meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Giao dịch M&A quý I năm 2022 có tổng giá trị phá kỉ lục 5 năm gần đây

Thứ ba, 12/04/2022-11:04
Chỉ tính trong 3 tháng đầu năm nay, các doanh nghiệp bất động sản đã chi gần 1 tỷ USD cho các quỹ đất, đây là con số phá kỉ lục được ghi nhận từ năm 2017 đến nay.

Những thương vụ đình đám

Đầu năm 2022 thị trường có sự góp mặt của những thương vụ lớn. Chẳng hạn như cuộc bắt tay của 2 “ông lớn” là Novaland và Công ty TNHH Xây dựng Sản xuất TM Tài Nguyên hồi sinh dự án Grand Sentosa với diện tích 11 ha ở Nhà Bè (Thành phố Hồ Chí Minh).

Hay tại quận 1 (Thành phố Hồ Chí Minh), tòa Saigon One Tower đổi thành IFC One Tower được Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển VivaLand quản lý. Khu vực ven cũng tạo nên những dự án khủng, điển hình có thể nhắc đến Đồng Nai với dự án Swan Bay có diện tích khoảng 200ha sẽ được tiếp tục xây dựng bởi Công ty CP Địa ốc Phú Long.

Đóng góp lớn nhất vào tổng giá trị giao dịch M&A trong thời gian qua là dự án tòa nhà văn phòng Capital Place (Ba Đình, Hà Nội) có gia trị 550 triệu USD được CapitaLand Development sang tay cho Viva Land.

Trong thương vụ lớn này, phân khúc văn phòng được các nhà đầu tư cũng như các chuyên gia đánh giá rất cao bởi phân khúc này chiếm phần lớn số lượng và giá trị trong tổng các thương vụ đầu năm nay. Cụ thể, phân khúc này chiếm 58% tổng giá trị giao dịch, tiếp đấy là bất động sản công nghiệp đóng góp 28% và sau cùng là nhà ở chiếm 13%. Điều đáng quan tâm nhất khi đây là lần đầu tiên các tòa nhà văn phòng được sang nhượng có tổng giá trị lớn đến như vậy.

Theo Cushman & Wakefield Việt Nam, tổng giá trị các giao dịch M&A quý 1/2022 cao hơn cả tổng giá trị từng năm 2019-2021 và chỉ thấp chỉ thấp hơn khoảng 10% so với cả năm 2017 và 2018 - giai đoạn trước khi bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid - 19. Trong đó, phân khúc văn phòng chiếm 58% tổng giá trị giao dịch, trong khi phân khúc công nghiệp và nhà ở lần lượt chiếm 28% và 13%.


Không còn là nhà ở như những năm trước, phân khúc văn phòng chiếm hơn một nửa tổng giá trị giao dịch
Không còn là nhà ở như những năm trước, phân khúc văn phòng chiếm hơn một nửa tổng giá trị giao dịch

Bà Trang Bùi, Tổng Giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam lý giải: “Ngay sau khi Covid bớt nguy hiểm, khi người lao động được quay trở lại văn phòng sau một thời gian nghỉ dịch, đã tạo điều kiện thúc đẩy giao dịch M&A phân khúc văn phòng vươn lên vị trí dẫn đầu. Nhưng tổng nguồn cung phân khúc văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội chỉ xấp xỉ bằng Bangkok (Thái Lan), trong đó chủ yếu là các tòa nhà hạng B và C trong khi các tài sản hạng A vốn được các doanh nghiệp FDI săn đón thì nguồn cung lại rất khan hiểm”.

Nói thêm về xu hướng xuống tiền của các nhà đầu tư trong giai đoạn 2017 đến đầu năm nay, bà Trang cho biết nhà đầu tư chủ yếu muốn nhắm tới các loại tài sản truyền thống như thị trường nhà ở và những khu đất phát triển, công nghiệp, văn phòng và bán lẻ.

Trong đó, các giao dịch nhà ở chỉ tập trung ở Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 76% tỷ trọng, các tỉnh Bắc Ninh, Đồng Nai và Bình Dương chiếm hơn 50% tỷ trọng đầu tư bất động sản công nghiệp và Hà Nội có 65% tỷ trọng giao dịch khách sạn.

“Trong quá trình làm việc chung với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, chúng tôi thấy sự được quan tâm rất lớn của họ đến việc phát triển các dự án bất động sản từ những dự án căn hộ đến các phân khúc bất động sản công nghiệp, thương mại và bất động sản ứng dụng. Thị trường cũng sẽ chứng kiến sự góp mặt của những dấu hiệu phục hồi và phát triển trong các mặt về du lịch nghỉ dưỡng và bán lẻ sau một khoảng thời gian dài đã bị kìm hãm, mà tiền đề phát triển là sự kiện mở cửa các đường bay quốc tế trở lại”.


Bà Trang Bùi - Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam
Bà Trang Bùi - Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam

BĐS nhà ở có cơ hội phục hồi

Với loại hình bất động sản nhà ở, thị trường này được kỳ vọng sẽ có cơ hội phục hồi tích cực nhờ gói đầu tư hạ tầng 114 nghìn tỷ USD đã được Quốc hội thông qua trong thời gian qua.

Cũng vì do thị trường được thống trị bởi nhà đầu tư nội địa, số lượng lớn các nhà đầu tư nước ngoài được tham gia vào cuộc đua bằng hình thức liên doanh với các đối tác trong nước. Phần lớn các nhà đầu tư tham gia vào các hình thức liên doanh và M&A chứ không phải là các giao dịch bất động sản đơn thuần.

“Nguồn tiền đầu tư không hề thiếu, nhưng các nhà đầu tư rơi vào khón khăn khi không phải đơn vị nào cũng có cơ hội đầu tư mà khi đó, chướng ngại vật lớn nhất là chúng ta đang ở trong giai đoạn khan hiếm quỹ đất, rất khó có để có được quỹ đất phù hợp trong tại các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội để phát triển dự án”, bà Trang cho hay.

Ý kiến của Tổng Giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam cũng cho biết thêm: “Một trong những điều quan trọng, cũng là điều các nhà đầu tư quốc tế mong muốn chính là tính minh bạch và công khai. Đồng nghĩa với việc, thị trường càng minh bạch thì nhà đầu tư nước ngoài càng quan tâm. Chính vì thế, khi thị trường không đủ minh bạch, không có đủ thông tin và dữ liệu, giao dịch chậm và quyền sở hữu đất đai không rõ ràng, thì có nghĩa rằng tất cả chính là thách thức của các nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù, họ có điều kiện, họ có nhiều vốn, họ chờ được đầu tư vào bất động sản. Họ cũng muốn hợp tác với các nhà đầu tư địa phương, nhưng thứ họ cần là giao dịch diễn ra một cách nhanh chóng.

Vừa qua, khi Chính phủ đã thống nhất trong việc xây dựng Luật nhà ở sửa đổi và Luật kinh doanh bất động sản sửa đổi, dự kiến sẽ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ tư diễn ra vào tháng 10/2022. Đồng thời, Chính phủ cũng đề nghị trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) để từ đó sẽ tạo cơ sở pháp lý đối với hoạt động kinh doanh quyền sử dụng đất.

Sau khi được thông qua, các luật này sẽ có khả năng tác động rất lớn đến thị trường bất động sản. Hàng loạt vấn đề còn tồn tại liên quan đến thị trường bất động sản như hoạt động đầu tư và thủ tục pháp lý sẽ được giải quyết, nhờ hệ thống pháp luật liên quan hiện trên đà được hoàn thiện nên không còn hiện tượng mâu thuẫn, vướng mắc giữa các quy định trong hệ thống pháp luật trong lĩnh vực đầu tư bất động sản. Điều này là tiền đề để thôi thúc phát triển hơn nữa các hoạt động M&A bất động sản trong năm nay.

Hồng Nhung
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hơn 3.200 doanh nghiệp địa ốc quay lại thị trường: Tăng lượng, có tăng chất?

Đấu giá đất Hà Nội: Nguồn cung sôi động từ đầu năm, nhà đầu tư sẽ thận trọng

Nhà đầu tư bất động sản rục rịch tìm cơ hội sinh lời mới

Đấu giá đất Hà Nội: Nguồn cung sôi động từ đầu năm, nhà đầu tư sẽ thận trọng

HoREA đề xuất giải pháp “mở khóa” nguồn cung nhà ở vừa túi tiền

Hà Nội sắp thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư

TP.HCM: Phân khúc trung cấp chỉ chiếm 10% nguồn cung căn hộ mới năm 2025

Nhiều địa phương có thêm các KCN tầm cỡ, tăng cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động

Tin mới cập nhật

Chuyên gia phong thủy chỉ ra 3 vị trí xấu, nhà chật hẹp đến mấy cũng không nên đặt bàn thờ

1 giờ trước

Môi giới bất động sản “tung chiêu lừa” chốt sale cận Tết

1 giờ trước

Hà Nội: Loạt nhà siêu mỏng, siêu méo tại quận Đống Đa sẽ bị giải tỏa trong năm 2025

1 giờ trước

Hơn 3.200 doanh nghiệp địa ốc quay lại thị trường: Tăng lượng, có tăng chất?

1 giờ trước

Meey Group xây dựng hệ thống quản trị, vận hành chuyên nghiệp với BSC/KPI

1 ngày trước