meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hàng loạt thương vụ M&A liên tục “khuấy đảo” thị trường bất động sản Việt Nam

Thứ năm, 28/07/2022-15:07
Trong bối cảnh tình hình thị trường toàn cầu còn tồn tại những diễn biến khó lường, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng dòng vốn đầu tư nước ngoài vẫn sẽ tiếp tục xu hướng "đổ vốn" vào Việt Nam thông qua nhiều hình thức, trong đó hoạt động mua bán-sáp nhập (M&A) vẫn đạt được những con số ấn tượng.

Ghi nhận vốn đầu tư đạt mức kỷ lục

Chỉ trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam ghi nhận nguồn vốn từ nhà đầu tư nước ngoài đạt mức kỷ lục mới với 10,06 tỷ USD. Trong đó, bất động sản là lĩnh vực đứng thứ 2 với 26% tổng vốn với các nhà đầu tư hàng đầu đến từ Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, Đan Mạch và Hàn Quốc.

Số liệu từ Cushman & Wakefield cho biết, bất động sản văn phòng, công nghiệp và khu đất phát triển dự án là các phân khúc trọng tâm của lĩnh vực, lần lượt chiếm 39%, 35% và 26% tổng giá trị các thương vụ.

Phân tích về thị trường trong thời gian qua, bà Trang Bùi - Tổng giám đốc Cushman & Wakefield cho rằng, khi nhà đầu tư trong nước thường ưu tiên mua lại các khu đất để phát triển dự án, thì hầu hết các nhà đầu tư ngoại tập trung đầu tư vào các dự án đang hoạt động tạo ra lợi nhuận tốt hoặc liên doanh với đối tác nội địa danh tiếng. Bà Trang đánh giá, sự phát triển của các quỹ đầu tư tư nhân đang là nguồn vốn dồi dào cho các thương vụ M&A.

Kể từ đầu năm nay, sự có mặt của hàng loạt thương vụ M&A liên tục “khuấy đảo” thị trường bất động sản Việt Nam, điển hình như sự kiện Viva Land chi 550 triệu USD để mua lại tòa nhà văn phòng hạng A Capital Place (Hà Nội) từ CapitaLand Development. Đây là dự án văn phòng cao cấp sở hữu hai tòa tháp văn phòng cao 37 tầng, là nơi đặt trụ sở của nhiều tập đoàn đa quốc gia tại Hà Nội.


Tòa nhà Capital Place tại 29 Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội.
Tòa nhà Capital Place tại 29 Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội.

Novaland mua lại dự án Kenton Node (TP. Hồ Chí Minh) và tái định vị thành chung cư cao cấp Grand Sentosa. Một thương vụ khác có tác động lớn đến thị trường bất động sản là Sài Gòn Bình An về tay Masterise Homes và được đổi tên thành Saigon Sports City.

Vừa qua, quỹ đầu tư Warburg Pincus (Mỹ) đã công bố sẽ đầu tư 250 triệu USD vào Novaland nhằm gia tăng quỹ đất và phát triển các dự án hiện hữu của doanh nghiệp tại những vị trí chiến lược. Hưng Thịnh Land cũng nhận 103 triệu USD từ VinaCapital và Dragon Capital, trước khi lên kế hoạch IPO.

Bất động sản công nghiệp vẫn là phân khúc chiếm nhiều ưu thế

Nhìn nhận thị trường một cách tổng quan, bà Trang Bùi đánh giá phân khúc "nóng" nhất trong thời gian qua, vẫn là bất động sản công nghiệp với hàng loạt sự kiện nổi bật. Khởi đầu là sự kiện GLP Vietnam Development Partners I thành lập với mức đầu tư 1,1 tỷ USD được dùng để phát triển 6 trung tâm logistics có tổng diện tích hơn 900.000 m2.

Đến tháng 2 năm nay, BW công bố mua lại gần 74.000 m2 đất tại Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong (Quảng Ninh) và CapitaLand Development ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư với UBND tỉnh Bắc Giang nhằm phát triển khu đô thị - công nghiệp - logistics hơn 400 ha trên địa bàn có giá trị cam kết đầu tư khoảng 1 tỷ USD.

Hiện nay, các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực ô tô và điện tử như Samsung, LG Display, Xiaomi, Goertek cũng đã công bố kế hoạch mở rộng, tăng vốn hoặc thuê mới nhà xưởng để bắt đầu sản xuất tại Việt Nam. Theo thống kê của Cushman & Wakefield, trong số những giao dịch gần đây, đáng chú ý có giao dịch Boustead Projects mua lại 49% cổ phần trong Công ty CP Công nghiệp Logistics KTG & Boustead tại khu công nghiệp Yên Phong (Bắc Ninh) với giá 6,9 triệu USD.

Nhà máy lắp ráp thứ 2 của Daikin đang trong giai đoạn gấp rút hoàn tất xây dựng để kịp đi vào hoạt động trong quý 4 năm nay, đây là thời điểm thích hợp để khai thác tối đa lợi thế của thị trường Việt Nam với nhiều dấu hiệu khởi sắc trong 2 quý cuối năm. Dự kiến khi đi vào hoạt động, nhà máy sẽ cung ứng thêm cho thị trường 150.000 sản phẩm/năm.


Nhà máy DAIKIN Việt Nam là tổ hợp sản xuất sản phẩm điện tử điện máy có 100% vốn đầu tư đến từ nước ngoài tạo điều kiện cho đất nước ta phát triển thêm về nguồn lực tài chính, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Nhà máy DAIKIN Việt Nam là tổ hợp sản xuất sản phẩm điện tử điện máy có 100% vốn đầu tư đến từ nước ngoài tạo điều kiện cho đất nước ta phát triển thêm về nguồn lực tài chính, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Ông Noriyoshi Ogami, Phó Tổng Giám đốc Daikin Việt Nam, cho biết: "Việt Nam là thị trường có sản lượng tiêu thụ tốt, trong năm tới, chúng tôi sẽ có kế hoạch nâng công suất sản xuất máy loại nhỏ lên 1 triệu chiếc. Chi phí nhân công là lợi thế của Việt Nam, bên cạnh đó, việc gia nhập các FTA là những yếu tố giúp những doanh nghiệp nước ngoài như chúng tôi được hưởng ưu đãi về thuế quan xuất nhập khẩu".

Bên cạnh những loại hình bất động sản truyền thống, trong tháng 6, một thương vụ đầu tư vào bất động sản trung tâm dữ liệu cũng vừa  được công bố bởi tổ chức đầu tư tư nhân Gaw Capital Partners (Hong Kong) liên quan đến dự án Trung tâm dữ liệu cấp độ 3 có quy mô hơn 6.000 m2 tại Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh.

"Có thể nói tất cả các phân khúc trên thị trường đều nhận được sự quan tâm từ các nhà đầu tư. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng, nhà ở và công nghiệp là sẽ hai phân khúc thu hút được nhiều sự quan tâm nhất từ nhà đầu tư cũng như chủ đầu tư tại hai thị trường lớn là TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội trong thời gian tới", bà Trang Bùi nhìn nhận.

Ông Đỗ Duy Thành, Quản lý Bộ phận Tư vấn Đầu tư Savills Hà Nội nhấn mạnh, 2/3 doanh nghiệp FDI tham gia vào thị trường bất động sản Việt Nam trong lúc này đều là các doanh nghiệp có quy mô lớn, có năng lực quản lý và tiềm năng kinh tế với hình thức ngày càng đa dạng, chất lượng.

Tuy nhiên, số vốn FDI giải ngân trên thực tế không thực sự đúng với cam kết do nhiều yếu tố liên quan đến hệ thống pháp lý xung quanh liên quan đến quá trình phát triển dự án, dẫn đến việc chậm tiến độ triển khai. Do đó cơ quan quản lý cần có kế hoạch rà soát và điều chỉnh khung pháp lý với các loại hình bất động sản, cũng như chính sách đầu tư nước ngoài theo kịp biến động toàn cầu.

Các doanh nghiệp FDI đặt kỳ vọng rất lớn vào việc Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, cải thiện đồng bộ cơ sở hạ tầng và các cơ chế cụ thể trong từng lĩnh vực để thu hút đầu tư FDI hiệu quả hơn trong tương lai.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đấu giá đất Hà Nội: Nguồn cung sôi động từ đầu năm, nhà đầu tư sẽ thận trọng

Nhà đầu tư bất động sản rục rịch tìm cơ hội sinh lời mới

Đấu giá đất Hà Nội: Nguồn cung sôi động từ đầu năm, nhà đầu tư sẽ thận trọng

HoREA đề xuất giải pháp “mở khóa” nguồn cung nhà ở vừa túi tiền

Hà Nội sắp thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư

TP.HCM: Phân khúc trung cấp chỉ chiếm 10% nguồn cung căn hộ mới năm 2025

Nhiều địa phương có thêm các KCN tầm cỡ, tăng cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

Tin mới cập nhật

Meey Group xây dựng hệ thống quản trị, vận hành chuyên nghiệp với BSC/KPI

4 giờ trước

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

4 giờ trước

Đấu giá đất Hà Nội: Nguồn cung sôi động từ đầu năm, nhà đầu tư sẽ thận trọng

4 giờ trước

Nhà đầu tư bất động sản rục rịch tìm cơ hội sinh lời mới

4 giờ trước

Mua bán thông tin tài khoản ngân hàng coi chừng vướng vòng lao lý

4 giờ trước