Hé lộ "bí mật" của Hóa Chất Đức Giang: Bên cạnh thiên thời thì phải có địa lợi và nhân hòa đã được tích lũy nhiều năm với văn hóa “chậm mà chắc”
BÀI LIÊN QUAN
Triển vọng kinh doanh của Hoá chất Đức Giang sẽ như thế nào khi giá phốt pho giảm 15%?Quỹ VEIL giải ngân 1.650 tỷ đồng, Hóa chất Đức Giang lọt TOP 10 danh mụcÔng Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may chỉ ra 3 nguyên nhân khiến doanh nghiệp Việt vẫn mãi phải sản xuất trên thương hiệu người khácĐược biết, văn phòng làm việc của Hóa Chất Đức Giang - công ty có vốn hóa tỷ đô, ngôi sao ở trên sàn chứng khoán trong năm 2022 chính là khu xí nghiệp rất cũ được xây dựng từ những năm 1980. Và phòng làm việc của Tổng giám đốc Đào Hữu Duy Anh cũng nhỏ và bên ngoài vẫn giữ nguyên tấm biển "Phòng Trợ lý Tổng giám đốc" được gắn từ thời điểm 10 năm trước - khi ông Duy Anh vẫn còn là trợ lý cho ông Đào Hữu Huyền - Chủ tịch HĐQT của Đức Giang và cũng là bố của Duy Anh.
CEO Hóa Chất Đức Giang nói rằng: “Tôi không cần trợ lý vì giờ đây các hoạt động quản trị doanh nghiệp đều đã số hóa, nhà máy đều tự động hoá. Và mặt khác, tôi không nghĩ hình ảnh bề ngoài của văn phòng là quan trọng. Điều quan trọng nhất là thực chất của công ty".
Cái thực chất mà ông Duy Anh nói đến đó là 3 điều mà công ty này tuyên bố đặt lên hàng đầu đã bao gồm kết quả kinh doanh cũng như đời sóng của các cán bộ công nhân viên cũng như bảo vệ môi trường. Trong năm 2022, Hóa Chất Đức Giang cũng xứng đáng được lựa chọn là doanh nghiệp của năm khi ghi nhận lãi ròng tăng trưởng ấn tượng lên trên 1.300 tỷ đồng/quý so với mức 200 - 300 tỷ đồng/quý trong giai đoạn trước. Và ở thời điểm đỉnh cao, giá trị thị trường của Đức Giang cũng lên đến hơn 1,5 tỷ USD cùng hàng loạt người lao động ở trong công ty cũng đã trở thành hàng triệu phú USD.
Chính sự bùng nổ này đã đến từ việc tăng giá mạnh của phốt pho vàng – đây chính là sản phẩm được ứng dụng rộng rãi ở trong ngành phân bón, điện tử, chất bán dẫn, thức ăn chăn nuôi,... cũng là sản phẩm chính của Hóa Chất Đức Giang.
Mặc dù vậy thì quá trình thăng hoa không thể nào kéo dài mãi được. Giá phốt pho vàng cũng đã hạ nhiệt thì Hóa Chất Đức Giang còn lại câu chuyện gì?
Sáng kiến 25 tỷ đồng cùng công nghệ sản xuất duy nhất trên thế giới
Có thể thấy, với 4 dòng chủ đạo bao gồm Chất tẩy rửa, Hóa chất công nghiệp, Phân bón, phụ gia thức ăn chăn nuôi thì hệ thống sản phẩm của Hóa chất Đức Giang cũng nằm trong chuỗi giá trị từ quặng Apatit và xoay quanh một nguyên tố đó là "nguyên tố của sự sống", chính là phốt pho.
Cũng trong ngành này, chi phí đầu vào lớn nhất là nằm ở quặng Apatit, than, điện. Hóa Chất Đức Giang cũng là doanh nghiệp hiếm hoi có giá bán phốt pho vàng cạnh tranh được với các doanh nghiệp của Trung Quốc. Điều đó cũng được tạo nên nhờ một số yếu tố chủ chốt, có bao gồm nguồn tài nguyên quặng sẵn có của Việt Nam và quan trọng nhất vẫn là công nghệ sản xuất.
Hóa chất Đức Giang (DGC) dự kiến giai đoạn đầu của dự án Khu liên hợp Nhôm - Đắk Nông có thể đạt 430 triệu USD
Được biết, dự án Khu liên hợp Nhôm - Đắk Nông có quy mô đầu tư khoảng 1,6 tỷ USD. Theo chia sẻ của Giám đốc điều hành Hoá chất Đức Giang với mức giá là Al2O3 hiện đại thì giai đoạn của dự án có thể tạo ra doanh thu ngang bằng với mảng kinh doanh photpho hiện tại ghi nhận là 430 triệu USD.Chủ tịch Hóa chất Đức Giang: Doanh nghiệp có thể lãi sau thuế hơn 6.000 tỷ đồng trong năm nay
Trong năm nay, Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu 12.117 tỷ đồng doanh thu thuần cùng với 3.500 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Với ước tính này, doanh nghiệp nhiều khả năng sẽ vượt 16% chỉ tiêu doanh thu, đồng thời cũng vượt 71% mục tiêu lợi nhuận đề ra cho cả năm.Còn nhà máy của Hóa Chất Đức Giang ở Lào Cai chính là nơi duy nhất có thể sử dụng cả quặng loại 1, loại 2, loại 3 ở cả dạng cục cũng như dạng bột làm nguyên liệu đầu vào để có thể sản xuất phốt pho. Nó cũng tạo ra được lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn khi mà giá quặng loại 2 và loại 3 trở nên rẻ hơn hẳn so với loại 1 và quặng bột rẻ hơn so với quặng cục và cũng càng trở nên quan trọng trong bối cảnh sản lượng quặng ở trên trái đất ngày càng ít đi. Công nghệ này cũng cho phép Hóa Chất Đức Giang có thẻ sử dụng cả than cốc ở dạng cục và bột để sản xuất phốt pho vàng.
Ông Duy Anh nói rằng: “Theo tôi biết thì ở trên thế giới chỉ một doanh nghiệp nữa ở Hà Lan có công nghệ sử dụng quặng bột tương tự. Nhưng họ đã phá sản, nên Đức Giang hiện là duy nhất". Và cũng có rất nhiều công ty nước ngoài muốn mua công nghệ của Hóa Chất Đức Giang nhưng không được đồng ý.
Đáng chú ý thì đây là công nghệ được ra đời bởi một kỹ sư Việt Nam đang làm việc tại Hóa Chất Đức Giang - người từng đoạt huy chương Olympic Hóa học quốc tế và nay đã trở thành một lãnh đạo cấp cao của công ty. Được biết, Hóa Chất Đức Giang đã trả thưởng 25 tỷ đồng cho sáng kiến xuất sắc này.
Ở thị trường Việt Nam, các mỏ quặng Apatit chủ yếu tập trung ở Lào Cai. Lợi thế nguồn tài nguyên thiên nhiên này cũng chính là nguồn gốc của sự ra đời của các doanh nghiệp như Công ty Apatit Việt Nam trực thuộc Tập đoàn Hóa chất chuyên khai thác và tuyển quặng Apatit để có thể bán cho các doanh nghiệp ví dụ như Hóa Chất Đức Giang. Tuy nhiên, từ giữa những năm 2021, Hóa Chất Đức Giang cũng đã có quyền khai thác trường 25 tại Bát Xát – Lào Cai với kế hoạch sẽ khai thác 3,7 triệu tấn quặng để có thể chủ động được nguồn nguyên liệu quặng từ đó giúp công ty giảm khoảng 35% chi phí đầu vào.
Nếu như không có khai trường 25 thì trong thời gian 2 năm qua, Hóa Chất Đức Giang cũng có lẽ đã phải tạm dừng việc sản xuất nhiều lần khi mà không đủ nguồn quặng cung ứng. Mặc dù vậy thì khai trường 25 cũng chỉ khai thác trong thời gian 6 năm và Hóa Chất Đức Giang cũng đang tiến hành xin cấp phép khai thác một khai trường mới.
Hành trình đi đến quyết định xây nhà máy lớn nhất lịch sử
Có thể thấy, công nghệ kỳ diệu nói trên sẽ không thể nào đi vào thực tế nếu như Hóa Chất Đức Giang chỉ an phận làm một công ty kinh doanh hóa chất, bột giặt nhỏ.
Được thành lập từ năm 1963, Hóa Chất Đức Giang ban đầu là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng cục Hoá chất Việt Nam có trụ sở đặt tại quận Long Biên, Hà Nội. Đây cũng chính là nơi mà ông Đào Hữu Huyền gắn bó trước khi chính thức ra ngoài lập nghiệp với công ty hoá chất riêng của mình.
Vào năm 2004, Hóa Chất Đức Giang đã tiến hành cổ phần hóa với tên gọi là Công ty Cổ phần Bột giặt và Hoá chất Đức Giang, và gia đình của ông Huyền cũng đã trở lại trong vai trò là cổ đông. Còn ông Huyền giữ vị trí Chủ tịch HĐQT kiêm CEO của công ty từ năm 2007 – 2020 trước khi chuyển vị trí CEO cho con trai là ông Duy Anh.
Nhiều năm qua, Hóa Chất Đức Giang cũng bình tĩnh kinh doanh với những hoạt động đơn giản xoay quanh các loại hóa chất và bột giặt. Tuy nhiên, bước ngoặt đã đến từ một sự cố, sau thời gian công ty tích lũy cho mình được lượng tài sản nhất định từ việc kinh doanh phốt pho và khi được những nhân sự trẻ tuổi thổi vào luồng tư duy dám ngĩ - dám làm.
Và chuyện đã bắt đầu từ hơn 1 thập kỷ trước, khi mà Công ty Apatit Việt Nam thuê Hóa Chất Đức Giang vận hành một lò phốt pho nhỏ ở Lào Cai với công suất là 2.000 tấn/năm. Sau đó thì Hóa Chất Đức Giang đã tiến hành thuê lại lò trong thời gian 10 năm để tự sản xuất kinh doanh. Đến năm 2008, sau thời gian 3 năm thì phốt pho đã bước vào chu kỳ siêu hàng hóa và đã tăng vọt lên hơn 10.000 USD/tấn – đây là mức cao hơn cả mức giá đỉnh đạt được trong năm 2021 vừa qua. Hóa Chất Đức Giang cũng lãi cực lớn và Apatit Việt Nam đã huỷ hợp đồng cho thuê và lấy lại nhà máy để tự vận hành.
Đứng trước tình huống này, vào năm 2009, với số tiền tích lũy được thì Hóa Chất Đức Giang đã bỏ ra 200 tỷ đồng khởi công xây dựng chiếc lò sản xuất phốt pho đầu tiên của mình với công suất gấp 5 lần lò đã thuê - nghĩa là 10.000 tấn/năm.
Lúc đó thì công nghệ nhà máy cũng chỉ sử dụng quặng cục. Lúc đó quặng bột bị thừa rất nhiều và đã được bán lại cho đơn vị khác chỉ bằng nửa giá khai thác. Không chấp nhận điều này, Hóa Chất Đức Giang đã nghĩ cách tận dụng toàn bộ lượng quặng bột thừa để có thể sản xuất phân bón. Và thế là vào năm 2011, nhà máy này cũng đã bắt đầu nghiên cứu về công nghệ sản xuất phân lân đơn.
Mặc dù vậy thì nghiên cứu về ngành phân bón, ông Duy Anh cùng với các lãnh đạo trẻ của Hóa Chất Đức Giang cũng nhận ra rằng không thể sản xuất ở quy mô nhỏ bởi vì không đủ bù chi phí khấu hao, cũng không thể chỉ sản xuất phân lân khi mà mặt hàng này đã trở nên cổ lỗ so với thế giới, nhu cầu thấp. Trong khi đó thì không chỉ có phân bón, chuỗi giá trị từ quặng Apatit cũng có thể kéo dài đến những mặt hàng có giá trị cao hơn hẳn, điển hình như Axit photphoric trích ly với nhu cầu rất lớn từ nước ngoài.
Cũng từ quyết định làm nhỏ để có thể tận dụng nguồn nguyên liệu thừa trở thành quyết định xây dựng nên nhà máy lớn nhất lịch sử và nội bộ công ty cũng đã xảy ra nhiều tranh luận bởi vì văn hóa của một doanh nghiệp quốc doanh tiến hành chuyển sang cổ phần vẫn cực kỳ thận trọng. Ông Duy Anh kể lại rằng: “Cũng may, sếp mình tuy nhiều tuổi nhưng là người biết lắng nghe người trẻ, tiếp cận những công nghệ mới".
Và Chủ tịch HĐQT - ông Đào Hữu Huyền là người ra quyết định cuối cùng và đã chốt làm tổ hợp nhà máy phân bón lớn tại Lào Cai. Bằng sự hiểu biết của các kỹ sư gạo cội về thiết bị và cơ khí cũng như kinh nghiệm trong việc tối ưu các dự án nhỏ trước đó thì Hóa Chất Đức Giang vừa là chủ đầu tư lại vừa làm tổng thầu đã hoàn thành được nhà máy tại Khu công nghiệp Tằng Loỏng trong thời gian 18 tháng. Đây cũng chính là tốc độ gây sốc dành cho đối tác quốc tế bởi vì thông thường, nhà máy quy mô này cũng phải làm trong thời gian 3 năm với vốn đầu tư gấp đôi.
Hiện tại thì Công ty TNHH MTV Hóa chất Đức Giang Lào Cai – đây là nơi sở hữu nhà máy "huyền thoại" nói trên cũng đang là công ty đem lại mức doanh thu lớn nhất cho Hóa Chất Đức Giang. Trong năm 2021, tổng doanh thu hợp nhất của Hóa Chất Đức Giang ghi nhận là 9.550 tỷ đồng thì Đức Giang Lào Cai đã đem về 8.381 tỷ đồng.