meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

HoREA đề xuất doanh nghiệp bảo hiểm được đầu tư bất động sản 

Thứ sáu, 03/06/2022-21:06
Ngày 31/5, Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) đã có văn bản gửi Quốc hội và các ủy ban của Quốc hội để góp ý dự thảo Luật kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi). 

Được đầu tư nhưng không được kinh doanh bất động sản 

Theo nld.com.vn, Hiệp hội đã đề nghị cho phép doanh nghiệp bảo hiểm được sử dụng vốn nhàn rỗi để đầu tư bất động sản và cần quy định bảo hiểm bắt buộc trong trường hợp chủ đầu tư không thực hiện bảo lãnh ngân hàng khi bán nhà. Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho rằng hiệp hội tán thành việc bãi bỏ quy định về việc cho phép doanh nghiệp bảo hiểm được sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để “kinh doanh bất động sản”. Tuy nhiên, HoREA lại đề nghị cho phép doanh nghiệp bảo hiểm được sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để “đầu tư bất động sản” theo quy định của Chính phủ để phù hợp với Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị.

Tại Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/01/2019 của Bộ Chính trị “Về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế” đã đặt ra các mục tiêu. Trong đó, đến 2035 nguồn vốn huy động cho nền kinh tế của các doanh nghiệp bảo hiểm chiếm 20% - 30% tổng nguồn vốn đầu tư dài hạn; đến 2045 nguồn vốn huy động cho nền kinh tế của các doanh nghiệp bảo hiểm chiếm 30% - 50% tổng nguồn vốn đầu tư dài hạn và quyết định nhiệm vụ, giải pháp “Hoàn thiện các quy định pháp luật về lĩnh vực bảo hiểm, khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư trở lại nền kinh tế”.


HoREA đề xuất các doanh nghiệp bảo hiểm được đầu tư bất động sản.
HoREA đề xuất các doanh nghiệp bảo hiểm được đầu tư bất động sản.

“Do vậy, điểm a và điểm b khoản 3 Điều 150 “Dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi)” quy định doanh nghiệp bảo hiểm “không được phép đầu tư bất động sản” là chưa phù hợp với chủ trương của Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính trị”, HoREA nhấn mạnh.

Do đó, Hiệp hội cho rằng rất cần thiết cho phép doanh nghiệp bảo hiểm dùng vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ để đầu tư tài chính, đầu tư vốn vào một số lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực bất động sản (nhưng không được thực hiện hoạt động kinh doanh bất động sản).

Chủ tịch HoREA cho biết: “Nguồn vốn bảo hiểm cũng là một nguồn vốn xã hội hóa rất lớn cần được khai thác, sử dụng hiệu quả sẽ bổ sung thêm một nguồn vốn đầu tư, góp phần chia sẻ bớt áp lực cho các tổ chức tín dụng”.

Bên cạnh đó, việc cho phép doanh nghiệp bảo hiểm dùng vốn nhàn rỗi từ dự phòng của doanh nghiệp để đầu tư tài chính, đầu tư vốn vào lĩnh vực bất động sản vẫn đảm bảo phù hợp với quy định “không cho phép doanh nghiệp bảo hiểm được sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để kinh doanh bất động sản”.  


Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Căn cứ tại khoản 5 Điều 13 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản không được ủy quyền cho bên tham gia hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết, hợp tác kinh doanh hoặc góp vốn thực hiện ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê mua bất động sản, nên doanh nghiệp bảo hiểm cũng không được trực tiếp kinh doanh bất động sản mà chỉ được đầu tư vốn và được phân chia lợi nhuận (hoặc chịu lỗ) theo hợp đồng góp vốn đầu tư.

Liên quan đến mức vốn mà doanh nghiệp bảo hiểm được phép đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, HoREA cho rằng quy định "doanh nghiệp bảo hiểm được sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để đầu tư tài chính, góp vốn vào lĩnh vực bất động sản với mức tối đa 10% đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, tối đa 20% đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ" tại Điều 62 Nghị định 73/2016/NĐ-CP là phù hợp, đồng thời vẫn đảm bảo thực hiện nguyên tắc doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm “ tự chịu trách nhiệm về hoạt động đầu tư, bảo đảm tính an toàn, hiệu quả và thanh khoản”.

Bảo hiểm rủi ro cho khách hàng 

Trong văn bản gửi Quốc hội, HoREA một lần nữa kiến nghị bổ sung quy định về "bảo hiểm nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai" để bảo vệ quyền lợi của người mua nhà.

Nguyên nhân để HoREA đưa ra kiến nghị này là do trong thị trường bất động sản, khách hàng thường là bên yếu thế, đặc biệt là người tiêu dùng mua nhà để ở, hoặc nhà đầu tư nhỏ lẻ. Còn các chủ đầu tư dự án bất động sản thường là bên có lợi thế. 


HoREA đề nghị "bảo hiểm rủi ro" cho khách hàng khi nhà đầu tư chậm bàn giao nhà.
HoREA đề nghị "bảo hiểm rủi ro" cho khách hàng khi nhà đầu tư chậm bàn giao nhà.

Mặc dù hiện nay pháp luật đã có những quy định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của khách hàng khi mua nhà hình thành trong tương lai. Cụ thể, tại khoản 1 Điều 56 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định: “Bắt buộc chủ đầu tư dự án bất động sản trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng”.

HoREA cho rằng một biện pháp như trên là chưa đủ, do đó cần bổ sung thêm biện pháp “bảo hiểm rủi ro” thông qua cơ chế hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Đó là “chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm” khi chủ đầu tư “không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng” vào dự thảo Luật kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi). 

Tại kỳ họp thứ 3 của Quốc hội khóa XV, dự thảo Luật kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) sẽ được đưa ra thảo luận. Một số nội dung nổi bật của dự thảo như doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm... không được kinh doanh bất động sản, đầu tư chứng khoán phái sinh, kim loại quý, đá quý, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài…

Chiều ngày 27/5, tại phiên thảo luận ở hội trường về Luật kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi), nhiều đại biểu tán thành với đề xuất không cho doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh bất động sản, đồng thời các đại biểu cho rằng cần có quy định chặt chẽ để tránh lách luật.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

4 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

4 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

4 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

4 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

4 giờ trước