Thị trường M&A toàn cầu hạ nhiệt
Báo cáo mới nhất của PwC cho thấy, trong nửa đầu năm 2022, hoạt động M&A trên thế giới có sự khởi sắc dù trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều trở ngại, bao gồm cả lạm phát, tăng lãi suất, cổ phiếu suy giảm và những khủng hoảng về năng lượng vì xung đột giữa Nga và Ukraine.
Tuy nhiên, so với mức kỷ lục trong năm ngoái với hơn 60.000 giao dịch được thực hiện với giá trên 5.000 USD thì thị trường M&A năm 2022 lại có sự giảm nhiệt. PwC cho biết, quá trình thiết lập hoạt động M&A trở lại đang thực hiện trên toàn bộ các khu vực lớn. Trong đó, châu Á - Thái Bình Dương đã trải qua những đợt suy giảm rất lớn, khối lượng và giá trị giao dịch được áp dụng lên một số thành phố lớn tại Trung Quốc.
M&A bất động sản lại bước vào giai đoạn sôi động
Dự báo từ các chuyên gia trong dài hạn, thị trường bất động sản Việt Nam có triển vọng lớn khi còn nhiều dư địa bứt phá. Bên cạnh đó là khả năng hợp tác dự án theo mô hình mua bán sáp nhập M&A, thu hút dòng tiền của các nhà đầu tư quốc tế đang rất phát triển.Hoàn tất thương vụ M&A Sunrise Foods, Nova Consumer đặt mục tiêu mở rộng kênh phân phối lên 450.000 điểm bán lẻ
Sau khi hoàn tất thương vụ M&A công ty TNHH Thực phẩm Mặt trời mọc (Sunrise Foods), Nova Consumer thành công sở hữu công ty Anco Family Food và hoàn thiện chuỗi 3F (Feed – thức ăn chăn nuôi, Farm – nông trại, Food – thực phẩm) để sản xuất thực phẩm chất lượng cao và an toàn đến tay người tiêu dùng.Tỷ phú Elon Musk hoàn tất thương vụ M&A Twitter với giá 44 tỷ USD
Vào ngày 25/4, Công ty Twitter thông báo hội đồng quản trị của Twitter đã chấp nhận lời đề nghị từ tỷ phú Elon Musk để mua lại mạng xã hội này và chuyển thành công ty tư nhân.Trong báo cáo chỉ ra rằng, giá trị giao dịch đã giảm ở mức tương đương với trước đại dịch. Giá trị các thương vụ trong 6 tháng qua đạt gần 2.000 tỷ USD. Tổng số giao dịch quy mô lớn trên thế giới có giá trị hơn 5 tỷ USD đã giảm tới 1/3. Dù vậy, trong nửa đầu năm nay vẫn ghi nhận sự góp mặt của một số thương vụ lớn. Nổi bật với 4 giao dịch với giá trị hơn 50 tỷ USD. Theo ghi nhận của PwC, các quỹ đầu tư tư nhân (PE) được mở rộng về cả số lượng và giá trị thương vụ. Những quỹ này đã chiếm khoảng 50% tổng giá trị thương vụ, tăng gấp đôi so với 5 năm trước với vốn đầu tư đạt kỷ lục là 2.300 tỷ USD.
Tuy nhiên, PE vẫn phải đối diện với những tác động từ sự bất ổn trên thị trường khi giá trị đầu tư tăng, lạm phát và lãi suất ngân hàng cũng tăng đã khiến việc tạo lợi nhuận hiện đang rất khó khăn. PwC cho rằng các PE cần phải tận dụng thêm về công nghệ đám mây và phân tích dữ liệu nhằm tăng tốc và cung cấp những dịch vụ tốt hơn nữa cho các quy trình giao dịch và mở rộng hồ sơ đầu tư trong những lĩnh vực, loại tài sản mới bên trong quá trình tạo ra lợi nhuận.
Bên cạnh đó, theo báo cáo của PwC cho thấy hơn 30% giá trị giao dịch được đầu tư vào công nghệ, viễn thông, truyền thông. Điều này phản ánh sức ảnh hưởng của xu hướng chuyển đổi số trong việc thúc đẩy các thương vụ. Đối với thị trường Việt Nam, ông Tiong Hooi Ong - Phó tổng giám đốc, Lãnh đạo dịch vụ tư vấn giao dịch của PwC Việt Nam cho hay, hoạt động M&A sẽ duy trì sức hút với các quỹ đầu tư nước ngoài.
"Chúng tôi nhận thấy sự gia tăng của các quyết định chiến lược nhằm tối ưu hóa danh mục đầu tư, khi các nhà giao dịch thoái vốn nhằm tập trung nguồn lực vào việc nâng cao năng lực doanh nghiệp và chuyển đổi các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi thông qua M&A" - Ông nhấn mạnh.
Nguyên nhân vì kinh tế Việt Nam phục hồi rất mạnh mẽ cùng sức tăng trưởng GDP 2022 được dự báo sẽ đạt 6,5%, cao hơn hẳn so với mức dự báo tăng trưởng 4,4% của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ngoài ra, với những chính sách, quy định hỗ trợ cho các nhà đầu tư thì 6 tháng cuối năm 2022 sẽ là cơ hội mới để những nhà kinh doanh nhìn nhận và đánh giá lại chiến lược của họ.