đầu tư tại các cụm du lịch. Đồng thời, phải chú trọng hoàn thiện các quy định quản lý và phát triển các mô hình kinh doanh mới trong lĩnh vực du lịch phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế…

3. Hoàn thiện và nâng cao kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Đẩy mạnh các hoạt động nhằm thu hút nguồn lực xã hội, nhà đầu tư có tiềm năng để hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch, đặc biệt là cơ sở lưu trú, cơ sở vui chơi giải trí, khu nghỉ dưỡng phức hợp cao cấp, phù hợp với nhu cầu và xu hướng du lịch mới. Áp dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực du lịch, số hóa các thông tin, tài liệu cũng như điểm đến để xây dựng các kho nội dung số hướng tới một ngành du lịch thông minh trong thời đại mới. 

4. Phát triển nguồn nhân lực du lịch: Các nguồn lực cần phải chú trọng như nguồn lực kinh tế, tài nguyên thiên nhiên, con người. Qua đó, sẽ có thêm những hình thức đào tạo, phương thức kinh tế khác cũng như việc đầu tư nâng cao nhận thức về kỹ năng nghề và kỹ năng mềm cho lực lượng lao động trực tiếp phục vụ du lịch như: hướng dẫn viên du lịch, thuyết minh viên du lịch tại mỗi điểm tham quan…

5. Ngoài các tệp khách du lịch phổ biến trước đây thì cần tập trung thu hút khách du lịch từ các thị trường tiềm năng khác như: Trung Đông, Nam Âu, Nam Mỹ, Nam Á (Ấn Độ). Tìm cách giữ chân khách du lịch bằng cách kết hợp hài hòa giữa mục đích du lịch và các mục đích khác, tránh tình trạng khách đến thời vụ và không trở lại.

6. Chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo, khu sinh thái và du lịch thể thao, giải trí biển phù hợp định hướng Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam. Đồng thời, phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa gắn với việc bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống dân tộc, quảng bá thương hiệu Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. 

7. Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch và hợp tác, hội nhập quốc tế về du lịch như đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch; xây dựng thương hiệu du lịch; hợp tác và hội nhập quốc tế

8. Ứng dụng khoa học, công nghệ bằng cách đẩy nhanh việc chuyển đổi số trong ngành du lịch, phát triển du lịch thông minh, xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu, quản lý khách du lịch và hoạt động du lịch, tài nguyên du lịch, kiểm soát, giám sát và cảnh báo ô nhiễm trên cơ sở ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại và nền tảng công nghệ số. Ứng dụng công nghệ số, công nghệ xanh, sạch trong kinh doanh du lịch…

9. Quản lý nhà nước về du lịch bằng cách tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ và quản lý điểm đến, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về du lịch. Khuyến khích các cơ sở dịch vụ du lịch sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, sản phẩm tái chế, tái sử dụng, ứng dụng công nghệ sạch để hạn chế ô nhiễm môi trường và giảm thiểu phát thải khí nhà kính.


Quản lý nhà nước về du lịch bằng cách tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ và quản lý điểm đến, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về du lịch
Quản lý nhà nước về du lịch bằng cách tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ và quản lý điểm đến, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về du lịch

Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2030 được xây dựng và ban hành dựa trên “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” do Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt tại Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 với định hướng:

- Kết hợp đẩy mạnh phát triển du lịch trong và ngoài nước, phân loại thị trường khách hàng với những mục đích du lịch khác nhau. 

- Phát triển các dòng sản phẩm du lịch nổi bật như du lịch biển, du lịch đồi núi, danh lam thắng cảnh, chú trọng du lịch văn hóa gắn với di sản, lễ hội, tham quan và tìm hiểu lối sống, sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn…

- Thu hút, phát triển mạnh thị trường gần như Đông Bắc Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan); ASEAN (Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore, Lào, Campuchia). Tăng cường khai thác thị trường truyền thống cao cấp từ Tây Âu,   Bắc Âu, Bắc Mỹ, châu Đại Dương và Đông Âu (Nga, Ukraina)... Mở rộng thị trường mới: Trung Đông, Ấn Độ v.v...

- Một trong những những mục tiêu của Quy hoạch là phát triển du lịch theo 7 vùng với những sản phẩm du lịch đặc trưng của mỗi vùng: i) vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ (Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Giang); ii) vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng và Quảng Ninh); iii) vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An,  Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế); iv) vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (Thành phố  Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận); v) vùng Tây Nguyên (on Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng); vi) vùng Đông Nam Bộ (Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh); vii) vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Thành phố Cần Thơ, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang).

- Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cả nước, doanh nghiệp, hiệp hội du lịch và các tổ chức xã hội khác chủ động xây dựng và thực hiện quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch, dự án đầu tư phát triển du lịch. Hiệp hội du lịch và các tổ chức xã hội khác theo phạm vi chức năng hoạt động nắm bắt mục tiêu, quan điểm và định hướng trong Quy hoạch để cụ thể hóa thành chương trình hành động của mình.


Hiệp hội du lịch và các tổ chức xã hội khác theo phạm vi chức năng hoạt động nắm bắt mục tiêu, quan điểm và định hướng trong Quy hoạch để cụ thể hóa thành chương trình hành động của mình
Hiệp hội du lịch và các tổ chức xã hội khác theo phạm vi chức năng hoạt động nắm bắt mục tiêu, quan điểm và định hướng trong Quy hoạch để cụ thể hóa thành chương trình hành động của mình

Giải pháp phát triển du lịch hướng đến tầm nhìn 2030

Để phát triển du lịch bền vững cần phải có những giải pháp cụ thể và áp dụng các định hướng đã được đưa ra trong chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch:

Một là, cần tiếp tục triển khai thực hiện thành công 08 nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm mà Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị đã xác định để tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển. Đồng thời, tập trung các nguồn lực thực hiện đồng bộ và hiệu quả một số giải pháp mang tính đột phá nhằm duy trì nhịp độ tăng trưởng, hoàn thành tốt các mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra.

Hai là, dựa vào các thế mạnh nổi trội và hấp dẫn về tài nguyên du lịch để đầu tư phát triển sản phẩm du lịch. Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch tiềm năng nhiều người thích khám phá như du lịch biển, đảo, du lịch văn hóa và du lịch sinh thái. Qua đó, hình thành một hệ thống các tuyến du lịch, tham quan thuận lợi cho khách du lịch.  

Ba là cần phải cải thiện hệ thống hạ tầng giao thông, cơ sở vật chất kĩ thuật để đồng bộ các yêu cầu phát triển du lịch, quy hoạch. Đồng thời, phải cải tạo và nâng cấp hệ thống giao thông giúp cho việc đi lại trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn. 

Bốn là Nhà nước cần tập trung xây dựng để có chính sách quản lý hợp lý, hình thành một số trung tâm dịch vụ du lịch có tầm cỡ khu vực và quốc tế. 

Năm là, đẩy mạnh hợp tác quốc tế thu hút đầu tư du lịch từ các nhà đầu tư tiềm năng trong và ngoài nước. Đồng thời, mở rộng quan hệ song phương tranh thủ sự hỗ trợ của các quốc gia khác để học hỏi góp phần đẩy nhanh sự phát triển của ngành du lịch nước nhà. 


Việc phát triển du lịch đã trở thành động lực thúc đẩy kinh tế cho các ngành khác
Việc phát triển du lịch đã trở thành động lực thúc đẩy kinh tế cho các ngành khác

Việc phát triển du lịch đã trở thành động lực thúc đẩy kinh tế cho các ngành khác, góp phần củng cố nền kinh tế của mỗi quốc gia. Trong tương lai, du lịch sẽ còn tiếp tục phát huy hết khả năng để mang đến những tiềm năng lớn hơn. 

 

 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

Tin mới cập nhật

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

11 giờ trước

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

11 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

11 giờ trước

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

11 giờ trước

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

1 ngày trước