meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Doanh nhân Trần Đức Hùng - CEO & Founder EDUPIA: Nhận ra cơ hội khởi nghiệp khi về quê, năm 2025 mơ thành "cận kỳ lân"

Thứ bảy, 19/11/2022-07:11
Hiện tại, Edupia đang có hơn 5 triệu thành viên với hơn 450.000 người trả phí và là Edtech dạy tiếng Anh số 1 Việt Nam. Và điều thú vị là founder của startup này lại vốn không giỏi tiếng Anh và cũng không phải là dân công nghệ.

Tình cờ muốn làm startup sau khi rời Viettel về quê

Nói về quyết định nghỉ việc và khởi nghiệp với Edupia, anh Trần Đức Hùng cho biết, thời điểm trước khi rời Viettel thì bản thân làm trung tâm kinh doanh VAS (Giám đốc Trung tâm VAS) của Viettel Telecom rồi sau đó chuyển sang làm dịch vụ số. Anh nhận thấy xu hướng dịch chuyển về các mảng digital nó sẽ thay đổi nhiều ngành truyền thống và anh cũng nhận ra đó là cơ hội để có thể bắt đầu một dự án riêng của bản thân. 

Và việc bắt đầu bằng giáo dục cũng bởi lúc đó anh cảm thấy được sự dịch chuyển trong ngành giáo dục và y tế còn chưa cao và đây sẽ là cơ hội. Nếu như làm tốt, tạo ra được những giá trị tốt hơn, thay đổi được những ngành truyền thống thì doanh nghiệp sẽ phát triển tốt. 

Với anh Hùng, việc bắt đầu với startup day tiếng Anh online cũng rất tình cờ. Cụ thể, sau khi nghỉ việc ở Viettel Telecom thì bản thân của anh cũng chưa biết chính xác là sẽ làm gì nên về quê Hà Tĩnh. Được biết, anh sinh ra ở một vùng nông thôn nên điều kiện học tiếng Anh không được tốt, sau khi đi làm tiếng Anh của anh cũng hạn chế. Thời gian về quê cũng khiến cho anh nhận ra rằng việc dạy tiếng Anh tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cũng đã có sự thay đổi rất nhiều nhưng mà ở các tỉnh - thành khác thì vẫn còn gặp khó khăn. 


Doanh nhân Trần Đức Hùng - CEO & Founder EDUPIA
Doanh nhân Trần Đức Hùng - CEO & Founder EDUPIA

Anh Hùng kể lại, ngày xưa, chương trình học tiếng Anh bắt đầu từ lớp 6 nhưng các bạn cũng đã học tiếng Anh rất sớm từ ngay từ lớp 3. Vậy mà vẫn còn có nhiều bạn học đến lớp 10 nhưng vẫn không thể nói được tiếng Anh, nhắc đến tiếng Anh là ngại. Anh có một người bạn ở thị trấn Đức Thọ, hàng tuần các gia đình có điều kiện ở đấy thường sẽ chung nhau thuê xe cho con đi học ở một trung tâm tiếng Anh ở Vinh (cách nhà khoảng 30km). 

Những việc này cũng khiến cho anh cảm thấy khá bất cập, khi được hỏi thì bố mẹ nào cũng sẵn sàng đầu tư cho con mình học tiếng anh. Hay thậm chí bố mẹ ở quê cảm thất tiếng Anh bây giờ còn rất quan trọng nhưng lại không tìm được chỗ để đưa con mình đi học. Chính vì thế mà anh Hùng mong muốn có thể dùng công nghệ thay đổi tiếng Anh giúp cho các em ở nông thôn có điều kiện học tiếng Anh tốt hơn. 

Vị lãnh đạo này cho hay, bản thân có được thành công ban đầu là do được thừa hưởng từ Viettel nhiều. Anh cũng giống như các bạn khác ở Viettel đều có một tinh thần làm việc sống chết và quyết tâm, hết mình vì công việc. Tại Viettel, mọi người cũng hay có khẩu hiệu “khắc phục” tức là không kêu khó và không kêu khổ, gặp khó khăn thì sẽ khắc phục. 

Khi làm việc ở Viettel, một công ty lớn thì anh có sẵn được mọi thứ nhưng khi ra ngoài làm startup thì anh phải tự làm mọi thứ. Anh cũng phải học về kinh doanh, nhân sự, tài chính,... tất cả đều phải làm và tự học rất nhiều. Bạn bè hay bảo anh là sao mà khổ thế, từ một Giám đốc lại chuyển sang một văn phòng nhỏ tí rồi cái gì cũng phải làm những anh thấy việc đó là bình thường. Và điều thứ hai anh học được từ Viettel là tư duy về mặt số liệu và nhìn vào điểm chính, điểm trọng tâm để làm. 

Chuyển sang startup - việc gì cũng đến tay

Nói về việc tìm những người cùng chí hướng để khởi nghiệp, anh Hùng cho hay: “Vốn không phải dân kỹ thuật hay có chuyên môn về mặt đào tạo nên mình đã phải đi trao đổi với những người trong ngành giáo dục và những người am hiểu về công nghệ. Mọi người đều nói rằng việc này hoàn toàn khả thi. Mình cảm thấy may mắn vì đều được mọi người ủng hộ”. 

Bản thân của nah cũng không nghĩ sẽ được nhiều người ủng hộ đến thế bởi lúc đó chưa có gì cả. Thời gian đầu, anh cũng mạnh dạn đi nhiều và được nghe nhiều ý kiến và cũng được nhiều người ngỏ ý muốn đồng hành cùng. 

Theo anh Hùng, bản chất không phải là dân kỹ thuật, nếu đúng thì là quản lý kinh doanh. Trước đây anh học quản lý kinh doanh của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông nên cũng được học các môn có liên quan đến công nghệ. Đến khi làm việc thì anh cũng có nắm bắt về công nghệ như thế nào và có tác động gì đến thị trường. Bên cạnh đó thì anh cũng phải hiểu về mô hình kinh doanh và hiểu về nhu cầu của thị trường. 


Với anh Hùng, việc bắt đầu với startup day tiếng Anh online cũng rất tình cờ
Với anh Hùng, việc bắt đầu với startup day tiếng Anh online cũng rất tình cờ

Và khi có manh nha startup về giáo dục tiếng Anh, anh cũng đã nghiên cứu các tài sản của đối thủ. Anh cũng nhận thấy việc khiến cho các sản phẩm khác chưa thực sự phát triển là bởi vì chưa nắm được nhu cầu của thực sự của thị trường và chưa hiểu được tâm lý của khách hàng. 

Chia sẻ về khó khăn, anh Hùng cho biết đầu tiên dù cho anh cũng biết và hiểu cần nhiều bộ phận để quản lý và cần nhiều bộ phận để quản lý và cần nhiều con người nhưng là một startup nhỏ chưa có tên tuổi thì việc thu hút nhân tài sẽ là một bài toán khó. 

Điều thứ hai chính là tiền lương để trả cũng không nhiều. Mọi người cũng phải tham gia vào quá trình đào tạo và training kể các bạn chưa biết gì về ngành. Trong thời gian đầu, anh đã phải làm nhiều vai, lúc này làm CEO và lúc sau đã thành lái xe chở các bạn đi khảo sát và có lúc lại làm tuyển dụng. Hay thậm chí là thời gian đầu, từng content anh cũng phải làm hết. Dĩ nhiên về công nghệ thì anh không code được nhưng cũng phải quan tâm và tham gia vào. 

Sự thành công của Edupia chính là sự khác biệt

Vị lãnh đạo này cho hay, trước đây cũng có tiếng Anh 123 khá nổi tiếng và họ cũng dạy online như thế nhưng không có công nghệ nói. Bên cạnh đó, còn có Monkey Junior nhưng chương trình xây dựng mang tính chơi nhiều hơn và không gắn với chương trình học ở trên lớp. 

Và các công ty này cũng giống như cung cấp nhu cầu để cho các bé có thể học thêm và làm quen với tiếng Anh còn việc học nghiêm túc để có thể cải thiện tiếng Anh giống như một loại hình trung tâm thì Edupia là đầu tiên. Về một mô hình trung tâm tiếng Anh online thì Edupia là duy nhất.

Cũng bởi vì là một người sống ở quê nên anh hiểu được suy nghĩ của các phụ huynh ở quê. Những người làm app thì thường thiên về thiết kế giao diện UX/UI (đây là trải nghiệm người dùng và giao diện người dùng) cho đẹp nhưng đối với những người ở quê thì họ quan trọng việc con đi học có giỏi hay không và điểm cao hay không. 


Vị lãnh đạo này cho hay, trước đây cũng có tiếng Anh 123 khá nổi tiếng và họ cũng dạy online như thế nhưng không có công nghệ nói
Vị lãnh đạo này cho hay, trước đây cũng có tiếng Anh 123 khá nổi tiếng và họ cũng dạy online như thế nhưng không có công nghệ nói

Mọi người hay nói những thứ cao siêu gì đó nhưng bố mẹ ở quê lại không biết tiếng Anh và không thể dạy con hay phối hợp với con để học được tiếng Anh. Họ cũng chỉ có thể gửi con mình cho thầy cho trung tâm và khoán con đâu vào đó để học. Chính vì thế mà khi thiết kế chương trình thì anh luôn cố gắng hướng đến việc làm để cho chương trình học thực sự có hiệu quả từ đó giúp cho các học sinh đạt được điểm cao hơn. 

Sau một thời gian học online, điểm các em cao hơn hẳn thì bố mẹ đều rất thích và nhiều phụ huynh còn gửi tin nhắn cảm ơn đến cho thầy cô. Anh nghĩ hiểu được nhu cầu thực sự của khách hàng để có thể đáp ứng tốt chính là điểm khác biệt nổi bật của Edupia. 

Khi nhìn thấy có nhiều học sinh Việt Nam không nói được tiếng Anh, Edupia đã nghiên cứu cho ứng dụng công nghệ luyện nói i-Speak từ đó giúp cho người học có thể nói chuyện với máy, đánh giá và cho điểm chuẩn xác về cách phát âm. Nhờ thế, các bạn có thể phát âm tốt, nghe tốt và dần dần cũng có phản  xạ tiếng Anh. 

Không những thế, Edupia còn ứng dụng công nghệ theo kiểu đơn thuần nghe rồi chấm điểm bởi vì đối tượng là học sinh tiểu học nên cần lồng vào những tình huống hoạt hình. Học sinh sẽ được phân vai A  hoặc là vai B theo đoạn hội thoại trong bộ phim đó rồi nói theo để chấm điểm. Bên cạnh đó, hai bạn học sinh cũng không thể thi đấu với nhau để xem là bạn nào nói điểm cao hơn. 

Ngoài công nghệ thì Edupia cũng có triển khai các chương trình theo kiểu virtual school (trường học ảo). Chương trình học sẽ không phải hoàn toàn là online, chỉ trên mạng mà vẫn có yếu tố của học trực tiếp giống như có đội ngũ ban giáo vụ để theo dõi quá trình học. Mỗi tuần thì cô giáo sẽ nhắn vào Group Zalo để gửi nhiệm vụ trong tuần, gửi bài tập để cho các em học sinh làm rồi cuối tuần sẽ có đánh giá. Hay những em nào không vào học và không làm bài tập sẽ bị cô nhắc nhở. 



Chia sẻ về khó khăn, anh Hùng cho biết đầu tiên dù cho anh cũng biết và hiểu cần nhiều bộ phận để quản lý
Chia sẻ về khó khăn, anh Hùng cho biết đầu tiên dù cho anh cũng biết và hiểu cần nhiều bộ phận để quản lý

Nói về lý do vì sao những công ty khác lại không thực hiện giống như Edupia, anh Hùng bộc bạch: “Mình nghĩ có thể là do khó vận hành. Ở Việt Nam hay các nước tương tự, khi chuyển đổi số, mình nghĩ vẫn cần kết hợp thêm một chút offline, có cả con người ở trong chứ không thể tự động hoàn toàn được”. 

Thông thường thì người ta quan trọng về việc sau khi tạo ra app thì có thể bán được ngay, cũng vì thế mà tỷ lệ giữ lại sau thời gian một năm thấp. Cùng với mô hình kiểu trung tâm tiếng Anh online như Edupia, chi phí vận hành một bộ máy offline đằng sau có thể sẽ cao nhưng về dài hạn thì sẽ có lãi hơn bởi vì tỷ lệ khách hàng giữ lại lớn và chi phí phát triển khách hàng gần như là bằng không. Tỷ lệ khách hàng giữ lại cho Edupia hiện tại là gần 60%. 

Bên cạnh đó, Edupia còn muốn đi xa hơn, không chỉ dừng lại ở chương trình tự học mà còn phát triển ở tương lai hình thức tutoring (gia sư trực tuyến). Và khi các bạn học sinh đã hoàn thành được ở mức cơ bản, trung bình thì các bạn cũng sẽ muốn phát triển hơn nữa. Lúc này thì các bạn cần phải học giáo viên nước ngoài và phải tương tác nhiều hơn với giáo viên thì rõ rành anh phải đưa ra những sản phẩm khác phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Phó tổng giám đốc Sacombank đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch của Bamboo Airways

Sau 4 tháng rời Bamboo Airways, ông Nguyễn Minh Hải trở thành CEO của Vietravel Airlines

Ông Phan Đình Điền trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Thaiholdings có Tổng giám đốc mới

Nhân sự cấp cao của Chứng khoán VNDirect lại có sự thay đổi chéo, bà Phạm Minh Hương trở lại ghế chủ tịch

Lãnh đạo Petrocons trở thành Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN

LDG bổ nhiệm ba tân Phó Tổng Giám đốc

Bloomberg: Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm gần 40 tỷ USD sau khi VinFast niêm yết, lọt Top 30 người giàu nhất thế giới?

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

3 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

3 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

3 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

3 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

3 giờ trước