Quỹ VEIL giải ngân 1.650 tỷ đồng, Hóa chất Đức Giang lọt TOP 10 danh mục
BÀI LIÊN QUAN
Quỹ đầu tư nào đang "ôm" nhiều nhất khi cổ phiếu vua phát tín hiệu quay trở lại?Nền tảng Binance bất ngờ giới thiệu quỹ đầu tư Web3.0Sự phát triển của quỹ đầu tư công nghệ số Việt Nam và những thách thứcQuỹ VEIL tiến hành giải ngân 1.650 tỷ đồng
Mới đây, Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) - đây là quỹ lớn nhất do Dragon Capital quản lý đã công bố báo cáo cập nhật danh mục đầu tư đến hết ngày 2/6 với quy mô tài sản lên đến gần 2,2 tỷ USD. Chi tiết, tỷ trọng tiền mặt của VEIL hiện nay chỉ còn 5,16%, giá trị tương ứng là 112,7 triệu USD (khoảng 2.592 tỷ đồng).
Theo dữ liệu ngày 26/5 cho thấy, giá trị tiền mặt của VEIL đạt 152,1 triệu USD tương đương với 3.498 tỷ đồng. Và chỉ sau một tuần, VEIL đã tiến hành mua ròng 39,4 triệu USD tương đương với 906 tỷ đồng. Thời điểm trước đó, tỷ trọng tiền mặt của VEIL đạt đỉnh điểm nhiều năm vào ngày 19/5 (tương đương 8,71%). Quỹ này đã đẩy mạnh việc giải ngân khoảng 72 triệu USD tương đương với 1.656 tỷ đồng cổ phiếu/ chứng chỉ quỹ chỉ sau thời gian 2 tuần. Bên cạnh đó, VEIL đã có động thái giải ngân ra thị trường khi VN-Index duy trì xu hướng tăng và đà phục hồi được kéo dài trong 3 tuần liên tiếp.
6 tháng đầu năm 2022, quỹ đầu tư ngoại "chật vật"
Có thể thấy, chứng khoán Việt Nam vừa trải qua quý 2 tồi tệ với sự sụt giảm 3 tháng liên tiếp. Đà lao dốc của thị trường đã lấy đi toàn bộ thành quả trong quý 1 của các quỹ. Theo đó, nhiều quỹ được xem là tích cực nếu chiến thắng được mức giảm của VN-Index.Quỹ đầu tư của tỷ phú giàu nhất Nhật bản lỗ 27,4 tỷ USD vì chứng khoán
CNBC đưa tin, SoftBank đã công bố khoản lỗ kỷ lục tại đơn vị đầu tư của mình - Vision Fund - do cổ phiếu công nghệ bị ảnh hưởng bởi các đợt tăng lãi suất của Fed và việc Bắc Kinh siết quy định đối với lĩnh vực công nghệ làm tổn hại đến các cổ phiếu ở Trung Quốc mà quỹ này nắm giữ.Còn về cơ cấu danh mục, TOP 10 khoản đầu tư ghi nhận có nhiều sự thay đổi trong tuần qua. Chi tiết, MWG và VPB đã vượt lên đứng đầu danh cách với 251,4 triệu USD (tỷ lệ là 11,5%). Chính sự biến động này đồng pha với sự biến động của giá cổ phiếu MWG tăng 6% trong khi đó nhà băng VPB lại giảm 2%.
Theo sau MWG, VPB trong danh sách TOP 10 còn có sự hiện diện của ACB (tỷ lệ 10,54%), HPG (tỷ lệ 7,23%), VHM (tỷ lệ 6,13%), FPT (tỷ lệ 4,86),...
Đặc biệt, VEIL đã loại VIC ra khỏi TOP 10 khoản đầu tư lớn nhất. Và thay thế vị trí thứ 9 của VIC là cổ phiếu của Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (DGC) chiếm tỷ lệ 3,35% danh mục quỹ tương ứng với 73,2 triệu USD. Cũng tại ngày 2/6, giá trị tài sản ròng trên chứng chỉ quỹ (NAV/share) VEIL ghi nhận 10,46 USD, so với tuần trước tăng 1,16% nhưng vẫn giảm 14,33% so với thời điểm đầu năm. Còn hiệu suất hoạt động của VEIL có sự tích cực hơn thị trường chung khi VN-Index đã ghi nhận mức giảm 15.03% từ đầu năm tới nay (tính theo tỷ giá USD).
Đối với cơ cấu nhóm ngành, ngân hàng hiện vẫn đang là nhóm chiếm tỷ trọng lớn nhất danh mục VEIL với tỷ lệ 30,35% và tỷ trọng nhóm bất động sản xếp ngay sát với tỷ lệ 24,11%. Còn trong ngành F&B hiện đang chiếm tỷ trọng 7,06%.
Chính việc VEIL đẩy mạnh phương án giải ngân tiền mặt thời gian gần đây là động thái dễ hiểu khi Dragon Capital bày tỏ quan điểm tương đối tích cực khi thị trường đã giảm về vùng định giá hấp dẫn và đang có dấu hiệu quá bán.
Dragon Capital đưa ra đánh giá, nền kinh tế vĩ mô vẫn đang ổn định và có tiềm năng tăng trưởng và định giá thị trường khá hấp dẫn (hiện nay định giá thị trường đang ở mức 11.x lần dưới mức trung bình trong thời gian 12 năm). Chính vì thế, nhà đầu tư nên cân nhắc tận dụng cơ hội để đầu tư với mức giá hấp dẫn. Lịch sử cho thấy, sau các đợt điều chỉnh lớn trong thời gian 10 năm gần đây thì thị trường đều phục hồi mạnh mẽ đồng thời cũng chinh phục các mốc đỉnh mới.
Cũng trong tháng 5/2022, nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục có tháng thứ 2 liên tiếp mua ròng với giá trị gần 3.200 tỷ đồng. Thời điểm trước đó, khối ngoại cũng đã bất ngờ quay lại mua ròng 4.000 tỷ đồng trong tháng 4 qua đó cũng chấm dứt chuỗi 8 tháng bán ròng liên tiếp. Và yếu tố thúc đẩy khối ngoại tiếp tục bán ròng trong giai đoạn trước được cho là đến từ những dự báo về chính sách thắt chặt tiền tệ của Fed trong bối cảnh lạm phát tại nhiều nước tăng cao. Tuy nhiên thì khi lộ trình tăng lãi suất đã rõ rành thì nhà đầu tư nước ngoài kỳ vọng sẽ sớm quay lại mua cổ phiếu của Việt Nam. Bên cạnh đó, câu chuyện nâng hạng thị trường cũng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự trở lại của khối ngoại trong tương lai. Hiện tại, quy mô vốn mà các quỹ có thể phân bổ cho các thị trường cận biên chỉ khoảng 95 tỷ USD, còn quy mô vốn dành cho các thị trường mới nổi cũng đang vào khoảng 6.800 tỷ USD. Chủ tịch kiêm TGĐ FiinGroup - ông Nguyễn Quang Thuân cho hay: "Nếu được nâng hạng lên thị trường mới nổi (Emerging Markets), Việt Nam cũng có thể đón nhận tới hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ USD đổ vào thị trường".
Thông tin về quỹ VEIL
Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) ra đời vào năm 1995, hiện tổng tài sản của quỹ này đạt trên 900 triệu USD. Đến hiện tại, có gần một nửa tổng tài sản quỹ này quản lý là các khoản đầu tư vào các doanh nghiệp đã kín room. Chính vì thế, nhà đầu tư nước ngoài khác thường phải trả giá cao hơn giá thị trường nếu như muốn sở hữu các cổ phiếu này. Trong khi đó, giá thị trường của những cổ phiếu này cũng vượt xa giá trị đầu tư của Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL), nguyên nhân là do công ty này thường rót vốn khi các doanh nghiệp chưa lên sàn hoặc vừa IPO.
Theo căn cứ vào báo cáo tài chính kiểm toán, trong năm 2015, Vietnam Enterprise Investments Limited đã lãi 22,2 triệu USD, so với kết quả năm 2014 giảm 56,4%. Đến thời điểm cuối năm 2015, quỹ này đã nắm giữ cổ phần trị giá hàng triệu đến hàng chục triệu USD tại các doanh nghiệp tên tuổi như Vinamilk (VNM), Tập đoàn Hòa Phát (HPG), FPT, Chứng khoán Sài Gòn (SSI), Vietcombank (VCB), Cơ điện lạnh (REE), Đô thị Kinh Bắc (KBC), PVGas (GAS), Masan Group (MSN), Dược Hậu Giang (DHG)… Và việc nắm giữ cổ phần có thể do quỹ VEIL trực tiếp sở hữu hoặc thông qua các quỹ thành viên.
Có thể thấy, những cổ phiếu đầu tư hiệu quả nhất của VEIL sẽ căn cứ vào chênh lệch giá thị trường so với mức giá gốc phải kể đến như VNM, HPG, ACB, REE, KDH với tỷ trọng phân phối tương đối cao. Còn khoản đầu tư được đánh giá là hời nhất của VEIL chính là cổ phiếu VNM - đây là một trong những mã chứng khoán nóng nhất thị trường đồng thời cũng là trung tâm chú ý với kế hoạch nới room trong thời gian tới.
Chi tiết, quỹ VEIL nắm giữ hơn 10 triệu USD cổ phần của Vinamilk tính theo giá gốc. Dù vậy, nhờ nắm giữ từ những ngày đầu nên khối lượng tài sản này có giá trị 168 triệu USD (tính đến cuối năm 2015). Và lợi nhuận từ VNM tương ứng đạt khoảng 158 triệu USD tất nhiên, được xếp loại là “lợi nhuận chưa thực hiện” (unrealised gains). Cũng theo đó, những khoản này được coi là của để dành của VEIL.
Khi quan sát danh mục đầu tư của quỹ có thể nhận thấy rằng VEIL không mấy quan tâm đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Quỹ đặc biệt chú trọng đến các doanh nghiệp lớn, thị phần ổn định và thứ hạng cao trong các lĩnh vực cơ bản.