Hợp tác là gì? Những yếu tố nào tạo nên một mối quan hệ hợp tác bền vững?
Hợp tác là gì?
Hợp tác là một quá trình có sự tham gia của nhiều cá nhân hoặc nhiều tập thể cùng hướng tới một lợi ích chung. Trong quá trình hợp tác, các bên sẽ cùng làm việc, hỗ trợ và giúp đỡ nhau để đạt được một mục tiêu đã đặt ra từ trước.
Có 2 nguyên tắc chính khi các bên có ý định hợp tác với nhau, bao gồm:
- Đảm bảo sự bình đẳng giữa các bên.
- Tất cả các bên tham gia sẽ được đảm bảo được hưởng lợi ích của mình, không gây ra ảnh hưởng tiêu cực tới lợi ích của bên khác.
Làm thế nào để xây dựng được mối quan hệ hợp tác thành công
Một khi đã quyết định hợp tác thì đâu là yếu tố quan trọng để giúp mối quan hệ này trở nên bền vững và lâu dài? Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn tạo dựng được mối quan hệ hợp tác tốt đẹp nhất.
Hành động vì lợi ích chung
Bước đầu tiên chính là việc xác định mục tiêu. Chỉ khi các bên có chung một mục tiêu giống nhau mới có thể đạt được tiếng nói chung trong quá trình hợp tác. Điều này giúp các bên dễ dàng đạt được sự đồng thuận trong việc lên kế hoạch, phân chia công việc và sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ nhau nếu trong quá trình thực hiện có vướng mắc xảy ra.
Một khi tất cả các bên đều làm việc vì lợi ích chung thì mới có thể gạt đi cái tôi của bản thân, từ bỏ lợi ích nhóm để cố gắng hết mình vì công việc, tạo nên sự gắn bó trong tập thể để từ đó phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng, nâng cao hiệu suất làm việc.
Phân chia rõ ràng vai trò của từng bên
Dù có chung mục tiêu để hướng tới nhưng trong quá trình hợp tác, các bên vẫn phải xác định rõ vai trò và trách nhiệm của mình. Mỗi bên phải biết chính xác công việc của mình là gì, không lấn sang nhiệm vụ của bên khác gây mất thời gian, tiêu tốn nguồn nhân lực và tránh những xung đột không đáng có.
Đồng thời các bên cũng phải đứng ra chịu trách nhiệm cho những hạng mục mà bên mình nắm giữ. Gánh trên vai trách nhiệm mới có thể làm việc một cách chỉnh chu và cẩn thận nhất, không đổ lỗi cho nhau khi có vấn đề phát sinh.
Tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau
Đây là yếu tố quan trọng để tạo nên một tập thể vững mạnh và gắn bó lâu dài. Chỉ khi tôn trọng đối tác bạn mới có thể nhận về sự tôn trọng, từ đó xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và hòa hợp giữa các bên. Có lòng tin giúp các bên yên tâm khi cùng nhau làm việc và chia sẻ lợi ích, tạo tiền đề cho những lần hợp tác sau này.
Dùng biện pháp hòa bình để giải quyết mâu thuẫn
Tuy làm việc vì mục tiêu chung nhưng không thể tránh khỏi những tình huống xảy ra bất đồng quan điểm giữa các bên. Hãy giảm mức độ xung đột xuống mức thấp nhất và hòa hoãn những tranh cãi giữa các bên bằng thái độ thiện chí.
Dù có đang nóng giận tới đâu, hãy nhớ vẫn luôn phải thể hiện thái độ chuyên nghiệp và lịch sự. Khi cơn nóng giận đi qua, bạn vẫn có thể giữ được những mối quan hệ thân thiết, thậm chí từ mối quan hệ đó mà mở rộng hợp tác với nhiều bên hơn nữa.
Những lưu ý khi quyết định hợp tác kinh doanh
Dù bạn là doanh nghiệp lớn hay chỉ là các cá nhân kinh doanh riêng lẻ, bạn vẫn phải lưu ý những nguyên tắc sau đây để tránh rủi ro và gia tăng lợi nhuận.
Tìm hiểu thật kỹ về đối tác của bạn
Để đi đến quyết định hợp tác, bạn phải hiểu đối tác của mình. Những thông tin như quy mô kinh doanh, năng lực tài chính, khả năng chuyên môn, giấy tờ pháp lý là những thông tin bạn cần nắm bắt được.
Dành thời gian tìm hiểu và quan sát đối tác, tránh đưa ra quyết định hợp tác quá vội vàng khi những thông tin về đối tác mà bạn biết lại quá ít ỏi, điều này có thể dẫn đến những bất đồng trong quá trình hợp tác và gây ra những tổn thất cho doanh nghiệp của bạn.
Đọc kỹ các điều khoản hợp đồng
Hãy chắc chắn trong bản hợp đồng có ghi chú rõ ràng về quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên, cố gắng đánh giá được tất cả những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình hợp tác. Đồng thời đảm bảo các điều khoản đưa ra phù hợp và tuân thủ với luật pháp hiện hành.
Hợp tác với tâm thể cởi mở, thẳng thắn
Mối quan hệ hợp tác bền vững nhất dựa trên mối quan hệ các bên đều có lợi. Vậy nên phải đảm bảo các bên phải chia sẻ trung thực, tin tưởng lẫn nhau, đây là yếu tố quan trọng giúp các bên hợp tác lâu dài, dễ dàng tháo bỏ khúc mắc trong quá trình làm việc.
Đừng ngại nếu phải chấm dứt hợp tác
Chấm dứt hợp tác là điều không ai muốn nhưng nếu bạn rơi vào tình huống bất lợi, hoặc đối tác làm việc không hiệu quả, không đúng cam kết trong hợp đồng thì đừng ngại kết thúc mối quan hệ hợp tác đó.
Cố gắng kéo dài một mối quan hệ hợp tác không lành mạnh chỉ khiến bản thân bạn và doanh nghiệp đứng trước những tổn thất lớn hơn. Thay vì cố gắng chịu đựng, hãy tìm cho mình một đối tác khác chuyên nghiệp và phù hợp để gia tăng năng suất, lợi nhuận cũng như đạt được mục tiêu đề ra nhanh chóng hơn.
Bài viết trên đây vừa đưa ra những khái niệm về hợp tác là gì cùng với những nội dung cơ bản nhất về hợp tác. Mong rằng bạn đã tìm được những thông tin cần thiết trong bài viết trên và áp dụng thành công trong công việc của mình