meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hướng đi nào cho các công ty châu Á tại thị trường Nga?

Thứ hai, 07/03/2022-10:03
Hiện nay, hậu quả của cuộc xung đột vũ trang tại Nga và Ukraine đã tác động lớn tới giá dầu, khiến các doanh nghiệp và cả những người tiêu dùng. Trong bối cảnh các doanh nghiệp đang dần phục hồi sau đại dịch, tình hình lạm phát và căng thẳng địa chính trị được coi là nguyên nhân to lớn tổn hại tới tâm lý đầu tư và nhu cầu đi lại của các nước

Theo Nikkei Asia, hiện có năm tác động mà các doanh nghiệp châu Á tại Nga phải đối mặt như.

Dầu khí

Hướng đi nào cho các công ty châu Á tại thị trường Nga? - ảnh 1

Trưởng bộ phận nghiên cứu châu Á tại công ty Singapore - United First Partners chuyên tư vấn về đầu tư trong bối cảnh đặc biệt - Justin Tang cho rằng hệ luỵ đầu tiên đó giá dầu, các công ty có nguyên liệu là dầu là đầu vào sẽ sớm gặp khó khăn. Được biết, giá dầu hiện đang tăng vọt, giá hợp đồng tương lai dầu thô WTI chuẩn hôm thứ Năm vừa qua chạm mức 100 USD/thùng, đây được biết là lần dầu tiên trong bảy năm nay, do thị trường đang lo ngại phía nguồn cung từ Nga. Nga từ lâu đã được xem như là nước xuất khẩu dầu lớn thứ hai toàn thế giới chỉ sau Ả Rập Xê-út.

Margaret Yang - chiến lược gia của trang tin về thị trường tài chính Singapore DailyFX cho biết rằng các nhà đầu tư đang lo sợ xung đột leo thang từ cuộc chiến của Nga và Ukraine dẫn tới việc xuất khẩu dầu của Nga bị hạn chế từ đó nguồn cung đối với những thị trường có cầu vượt cung càng thêm bị thắt chặt.

Được biết, giá dầu thô và khí đốt cao lên sẽ khiến vượt ra ngoài khuôn khổ các nhóm công ty tiêu thụ dầu. Từ nguồn cung bị thắt chặt, sẽ dẫn tới lạm phát cao hơn trên toàn cầu, từ đó buộc các ngân hàng trung ương phải thắt chặt chính sách tiền tệ tốc độ hơn, điều này có thể sẽ gây tổn hại đến các tài sản rủi ro, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ - lĩnh vực nhạy cảm với lãi suất.

Dù vậy thì một số doanh nghiệp châu Á liên quan tới năng lượng có khả năng sẽ được hưởng lợi. Hôm thứ Năm vừa qua, công ty dầu khí Indonesia Medco Energi International đã có giá cổ phiếu tăng lên tới 13%. Theo sau đó là công ty dầu khí Elnusa đã có giá cổ phiếu tăng lên 12%, hãng phân phối và kinh doanh xăng dầu AKR Corporindo đã tăng lên mức 6%. Cổ phiếu công ty dầu khí PTT Exploration and Production của Thái tăng mức 3,5%.

Du lịch và giao thông

Cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine đã khiến cả nghành hàng không châu Á cũng bị ảnh hưởng. Mới đây, trước tình hình trên, Japan Airlines đã có một động thái được cho là rất hiếm khi xảy ra, khi hãng hàng không này đã huỷ chuyến bay từ Tokyo tới Moscow. Người phát ngôn của Japan Airlines đã giải thích rằng họ không chắc rằng máy bay sẽ được hoạt động một cách an toàn trong bối cảnh xung đột giữa Nga và Ukraine đang leo thang. Sau đó, vào thứ Sáu, một chuyến bay từ Moscow đến Tokyo cũng đã bị huỷ.

Safe Airspace - nhà cung cấp dữ liệu vào hôm thứ Năm đã cho biết rằng đã nâng rủi ro của không phận Ukraine lên mức "không bay", trước tình hình căng thẳng gia tăng gần đây trong khu vực. Tình hình căng thẳng và bất ổn tại Ukraine hiện đang căng thẳng dù chưa biết thực tế lực lượng Nga tiến vào Ukraine sẽ ra sao, đây cũng sẽ phát sinh những rủi ro lớn đối với nghành hàng không dân dụng.

Theo Flightradar24, vào hôm thứ Năm, các hãng hàng không đã có hành động tránh bay qua Ukraine. Nhiều hãng châu Âu cũng đã huỷ bay tới Ukraine trong những ngày qua. Việc người dân hạn chế đi lại hơn trong bối cảnh căng thẳng này cũng sẽ dẫn tới giá nhiên liệu cao hơn là đòn giáng đối với các hãng hàng không vì hiện tại họ đang cố gắng vực dậy sau đại dịch Corona. Vào thứ Năm vừa qua, giá cổ phiếu của Singapore Airlines và Japan Airlines được biết đã giảm 6%.

Trong khu vực châu Á, một số nước như Thái Lan hiện đã mở cửa du lịch dành cho những khách hàng đã tiêm phòng đủ, họ sẽ không phải cách ly. Nhưng giờ đây, các rủi ro địa chính trị đã làm giảm đi lại, cản trở mạnh nghành du lịch Thái Lan và một số nước hiện đang dần phục hồi. Được biết, Thái Lan được xem như là một địa điểm du lịch nổi tiếng của người dân Nga. Bộ Du lịch và Thể thao của Thái Lan cho biết rằng đã có hơn 134 nghìn khách đã tới Thái Lan trong  tháng 1, con số này gấp 17 lần vào cùng kỳ năm ngoái khi đó có hơn 23 nghìn người Nga đã tới Thái Lan.

Công nghệ thông tin

Hướng đi nào cho các công ty châu Á tại thị trường Nga? - ảnh 2

Căng thẳng xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine diễn ra khi Ukraine hiện đang vươn lên là một trung tâm công nghệ đang phát triển ở Đông Âu. Tình hình của đất nước này càng đáng lo ngại khi Ukraine có nhiều công ty nước ngoài đặt trụ sở và các đối tác phát triển, chi phí thấp với lực lượng lao động có trình độ học vấn cao.

Hitachi - Tập đoàn lớn của Nhật Bản hiện đang có khoảng 7.200 nhân viên ở công ty con GlobalLogic tại Ukraine, sẽ có hành động sớm sơ tán nhân viên - Theo Nikkei Asia. Được biết, Hitachi đã mua lại GlobalLogic vào năm ngoái, đầu tháng 2 vừa qua, giám đốc của Hitachi - Ông Yoshịiko Kawamura cho biết ông đang rất lo ngại về tình hình của Ukraine, mặc dù doanh nghiệp hiện nay vẫn đang hoạt động bình thường nhưng tương lai khi có sự tấn công quân sự từ vùng biên giới tới các khu vực nội địa, vấn đề bảo vệ người lao động như thế nào sẽ là một bài toán khó.

Rakuten - một Tập đoàn thương mại điện tử của Nhật bản cũng có trụ sở tại Ukraine - công ty sở hữu ứng dụng Viber hiện đang có khoảng 125 nhà thầu ở thủ đô Kyiv và Odessa. Mặc cho tình hình căng thẳng, Rakuten nhấn mạnh rằng họ vẫn sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh và theo dõi tình hình.

Ngũ Cốc

Được biết, Ukraine là nước xuất khẩu lớn các loại ngô, ngũ cốc và lúa mì. Những sản phẩm này được biết thường hướng tới các nước châu Âu, chuỗi cung ứng này có thể sẽ bị gián đoạn ảnh hướng tới. giá ngũ cốc và tới doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng châu Á.

Giám đốc chiến lược đầu tư tại Ngân hàng Oversea của Sing chia sẻ rằng dù có bất kì sự gián đoạn nguồn cung ngũ cốc nào từ khu vực Biển Đen cũng đều ít nhiều ảnh hưởng tới giá lương thực và gia tăng tình hình lạm phát.

Theo Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc đã tổng hợp chỉ số giá lương thực đạt 135,7 vào tháng Một vừa qua so với 113,5 vào một năm trước đó. Được biết vào hồi đầu tuần trước, các doanh nghiệdp châu Á hiện đã tăng giá sản phẩm, và hiện đang gặp khó khăn trong việc đưa giá chi phí nguyên liệu thô, hậu cần và đóng gói vào giá thành chung của sản phẩm. Được biết, những rủi ro, hệ luỵ nặng hơn nữa từ cuộc chiến này sẽ là gánh nặng lên các nhà sản xuất lương thực châu Á.

Kim loại hiếm, khí hiếm

Theo TrendForce - công ty nghiên cứu thị trường cho biết rằng Ukraine hiện đang là nhà cung cấp lớn khí nguyên liệu thô cho chất bán dẫn, trong gồm neon, krypton, xenon. Dẫn chứng khi Ukraine chiếm gần 70% công suất khí neon trên thế giới thì khi nguồn cung bị gián đoạn sẽ tác động lớn tới ngành.

Về sự tác động lên hoạt động sản xuất chip trong thời gian ngắn hạn khó có thể xảy ra nhưng theo TrendForce, việc giảm cung cấp khí sẽ dẫn tới giá va chi phí sản xuất Wafer bị độn cao lên. Wafer được biết là mảnh mỏng của vật liệu bán dẫn, giúp chế tạo mạch điện tử tích hợp (IC) và các tế bào quang điện silicon.

Các công ty sản xuất chip của Hàn Quốc là SK Hynix cho biết hiện họ đang trong giai đoạn chuẩn bị để đối phó với rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng, giám đốc điều hành Lee chia sẻ với báo chí rằng không cần phải lo lắng vì họ có đủ nguồn hàng dự trữ.

Nhật Bản cho biết vào thứ Sáu tuần qua, họ sẽ sớm áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với hoạt động sản xuất chất bán dẫn và các sản phẩm đa năng khác sang nước Nga nhằm đáp trả cuộc tán công của Nga vào Ukraine.

Thông báo được đưa ra trước tình hình các nước như Mỹ, Đài Loan - các nhà chip chủ chốt của thế giới cũng có hành động tương tự. Các nền kinh tế này dự báo sẽ áp đặt biện pháp trừng phạt lên Nga.

Được biết, Nga là nước xuất khẩu lớn khí hiếm và paladi sử dụng như là thành phần để lọc khí thải ô tô. Một số nước sản xuất ô tô lớn của thế giới như Nhật Bản được biết là nhập rất nhiều paladi từ Nga. Việc Moscow hạn chế xuất khẩu nguyên liệu này sẽ dẫn tới các doanh nghiệp châu Á sẽ bị ảnh hưởng xấu nếu không sớm tìm được nguồn thay thế.

Trước đó vào thứ Năm, Nga đã có cuộc tấn công quân sự vào đất nước Ukraine. Một số thông tin báo cáo rằng đã ghi nhận được về các vụ nổ và các cuộc tấn công tên lửa, nhắm vào một số những thành phố quan trọng của Ukraine, trong đó có thủ đô huyết mạch Kyiv. Được biết, Tổng thống nga Vladimir Putin gọi đây là "phi quân sự hoá" Ukraine, cho biết thêm các kế hoạch của Nga không bao gồm hành động chiếm đóng các lãnh thổ thuộc Ukraine.

Các nước Mỹ, Anh và Liên minh châu Âu EU lập tức đưa ra những hành động trừng phạt mới nhắm vào Nga, tiếp theo sẽ tới các quốc gia khác như Nhật Bản, Canada, Hàn Quốc, New Zealand và Australia.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

Tin mới cập nhật

Bitcoin trượt về mức 90.000 USD, cơn “sốt” tiền điện tử đang hạ nhiệt

5 giờ trước

Huawei chính thức ra mắt hệ điều hành mới, "đoạn tuyệt" với android

5 giờ trước

TP. HCM: 5 công trình tiêu biểu được xếp hạng Di tích Kiến trúc – Nghệ thuật cấp thành phố

5 giờ trước

Giao dịch bất động sản chỉ được công chứng trong phạm vi tỉnh

5 giờ trước

Vì sao NOXH cho thuê vẫn chưa "hút" nhà đầu tư?

5 giờ trước