meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hành trình khởi nghiệp từ con số "âm" của nữ doanh nhân 8X Ngô Tường Vy: Mỗi năm thu về 500 tỷ đồng, tham vọng chuỗi nông sản made in Vietnam

Thứ bảy, 26/11/2022-10:11
Phó Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Chánh Thu - chị Ngô Tường Vy cho biết: “Cha mẹ tôi kinh doanh thất thoát, tài sản có bao nhiêu đều mất hết. Cho đến chiếc tivi duy nhất ở trong nhà cũng bị chủ nợ mang đi. Tôi khởi nghiệp ở xuất phát điểm”.

Mọi người thường biết đến Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Chánh Thu là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam tiến hành xuất khẩu quả vải sang Nhật Bản và quả xoài, sầu riêng đông lạnh sang thị trường Mỹ. Những lần gây tiếng vang, mở đường cho nông sản Việt ở những thị trường khó tính hàng đầu trên thế giới. 

Và đằng sau sự thành công đó cần phải nhắc đến cái tên Ngô Tường Vy - Phó Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Chánh Thu với những chiến lược táo bạo, xây dựng doanh nghiệp từ đống tro tàn. Chèo lái con thuyền gia đình trước sóng gió thương trường, câu chuyện của nữ lãnh đạo Chánh Thu cũng mang những màu sắc mới dù cho có không ít thử thách và gian truân. 



Phó Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Chánh Thu - chị Ngô Tường Vy
Phó Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Chánh Thu - chị Ngô Tường Vy

Xuất phát điểm từ con số âm

Chị Ngô Tường Vy cho biết: “Tôi không phải là người sinh ra ở vạch đích. Điểm xuất phát của tôi là con số âm”. 

Vào năm chị 10 tuổi, cha mẹ đã kinh doanh thất thoát và tài sản có bao nhiêu đều cầm cố hết, chủ nợ đeo bám mỗi ngày. Lúc đó thì chị còn quá nhỏ để hình dung được khoản nợ lớn đến mức nào và chị chỉ nhớ rằng chiếc tivi duy nhất trong gia đình cũng bị họ mang đi. Cũng chính lúc này chị đã muốn vươn lên thay đổi cuộc sống và làm những điều mà ba mẹ chưa làm được. Cũng có lẽ là con nhà nòi nên chị thừa hưởng máu kinh doanh từ cha mẹ của mình. Những phép toán cộng trừ hay nhân chia đã nuôi chị trở thành doanh nhân. Hành trình khởi nghiệp gian nan, cực khổ trăm bề của ba mẹ cũng đã khiến cho chị thêm bền bỉ và lì lợm trước những khó khăn ở trên thương trường. 

Chị cho hay, mọi người thường nghĩ chị đi du học nước này nước kia nhưng thực tế là chị chưa có bằng đại học nào. Sau khi tốt nghiệp THPT thì chị đã lên TP. Hồ Chí Minh để học các chứng chỉ ngoại ngữ, tin học và quản trị kinh doanh,... rồi sau đó là về phát triển vựa trái cây của gia đình thành công ty Chánh Thu hiện tại. 

Nữ doanh nhân này cho biết, chính từ những vấp ngã của ba mẹ mà bản thân đã nhận ra rằng việc kinh doanh trước đây theo kiểu ăn xổi ở thì, miễn sao là có lời và có tiền. Như thế, những trải nghiệm ở thành phố lớn cũng đã cho chị hiểu ra rằng đó không phải là thứ mà bản thân muốn. Chị muốn tạo ra cho mình những giá trị bền lâu, không đơn thuần về kinh tế mà còn là ở giá trị con người cũng những điều tạo nên hai chữ Chánh Thu. 



Nữ doanh nhân Ngô Tường Vy cho hay, lúc đầu bản thân chỉ mong muốn trả hết nợ để người ta không coi thường cha mẹ của mình
Nữ doanh nhân Ngô Tường Vy cho hay, lúc đầu bản thân chỉ mong muốn trả hết nợ để người ta không coi thường cha mẹ của mình

Được biết, lúc mới khởi nghiệp, Chánh Thu chưa có đội ngũ chuyên nghiệp và một mình chị đã phải vận hành hàng trăm tấn nông sản mỗi ngày và làm tất cả các công việc từ giấy tờ cho đến kế toán rồi kiểm tra chất lượng,.... Lúc đó, giấc ngủ đủ đối với chị là quá xa xỉ bởi khối lượng công việc quá lớn và chị ngủ 3 tiếng/ngày. Nhưng những ngày tháng cực khổ đó cũng giúp cho chị tích lũy được kinh nghiệm cũng như nuôi ước mơ lớn hơn. Người ta kinh doanh vì tiền nhưng đối với chị thì việc tạo ra giá trị cho những người đồng hành cùng doanh nghiệp như công nhân, nông dân còn quan trọng hơn hết. Bởi vì nếu chỉ kiếm tiền cho cá nhân, gia đình hưởng thụ thì điều này là khá dễ và an nhàn nên chị không cần phải lăn lộn và vất vả như thế. Với chị, có thể hôm nay chưa thành công như những gì bản thân mong đợi nhưng chị có ước mơ, ước mơ càng lớn thì càng cho chị nhiều động lực. 

Người phụ nữ tham vọng chuỗi nông sản made in Vietnam

Nữ doanh nhân Ngô Tường Vy cho hay, lúc đầu bản thân chỉ mong muốn trả hết nợ để người ta không coi thường cha mẹ của mình. Có nhiều người hỏi chị rằng vì sao lấy tên Chánh Thu thay vì nhiều cái tên dễ nhớ hay tên tiếng Anh sang chảnh nhưng chị chỉ cười nói đó là tên ba mẹ và họ xứng đáng được mọi người công nhận. 

Và từ thành công xây dựng thương hiệu Chánh Thu, chị Ngô Tường Vy ước mơ cũng đã lớn dần đó là muốn góp phần xây dựng thương hiệu chuỗi trái cây made in Vietnam. 

Chị Vy thường trăn trở vì sao cùng là nông sản mà trái thanh long của Đài Loan lại bán với mức giá gấp 5 - 10 lần hàng của Việt Nam ở thị trường Trung Quốc. Họ đều có đơn hàng xuất khẩu trong khi sản lượng lại cực nhỏ. Chị cũng tìm đến vùng đất này để giải mã câu hỏi này? 

Theo đó, chị Ngô Tường Vy đã tìm đến vùng trồng thanh long ở Đài Loan và thấy vườn trái cây chín đỏ, ngỏ ý muốn mua vài trái ăn thử nhưng tuyệt nhiên người nông dân không bán dù có trả giá cao đến đâu. 



Được biết, lúc mới khởi nghiệp, Chánh Thu chưa có đội ngũ chuyên nghiệp và một mình chị đã phải vận hành hàng trăm tấn nông sản mỗi ngày và làm tất cả các công việc từ giấy tờ cho đến kế toán rồi kiểm tra chất lượng,....
Được biết, lúc mới khởi nghiệp, Chánh Thu chưa có đội ngũ chuyên nghiệp và một mình chị đã phải vận hành hàng trăm tấn nông sản mỗi ngày và làm tất cả các công việc từ giấy tờ cho đến kế toán rồi kiểm tra chất lượng,....

Chị cho biết người nông dân nói rằng trái thanh long chưa đủ độ tuổi và chưa đủ độ đường. Nếu như ông bán cho chị, chị ăn không ngon như lời đồn thì sẽ đánh giá trái thanh long của Đài Loan không ngon và ảnh hưởng đến thương hiệu. 

Có thể thấy, nông dân ở đây hiểu rằng họ sản xuất không chỉ bởi lợi nhuận cho riêng mình mà còn là thương hiệu quốc gia. Chính vì thế mà cùng là trái cây nhưng giá trị ở Đài Loan luôn cao hơn so với các nước khác ở trong khu vực. 

Chị Ngô Tường Vy nói rằng: “Giờ phút đó, tôi đã ôm người nông dân đó và khóc. Chính câu nói đó thay đổi hoàn toàn tư duy của tôi. Trở về Việt Nam, tôi bắt đầu xây dựng từ gốc rễ bởi khi có vùng nguyên liệu tốt, chúng ta có thể bước ra với thế giới mà không cần lo đầu ra”. 

Hay như chuyện dưa lưới, cùng một giống dưa và cùng một quy trình nhưng quả dưa lưới nhập khẩu từ Nhật Bản lại có giá trị cao hơn so với cây ở Việt Nam gấp 5 lần. 

Vì sao? Chữ "made in Japan" khác với chữ "made in Viet Nam". Và câu chuyện nâng cao giá trị sản phẩm không phải là chuyện riêng của doanh nghiệp mà đó còn là câu chuyện của chuỗi ngành hàng và gốc rễ từ người nông dân. Theo đó, khi người nông dân có tư duy với doanh nghiệp, việc xây dựng thương hiệu này là không còn khó và nông sản Việt Nam sẽ không thua kém bất kỳ một quốc gia nào. 

Chị tin vào những giá trị tiềm ẩn của nông sản Việt Nam bởi vì những yếu tố thuận lợi ví dụ như vị trí địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng,... Chỉ cần các doanh nghiệp đoàn kết với nhau thì việc xây dựng thương hiệu nông sản quốc gia là không hề khó. Mỗi người ở trong mắt xích, có người sẽ được hưởng lợi một chút và có người sẽ thiệt một chút cũng không sao miễn sao là chúng ta xác định được muốn gì và tương lai của chúng ta như thế nào. Chữ “tương lai” ở đây không phải của riêng ai là tương lai đó có mình và cho thế hệ sau.

Với chị Tường Vy thì không có chuyện ai đúng, ai sai bởi thương trường chính là câu chuyện lợi ích. Nếu như các doanh nghiệp nước ngoài cạnh tranh về chất lượng hay giá cả với nước bạn thì doanh nghiệp lại đấu nhau ngay ở trên sân nhà. 

Và nếu như Chánh Thu bán sản phẩm này 5 đồng thì sẽ có doanh nghiệp bạn sẵn sàng phá giá 4,5 đồng. Chúng ta chưa tìm được tiếng nói chung và vẫn đang trâu buộc ghét trâu ăn, vẫn ích kỷ cho mình cũng như chưa sẵn sàng chia sẻ. 

Thời gian trước đây, Chánh Thu đã cung ứng trái cây cho các công ty xuất khẩu công ty thương mại. Nhưng đến hiện tại, công ty đã không tìm sự đồng điệu bởi vì họ đặt lợi nhuận trên tất cả còn Chánh Thu thì lại không như thế. 

Đối với chị Ngô Tường Vy thì đó cũng chính là cú hích khiến cho chị quyết định Chánh Thu phải là người chủ động ở trong cuộc chơi này, chủ động về thương hiệu cũng như cạnh tranh thị trường. 

Một khi vai trò cung ứng không còn phù hợp thì Chánh Thu tự tin khảo sát thị trường và xuất khẩu trực tiếp, công ty cũng có trách nhiệm với sản phẩm nhiều hơn đến các nước nhập khẩu xem sản phẩm sẽ bán như thế nào, cảm nhận của người tiêu dùng ra sao chứ không chỉ là mang con bỏ chợ. 



Và từ thành công xây dựng thương hiệu Chánh Thu, chị Ngô Tường Vy ước mơ cũng đã lớn dần đó là muốn góp phần xây dựng thương hiệu chuỗi trái cây made in Vietnam
Và từ thành công xây dựng thương hiệu Chánh Thu, chị Ngô Tường Vy ước mơ cũng đã lớn dần đó là muốn góp phần xây dựng thương hiệu chuỗi trái cây made in Vietnam

Xuất khẩu trái cây tươi sẽ gặp phải vô vàn tình huống như bảo quản và chất lượng nhưng Chánh Thu cũng có cam kết với đối tác nếu như tỷ lệ hao hụt vượt từ 3 - 5% thì sẽ chịu trách nhiệm không chỉ với đối tác mà còn với người tiêu dùng. 

Chị Ngô Tường Vy nhấn mạnh: “Đây là cách chúng tôi gây dựng niềm tin với sản phẩm "made in Viet Nam".

Nói về kế hoạch "made in Viet Nam" của mình, chị Ngô Tường Vy cho biết, năm 2022, Chánh Thu sẽ phối hợp với các Hợp tác xã theo mô hình đồng hành và có sự đầu tư chứ không đơn thuần là liên kết như trước đây. Chánh Thu cũng có một số doanh nghiệp đồng hành chịu trách nhiệm về vùng nguyên liệu và sẽ chú trọng sản xuất, xuất khẩu và làm thương hiệu. Ở đó thì sự liên kết, sự phối hợp giữa các doanh nghiệp cũng cần được phân chia rõ trách nhiệm và nghĩa vụ, quyền lợi kể cả áp dụng một số chế tài để có thể đảm bảo được sự cam kết. Chánh Thu cũng hiểu rằng quy định càng chặt chẽ thì doanh nghiệp sẽ càng phát triển. 

Và việc xây dựng chuỗi nông sản made in Vietnam cũng sẽ có sự tham gia của nông dân, doanh nghiệp cũng như Nhà nước. Một khi nó vận hành hiệu quả thì điều mà chúng ta nhận được đó là sự vô giá. 

Chị Ngô Tường Vy nhấn mạnh: “Mình phải thay đổi cùng với thế giới để thích nghi cũn cũng như tồn tại, sau đó là đến phát triển. Nếu như chúng ta không thay đổi thì tồn tại còn khó nói gì đến việc phát triển. Phải thay đổi để có thể tồn tại trong chuỗi cung ứng toàn cầu”.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Phó tổng giám đốc Sacombank đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch của Bamboo Airways

Sau 4 tháng rời Bamboo Airways, ông Nguyễn Minh Hải trở thành CEO của Vietravel Airlines

Ông Phan Đình Điền trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Thaiholdings có Tổng giám đốc mới

Nhân sự cấp cao của Chứng khoán VNDirect lại có sự thay đổi chéo, bà Phạm Minh Hương trở lại ghế chủ tịch

Lãnh đạo Petrocons trở thành Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN

LDG bổ nhiệm ba tân Phó Tổng Giám đốc

Bloomberg: Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm gần 40 tỷ USD sau khi VinFast niêm yết, lọt Top 30 người giàu nhất thế giới?

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước