"Hòn đảo ma" giữa biển khơi Nhật Bản: Từ thành phố thiên đường sầm uất giàu có đến hòn đảo bị lãng quên chỉ trong phút chốc
BÀI LIÊN QUAN
Kỳ lạ hòn đảo đẹp tựa thiên đường nhưng phải thuê người đến ở: Chốt "kèo" nhận ngay 1,5 tỷ đồngKỳ lạ hòn đảo thiêng chỉ có duy nhất một cư dân sinh sống: Nghiêm cấm phụ nữ, chỉ nam giới mới được ghé thămNgôi nhà cô đơn nhất thế giới: Nằm trơ trọi giữa hòn đảo hoang đẹp nao lòng, lần gần nhất có người ở là cách đây hơn 300 nămTheo History of Yesterday, hòn đảo Hashima có diện tích khoảng 6,3ha, nằm cách tỉnh Nagasaki khoảng 15km. Hòn đảo này vô cùng nổi tiếng tại Nhật Bản không chỉ vì cảnh quan mà còn bởi câu chuyện gắn liền với địa danh nơi đây. Từ “thiên đường trên biển” trong quá khứ, Hashima trở thành thành phố ma hoang tàn bị nhiều người lãng quên.
Thực tế, đảo Hashima còn được gọi là Gunkanjima (có nghĩa là Đảo Chiến hạm). Sở dĩ, hòn đảo Hashima có cái tên này là do hình dáng của nó rất giống với một con tàu thiết giáp hạm của Nhật Bản. Xét về mặt lịch sử, hòn đảo Hashima chính thức hoạt động như một cơ sở khai thác than từ năm 1887 cho đến năm 1974.
Thế nhưng, khi trữ lượng than bắt đầu cạn kiệt và dầu mỏ bắt đầu thay thế cho than, Hashima đã buộc phải đóng cửa và những người sinh sống ở đây cũng đã rời đi. Sau đó, hòn đảo này bị bỏ hoang trong gần 3 thập kỷ. Tuy nhiên, khi những bức tường bê tông bị bỏ hoang dần sụp đổ theo thời gian, hệ thực vật phát triển ngày càng mạnh mẽ, hòn đảo đổ nát này bất ngờ thu hút sự chú ý, quan tâm của những người quan tâm đến các di tích lịch sử. Thời điểm hiện tại, Hashima trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 2015.
“Thiên đường trên biển” một thời
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực xung quanh hòn đảo Hashima đã được phát hiện có chứa nguồn than đá dồi dào ở bên dưới. Chính vì thế, năm 1890, Tập đoàn Mitsubishi - một nhà tư bản quyền lực và giàu có bậc nhất đất nước đã mua lại hòn đảo với giá 10 vạn yên.
Nhà tư bản này đã biến Hashima thành một hòn đảo nhân tạo vô cùng sầm uất và xinh đẹp. Tất cả ngóc ngách ở trên đảo đều được bê tông hóa với những tòa nhà cao chọc trời, hiện đại nhất thời điểm đó. Điều đáng nói, tòa nhà bê tông kiên cố đầu tiên tại Nhật Bản không phải được xây dựng tại Tokyo hay thành phố lớn nào khác trên đất liền mà chính là tại đảo Hashima. Tiếp đến, hàng loạt công trình gồm trường học, bệnh viện, khu dân cư hiện đại cũng mọc lên san sát nhau.
Chỉ sau một đến hai thập kỷ ngắn ngủi, từ một hòn đảo nhỏ không ai biết tới, Hashima đã “lột xác” trở thành thành phố có mật độ dân số lớn nhất trên thế giới với 5.200 cư dân vào thời điểm đó. Hashima cũng nhanh chóng trở thành biểu tượng của sự giàu có, phát triển cũng như xa hoa bậc nhất của xứ sở hoa anh đào sau tổn thất của chiến tranh. Đồng thời, nơi đây cũng trở thành vùng đất hứa dành cho các công nhân đến đây để khai thác mỏ.
Thậm chí vào thời điểm thịnh vượng, hòn đảo Hashima còn được mọi người ca tụng là “thiên đường trên biển”. Tất cả những gia đình trên hòn đảo đều có điều kiện và mức sống cao, có tủ lạnh, tivi đầy đủ. Hashima trở thành khu đô thị kiểu mẫu có đầy đủ mọi thứ không kém bất kỳ thành phố lớn trên biển nào.
Biến thành đảo hoang chỉ trong phút chốc
Cứ ngỡ Hashima mãi mãi là thiên đường như thế, ai ngờ sau này số phận của nó lại trở nên hoàn toàn khác biệt so với kế hoạch ban đầu. Chính bởi sự phát triển quá nhanh chóng, thu hút quá nhiều người mà số phận của Hashima đã bị bóp nghẹt. Vốn là nơi có mật độ dân số lớn nhất thời điểm bấy giờ khi mật độ dân số gấp 10 lần Tokyo. Tính sương sương, mỗi người dân trên đảo chỉ được sống trong diện tích chuẩn 9,9m2.
Những căn nhà quá nhỏ bé và chật chội khiến mọi người dần ngột ngạt và khó chịu. Chưa kể, hòn đảo ở một nơi hoang vắng, không có kết nối với thế giới bên ngoài nên chẳng khác gì một nhà tù biệt lập. Đặc biệt, việc khai thác liên tục dưới các hầm mỏ đã khiến cho công nhân trở nên kiệt sức. Nhiều vụ tai nạn lao động liên tiếp xảy ra khiến người dân nơi đây càng thêm sợ hãi.
Dù được trả mức lương siêu cao nhưng các công nhân khai thác mỏ vẫn phải chịu cuộc sống không khác gì địa ngục. Hầm mỏ với không khí độc hại càng khiến cho con người ta bí bách, khó chịu. Trong thời gian ngắn, rất nhiều người đã bỏ trốn khỏi thành phố kiểu mẫu Hashima để tới vùng đất khác.
Đến đầu năm 1974, Mitsubishi tuyên bố đóng cửa hòn đảo Hashima khiến hòn đảo bị bỏ hoang, không còn có người ở kể từ đó. Đầu thế kỷ 21, tập đoàn này đã trả hòn đảo về cho nhà nước khi hiến tặng đảo Hashima cho thị trấn Takashima. Đến năm 2005, thì hòn đảo chính thức thuộc về Nagasaki.
Kể từ đây, thành phố bắt đầu thực hiện một chiến dịch quảng bá mạnh mẽ về du lịch trên hòn đảo này. Họ cho phép các nhà báo được lên đảo, khôi phục cầu tàu để phục vụ du lịch. Đồng thời, thành phố còn cho cải tảo những khu vực đã xuống cấp trở nên sạch sẽ gọn gàng hơn. Những tòa nhà quá cũ và không an toàn đều bị cấm vào.
Khi hình ảnh của đảo Hashima lọt ra ngoài, rất nhiều người hiếu kỳ đã muốn đến tận nơi để có thể tham quan và chiêm ngưỡng. Tháng 7/2015, UNESCO chính thức công nhận đảo Hashima là một di sản văn hóa thế giới.
Đặc biệt, sự ma mị ở hòn đảo Hashima đã truyền cảm hứng cho đạo diễn Piyapan Choopetch cho ra mắt bộ phim “Bí ẩn đảo Hashima”. Đây là bộ phim kinh dị nổi tiếng trên khắp thế giới, đưa đảo Hasami trở thành “địa danh bị ma ám” nổi tiếng nhất tại Nhật Bản.