meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hơn 70% người Việt mua hàng online thích dùng Shopee, chuộng thanh toán COD, đề cao yếu tố freeship

Thứ hai, 30/01/2023-16:01
TGM Research đã có một cuộc khảo sát cho thấy 73,9% người tiêu dùng Việt Nam thích mua sắm online trên nền tảng Shopee và có tới 74% cho biết họ mua hàng online hơn 1 lần mỗi tháng.

Theo Nhịp sống thị trường, mới đây, TGM Research đã tiến hành khảo sát về Thương mại Điện tử Toàn cầu 2022 đối với 33 quốc gia thuộc 5 châu lục bao gồm 12.200 người tiêu dùng ở độ tuổi 18 đến 64.

Theo đó, có 313 người tại Việt Nam tham gia trả lời. Kết quả cho thấy 74% người tiêu dùng Việt Nam cho biết họ mua sắm online hơn 1 lần mỗi tháng trong vòng 12 tháng kể từ thời điểm cuộc khảo sát được tiến hành và có 96% cho biết họ thường mua hàng qua smartphone.

Quần áo hoặc phụ kiện là sản phẩm được mua nhiều nhất trong khoảng thời gian 1 năm chiếm tới 65%. Các sản phẩm chăm sóc cá nhân đứng thứ hai với tỉ lệ 50%, tiếp theo là giày dép và sản phẩm làm đẹp lần lượt chiếm 50% và 47%.


Người tiêu dùng Việt Nam đề cao yếu tố miễn phí vận chuyển khi mua hàng online
Người tiêu dùng Việt Nam đề cao yếu tố miễn phí vận chuyển khi mua hàng online

Kết quả khảo sát cho thấy người tiêu dùng Việt Nam đề cao yếu tố miễn phí vận chuyển và chi phí thấp lên hàng đầu khi mua sắm online với tỉ lệ 46%, sau đó là giá cả với tỉ lệ 45%. Vận chuyển nhanh, tiết kiệm tiền khi mua sản phẩm, nhiều lựa chọn thanh toán hay hoàn trả dễ dàng là những yếu tố quan trọng khác được xem xét.

Thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng (COD) là hình thức thanh toán được yêu thích nhất tại Việt Nam khi chiếm 37%. Xếp thứ hai là thanh toán chuyển khoản chiếm 25%. Tỉ lệ 11% thuộc hình thức thanh toán qua ví điện tử và thẻ tín dụng. Bên cạnh đó còn có dịch vụ mua trước trả sau nhưng còn khá mới mẻ khi chiếm 4%.

Shopee là nền tảng thương mại điện tử được yêu thích nhất khi chiếm được cảm tình của 73,9% số người tham gia trả lời khảo sát, trong khi đó chỉ có tỉ lệ là 53%, Tiki đứng thứ ba với 26,1%.

Khảo sát cũng chỉ ra rằng có 47% người Việt Nam muốn giảm giá theo phần trăm trong khi có 44% cho biết họ yêu thích hình thức giảm giá theo số tiền và 37% thích tặng quà miễn phí theo hóa đơn. Tỷ lệ 16% cho biết họ thích hình thức mua 1 tặng 1.


 
 

Kết quả khảo sát nói trên cho thấy sự phát triển bứt tốc của ngành thương mại điện tử. Có 55% người tham gia khảo sát tại Việt Nam cho biết họ từng đặt hàng online và nhận qua người vận chuyển trong vòng 1 năm qua.

Ngoài ra, có 38% cho biết họ đã tham gia sự kiện mua sắm livestream. Con số này chỉ ra sức hút của các hình thức bán hàng cùng với yếu tố giải trí đối với người tiêu dùng Việt Nam.

Trước đó, Zingnews cũng đã có bài viết cho biết người Việt rất ưa chuộng mua hàng online.

Cụ thể thương mại điện tử đóng góp vai trò quan trọng đối với nền kinh tế số của Việt Nam. Đa số người dùng ưa chuộng dịch vụ mua sắm online và giao đồ ăn online. Báo cáo nền kinh tế số Đông Nam Á của Google, Temasek và Bain & Company cho thấy Việt Nam ghi nhận tốc độ tăng trưởng kinh tế số nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á với tổng giá trị hàng hóa dự kiến tăng từ 18 tỷ USD trong năm 2021 lên 23 tỷ USD nhờ thương mại điện tử tăng trưởng 26% so với cùng kỳ.

Việt Nam là một trong những nước khôi phục những hoạt động bình thường mới một cách nhanh chóng sau đại dịch. Thế nhưng một số xu hướng tiêu dùng và thói quen được hình thành cũng như thúc đẩy trong thời đại dịch vẫn tiếp tục duy trì.

Thương mại điện tử ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của nền kinh tế số Việt Nam khi có tới 90% người tiêu dùng kỹ thuật số dự định tiếp tục duy trì sử dụng những nền tảng thương mại điện tử trong vòng một năm tới.

Người dân sinh sống tại các thành phố có mức độ tiếp nhận dịch vụ kỹ thuật số ở mức cao nhất. Trong đó đứng đầu danh sách là lĩnh vực thương mại điện tử thực phẩm và tạp hóa với tỉ lệ 96%, 85% và 85% tương ứng.

Trong khi đó, tần suất một người Việt Nam tiêu thụ nội dung số thấp hơn mức trung bình của khu vực. Có khoảng 20% người trả lời khảo sát cho biết họ xem video theo yêu cầu ít nhất một lần mỗi tuần. Điều này chỉ ra rằng Việt Nam vẫn có nhiều triển vọng tăng trưởng trong dài hạn.

Tại Việt Nam các dịch vụ tài chính kỹ thuật số tiếp tục duy trì sự phát triển mạnh mẽ. Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm nhanh nhất thuộc về lĩnh vực cho vay kỹ thuật số khi đạt tỷ lệ 114%.


 
 

Dự kiến lĩnh vực đầu tư cũng tăng trưởng mức đột phá vào năm 2025 với mức CAGR vượt 106%. Khoảng 83% quỹ đầu tư bảo hiểm kỳ vọng rằng thương vụ tại Việt Nam sẽ tăng trưởng trong dài hạn. Đó cũng là tỉ lệ đứng đầu của khu vực.

Ngành kỹ thuật số của Việt Nam cũng có được nền móng vững chắc để phát triển trong tương lai đến từ lực lượng lao động nội địa chất lượng cao ở lĩnh vực công nghệ cũng như sự thâm nhập gia tăng của dịch vụ số hóa tại khu vực thành thị và nông thôn.

Việt Nam và khu vực ASEAN có thể xây dựng kế hoạch tăng trưởng bền vững cho thập kỷ kỹ thuật số bằng sự nhận thức xoay quanh vấn đề môi trường, xã hội và quản trị ngày một tăng lên.

Theo Fock Wai Hoong, Phó trưởng bộ phận công nghệ và người tiêu dùng khu vực Đông Nam Á của Temasek, nhờ sở hữu dân số ngày càng đông và lực lượng lao động công nghệ có tay nghề cao nên nền kinh tế số Việt Nam sẽ là điểm nóng tăng trưởng.

Theo ông Willy Chang - thành viên cộng sự của Bain & Company, nền kinh tế số của Việt Nam đã hồi phục mạnh mẽ sau khi chịu tác động của dịch bệnh vào năm 2021. Công ty kỳ vọng rằng quốc gia sẽ tạo đà tăng trưởng mạnh mẽ trong thập kỷ tới nhờ nguồn nhân lực công nghệ địa phương chất lượng cao, nỗ lực chuyển đổi số trong lĩnh vực và sự tập trung của các nhà đầu tư vào Việt Nam.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Bình Dương giải "cơn khát" nhà ở cho người thu nhập thấp bằng 3.000 căn NOXH

Dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi: Đỏ mắt tìm chủ đất để bồi thường giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

2 giờ trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

2 giờ trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

2 giờ trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

2 giờ trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

2 giờ trước