meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Học hàm học vị là gì? Phân biệt học hàm và hoc vị

Thứ bảy, 12/11/2022-16:11
Học hàm, học vị là cách gọi chung để chỉ trình độ, bằng cấp, học thức của một người. Đây là những khái niệm đã được quy định rõ ràng nhưng do không phổ biến nên nhiều người nhầm lẫn không biết học hàm học vị là gì? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn phân biệt cụ thể nhé!

Hệ thống phân cấp trình độ giáo dục chuyên môn hiện nay ở Việt Nam bao gồm học vị và học hàm. Sau đây là khái niệm học hàm học vị là gì?

Học hàm là gì?

Học hàm chỉ các danh hiệu trong hệ thống giáo dục và đào tạo do Hội đồng chức danh Giáo sư Việt Nam hoặc các cơ quan nước ngoài bổ nhiệm cho người đang làm công tác giảng dạy hoặc nghiên cứu. Học hàm có hai danh hiệu chính là giáo sư và phó giáo sư, hoàn toàn độc lập và không liên quan đến nhau.

Tiêu chuẩn để được bổ nhiệm danh hiệu giáo sư và phó giáo sư không cố định thậm chí không đòi hỏi người được công nhận phải đang làm công tác giảng dạy hoặc nghiên cứu.

Theo quy định năm 2008, học hàm giáo sư và phó giáo sư có tiêu chuẩn xét cũng như cách thức công nhận rất khác so với các danh hiệu Professor (Giáo sư) và Associate professor (Phó giáo sư) mà các nước khác trên thế giới đang sử dụng.


Giải đáp thắc mắc: “Học hàm học vị là gì?”
Giải đáp thắc mắc: “Học hàm học vị là gì?”

Học vị là gì?

Học vị là văn bằng do một cơ sở giáo dục hợp pháp trong hoặc ngoài nước cấp cho người đã hoàn thành một cấp học nhất định. Một cơ sở giáo dục của nhà nước hoặc được nhà nước cấp phép để mở các chương trình đào tạo từ trung học phổ thông, đại học, sau đại học.

Người tham gia các chương trình này và đủ điều kiện tốt nghiệp sẽ được nhà trường cấp văn bằng chứng chỉ tương ứng với cấp học vị đó.

Hệ thống học vị tại Việt Nam

Phân cấp học vị bao gồm:

Học vị tú tài

Là học vị của những người đã tốt nghiệp trung học phổ thông, kỳ thi cuối bậc trung học của Việt Nam. Những người đã tốt nghiệp cấp 3 sẽ được cấp bằng tú tài

Học vị cử nhân

Dành cho những người tốt nghiệp đại học. Tại Việt Nam, sinh viên tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế, văn hóa, luật,… sẽ được cấp bằng cử nhân, tốt nghiệp chuyên ngành y khoa sẽ được cấp bằng bác sỹ, dược sỹ,…, tốt nghiệp đại học chuyên ngành kỹ thuật sẽ được cấp bằng kỹ sư,...


Trung bình cử nhân ở Việt Nam sẽ trải qua chương trình đào tạo 4 năm
Trung bình cử nhân ở Việt Nam sẽ trải qua chương trình đào tạo 4 năm

Học vị Thạc sỹ

Cấp bậc dành cho những người nghiên cứu chuyên sâu thông qua chương trình đào tạo thạc sỹ thuộc một chuyên ngành nào đó. Đây là chương trình đào tạo sau đại học nên chỉ những người đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành mới được tham gia chương trình đào tạo thạc sỹ chuyên ngành tương ứng.

Học vị Tiến sĩ

Đây là một học vị do một trường đại học cấp sau khi nghiên cứu sinh hoàn thành khóa học sau đại học và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ.

Tương tự, những người được cấp bằng tiến sĩ này cần phải nắm được các lý luận cơ bản, nghiên cứu mới nhất trong chuyên môn của mình. Đây là những kiến thức đã được tích lũy trong quá trình làm thạc sỹ chuyên ngành liên quan.


Người học cần có cấp bậc Thạc sĩ trước khi học lên Tiến sĩ
Người học cần có cấp bậc Thạc sĩ trước khi học lên Tiến sĩ

Cấp bậc lương của học hàm học vị là gì?

Đối với từng học hàm học vị là gì, mức lương khởi điểm sẽ có sự chênh lệch khác nhau. Trung bình cứ 3 năm (đủ 36 tháng) đối với học vị, 5 năm đối với học hàm, bạn sẽ được xem xét xét nâng lên một bậc lương, trừ trường hợp đã xếp bậc lương cuối cùng của bảng lương.

  • Trình độ tiến sĩ có mức lương xếp bậc 3, hệ số lương 3.00 của ngạch chuyên viên
  • Trình độ thạc sĩ có mức lương được xếp bậc 2, hệ số lương 2.67 của ngạch chuyên viên
  • Trình độ đại học mức lương xếp bậc 1, hệ số lương 2.34 của ngạch chuyên viên (mã ngạch 01.003)
  • Trình độ cao đẳng thì mức lương xếp bậc 2, hệ số lương 2.06 của ngạch cán sự (mã ngạch 01.004)
  • Trình độ trung cấp mức lương xếp bậc 1, hệ số lương 1.86 của ngạch cán sự
  • Trong khi đó học hàm phó giáo sư (Nhóm A2.1) có hệ số lương lần lượt là 4.4; 4.74; 5.08; 5.42; 5.76; 6.10; 6.44; 6.78; VK 5% (mã ngạch 15.110)
  • Học hàm Giáo sư (Nhóm A3.1): 6.2; 6.56; 6.92; 7.28; 7.64; 8.00; VK 5% (mã ngạch 15.109)

Những người có các bậc học vị học hàm khác biệt sẽ có bậc lương không giống nhau
Những người có các bậc học vị học hàm khác biệt sẽ có bậc lương không giống nhau

Phụ cấp cho các học hàm học vị

Mức phụ cấp áp dụng cho các chức danh làm việc tại cơ quan nhà nước bao gồm:

Phụ cấp thâm niên

Mức phụ cấp này được tính bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh đó. Theo quy định, từ năm thứ tư trở đi mỗi năm được tính thêm 1% lương

Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo

Phụ cấp này gồm 10% mức lương hiện đang được hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)

Phụ cấp khu vực xa xôi, hẻo lánh

Gồm 7 mức cơ bản là 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu chung

Phụ cấp đặc biệt

Phụ cấp gồm 3 mức: 30%; 50% và 100% mức lương hiện hưởng, thêm phụ cấp chức vụ lãnh đạo và thâm niên vượt khung.


Phụ cấp dành cho những người đang làm việc ở đảo xa đất liền và vùng biên giới có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn
Phụ cấp dành cho những người đang làm việc ở đảo xa đất liền và vùng biên giới có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn

Phụ cấp lưu động

Những người thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở sẽ được phụ cấp theo 3 mức: 0,2; 0,4 và 0,6 so với mức lương tối thiểu chung.

Phụ cấp độc hại, nguy hiểm

Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được chia thành 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu chung.

Phụ cấp ưu đãi

Những nghề hoặc công việc có điều kiện lao động cao hơn bình thường, họ sẽ được hưởng theo chính sách ưu đãi của Nhà nước mà chưa được xác định trong mức lương. Gồm 5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 30%, 35%, 40%, 45% và 50% mức lương hiện hưởng, cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Phụ cấp thu hút làm việc

Những người đang làm việc ở vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn sẽ được hưởng 1 trong 4 mức 20%; 30%; 50% và 70% mức lương hiện hưởng, cộng thêm phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).


Phụ cấp thu hút làm việc có thời gian hưởng từ 3 đến 5 năm
Phụ cấp thu hút làm việc có thời gian hưởng từ 3 đến 5 năm

Phụ cấp trách nhiệm công việc

Những người làm việc trong tổ chức cơ yếu được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc bảo vệ cơ mật mật mã sẽ được hưởng phụ cấp gồm 3 mức: 0,1; 0,2 và 0,3 so với mức lương tối thiểu chung.

Những người làm những công việc đòi hỏi trách nhiệm cao, đảm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức danh lãnh đạo thì được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,5 so với mức lương tối thiểu chung.

Lời kết

Trên đây là một số thông tin về học hàm học vị là gì và cách phân biệt cụ thể nhất. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết học vị và học hàm khác nhau chỗ nào từ đó sẽ không nhầm lẫn giữa 2 thuật ngữ này.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

4 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

4 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

4 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

4 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước