Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ miền địa lý dễ dàng, chính xác
BÀI LIÊN QUAN
Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ miền địa lý dễ dàng, chính xácHướng dẫn cách vẽ biểu đồ đường trong Excel nhanh chóngGiải thích biểu đồ Gantt Chart là gì? Lý do nên sử dụng sơ đồ Gantt đối với nhà quản lý dự ánBiểu đồ miền là gì?
Biểu đồ dạng miền được đánh giá là biểu đồ không quá phức tạp. Đây là dạng biểu đồ dễ vẽ, được rất nhiều bạn học sinh thích trong quá trình học tập, làm các bài kiểm tra. Tuy nhiên, để có thể vẽ một cách chính xác biểu đồ thì trước hết các bạn cần hiểu biểu đồ miền là gì?
Biểu đồ dạng miền là biểu đồ thể hiện về mặt cơ cấu, động thái phát triển của đối tượng nào đó. Hình dáng của biểu đồ dạng miền là một hình chữ nhật hoặc hình vuông và được phân chia thành các miền khác nhau.
Hiện nay, không ít bạn học sinh bị nhầm lẫn khi xác định vẽ biểu đồ dạng miền và biểu đồ tròn. Bản chất của chúng đều thể hiện sự thay đổi cơ cấu của đối tượng nào đó. Tuy nhiên thì hai loại biểu đồ này hoàn toàn khác nhau. Để biết khi nào cần sử dụng loại biểu đồ này, hãy theo dõi phần tiếp theo nhé.
Khi nào cần vẽ biểu đồ miền?
Việc xác định khi nào cần sử dụng biểu đồ dạng miền rất quan trọng đối với các bạn học sinh trong quá trình làm các bài thi. Việc nắm rõ được các dấu hiệu, các tiêu chí quyết định sử dụng biểu đồ này sẽ giúp các bạn làm bài đúng và đạt điểm cao. Cụ thể, biểu đồ này sẽ được sử dụng trong một số trường hợp dưới đây:
- Cần thể hiện về tỷ lệ, sự thay đổi của cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu. Ví dụ như là cơ cấu của các ngành nghề, cơ cấu dân số,...
- Cần thể hiện về biến động của hiện tượng, sự vật nào đó.
- Đối với dạng biểu đồ này thì số liệu đưa ra ít nhất phải từ 4 mốc trở lên.
Trong biểu đồ dạng miền lại có thêm các dạng nhỏ khác mà các bạn học sinh cần hết sức lưu ý để xác định, thể hiện cho thật chính xác. Theo đó, trong quá trình làm bài tập, bài thi, các bạn cần xem xét để lựa chọn 1 trong 2 dạng biểu đồ sau:
- Dạng biểu đồ dạng miền chồng nối tiếp.
- Dạng biểu đồ chồng từ gốc tọa độ.
Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ miền nhanh và chính xác
Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách vẽ biểu đồ đơn giản trên giấy hoặc trên excel. Hãy theo dõi và làm đúng các bước để vẽ được biểu đồ chính xác nhé.
Cách vẽ trên giấy
Vẽ biểu đồ miền thật ra không quá khó và học sinh có thể nhanh chóng thực hiện được chỉ sau 1 – 2 lần hướng dẫn. Cũng chính bởi sự đơn giản này mà rất nhiều học sinh mong muốn, hy vọng trúng đề thi vẽ biểu đồ này. Cụ thể, để vẽ biểu đồ dạng miền chính xác, các bạn hãy thực hiện theo các bước dưới đây:
Bước 1: Phân tích số liệu, xây dựng hệ trục tọa độ
Trong bước này thì các bạn sẽ phải thực hiện một số vấn đề đó là:
- Đọc yêu cầu của đề bài, phân tích và xử lý các số liệu (nếu cần thiết).
- Tiến hành xác định các tỷ lệ khổ giấy sao cho đảm bảo phù hợp và thể hiện được hết các giá trị trong biểu đồ.
- Khi xây dựng hệ trục tọa độ để vẽ biểu đồ, các bạn cần lưu ý không tự ý sắp xếp thứ tự của các số liệu.
Bước 2: Vẽ biểu đồ
Đầu tiên bạn cần xây dựng nên một hình chữ nhật (hoặc hình vuông) sao cho hợp lý về trục tung sẽ bằng khoảng ⅔ trục hoành. Sau đó đánh số chuẩn trên trục tung (tỷ lệ %) và cần phải đảm bảo cách đều nhau. Năm đầu tiên và năm cuối cùng sẽ thể hiện ở trục tung 2 bên.
Đối với trường hợp biểu đồ gồm nhiều miền chồng lên nhau thì vẽ tuần tự từng miền theo thứ tự từ dưới lên trên. Theo đó, việc sắp xếp thứ tự của các miền cũng cần đảm bảo sao cho phù hợp. Đồng thời khi vẽ biểu đồ này, các bạn cũng cần phải tính toán đến trực quan, tính thẩm mỹ của biểu đồ.
Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ
Cuối cùng sẽ là bước kiểm tra lại toàn bộ các yếu tố để hoàn thiện biểu đồ. Trong bước này thì các bạn cần chú ý một số điều sau:
- Ghi số liệu ở giữa của miền nhưng không ghi giống cách ghi như biểu đồ đường. Hoàn chỉnh về bảng chú giải, tên của biểu đồ.
- Biểu đồ dạng miền vẽ theo giá trị tuyệt đối, thể hiện về mặt động thái thì nên dựng 2 trục, trong đó 1 trục thể hiện đại lượng, 1 trục giới hạn năm cuối.
- Khoảng cách giữa các năm phải ước lượng chính xác.
- Với những trường hợp yêu cầu biểu đồ miền thể hiện về mặt cơ cấu, thay đổi cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu,... thì các bạn sẽ phải xử lý các số liệu về dạng tỷ lệ % rồi mới bắt đầu vẽ biểu đồ.
Cách vẽ trên Excel
Hiện nay, trong quá trình làm các bài tập đơn giản thì các bạn học sinh hay giáo viên có thể vẽ biểu đồ dạng miền trên excel. Đây là một cách nhanh chóng và chính xác để vẽ mọi loại biểu đồ. Các bước thực hiện vẽ biểu đồ bao gồm:
- Bước 1: Chuẩn bị bảng dữ liệu để vẽ biểu đồ cùng các khu vực dữ liệu cần thể hiện.
- Bước 2: Bắt đầu vẽ biểu đồ bằng cách chọn Insert – chọn Other Charts – chọn All Chart Types.
- Bước 3: Tiếp đến, tại hộp thoại Insert Chart, các bạn click vào Area để có thể chọn các dạng biểu đồ phù hợp cho dữ liệu.
- Bước 4: Cuối cùng, các bạn chọn OK là phần mềm Excel sẽ tự đưa ra các gợi ý biểu đồ để bạn chọn biểu đồ dạng miền.
Như vậy, chỉ với 4 bước đơn giản là các bạn có thể hoàn thành việc vẽ biểu đồ nhanh chóng. Đồng thời, bạn cũng có thể thay đổi các yếu tố, cách trình bày sau đó một cách đơn giản.
Cách nhận xét biểu đồ miền
Việc nhận xét biểu đồ như thế nào để đảm bảo chính xác cũng là điều mà các học sinh luôn băn khoăn. Vì bên cạnh việc vẽ, nhận xét cũng sẽ chiếm một tỷ lệ điểm nhất định. Nếu bài tập vẽ biểu đồ là 3 điểm thì phần nhận xét có thể chiếm đến 1 điểm. Vậy cách nhận xét biểu đồ dạng miền như thế nào?
Đầu tiên, các bạn sẽ nhận xét chung toàn bộ số liệu thông qua việc đánh giá xu hướng chung của các số liệu. Tiếp đến, các bạn sẽ nhận xét về hàng ngang. Theo thời gian thì yếu tố A tăng hay giảm, tăng giảm như thế nào, tăng giảm ở mức độ bao nhiêu? Sau đó thì sẽ tiếp tục nhận xét yếu tố B, C, ... tương tự như yếu tố A và nêu rõ về sự chênh lệch giữa các yếu tố.
Sau đó, bạn sẽ nhận xét về hàng dọc xem yếu tố nào xếp hạng nhất, nhì, ba và các yếu tố này có sự thay đổi thứ hạng như thế nào? Cuối cùng là kết luận và giải thích về các số liệu của biểu đồ.
Một số lỗi cần tránh khi vẽ biểu đồ
Vẽ biểu đồ dạng miền mặc dù khá đơn giản, tuy nhiên vẫn không ít bạn mắc phải những sai lầm trong quá trình thực hiện. Có thể do sơ suất, cũng có thể do các bạn chưa hiểu rõ về cách vẽ biểu đồ dạng miền. Dưới đây là một số lưu ý mà các bạn cần biết để tránh bị trừ điểm trong các bài thi của mình.
- Thiếu số liệu trên hình vuông, hình chữ nhật, thiếu số 0 ở gốc tọa độ.
- Chia sai khoảng cách các năm ở trục hoành hoặc sai tỷ lệ ở trục tung.
- Vẽ biểu đồ dạng miền nhưng chưa tạo được hình chữ nhật đặc trưng hoặc thiếu đơn vị.
- Không viết chú giải, không lấp đầy khung biểu đồ.
- Các lỗi mắc phải ở yếu tố phụ ngoài biểu đồ như: thiếu tên, bảng chú giải,...
Lời kết
Trên đây, chúng tôi đã hướng dẫn bạn cách vẽ biểu đồ miền nhanh chóng cả trên giấy và trên excel. Hãy thực hiện đúng các bước chúng tôi gợi ý để vẽ nhanh chóng, chính xác và dễ dàng nhé.