meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

M&A bất động sản lại bước vào giai đoạn sôi động

Thứ tư, 13/04/2022-16:04
Dự báo từ các chuyên gia trong dài hạn, thị trường bất động sản Việt Nam có triển vọng lớn khi còn nhiều dư địa bứt phá. Bên cạnh đó là khả năng hợp tác dự án theo mô hình mua bán sáp nhập M&A, thu hút dòng tiền của các nhà đầu tư quốc tế đang rất phát triển.

Theo VOV, thị trường bất động sản ngay từ những tháng đầu năm đã ghi nhận những tín hiệu tích cực. Nguyên nhân là các yếu tố kinh tế vĩ mô ổn định, các gói đầu tư công đổ vào hệ thống hạ tầng, hầu hết các tỉnh thành lớn đang tích cực thu hút dòng vốn FDI.

Theo đó, M&A - Hoạt động mua bán sáp nhập bất động sản tại Việt Nam có rất nhiều cơ hội để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Đây cũng được xem là hình thức chủ đạo để các nhà đầu tư lựa chọn Việt Nam là điểm đến ưu tiên. Vì vậy, để tăng thêm sức hấp dẫn của các sản phẩm đối với nhà đầu tư nước ngoài, thị trường bắt buộc khai thác tối đa tiềm năng và tháo gỡ những vướng mắc, hạn chế còn tồn tại. Đặc biệt là vấn đề chính sách, pháp lý để huy động nguồn lực đất đai vào đầu tư phát triển.

Theo phân tích từ TS. Phạm Anh Khôi - Tổng giám đốc Công ty Tài chính VINA: "Sự phát triển vượt bậc của các dự án M&A thời gian qua đã chứng minh sức hấp dẫn của bất động sản Việt Nam với các nhà đầu tư ngoại. Tôi chỉ lưu ý với những nhà đầu tư này, khẩu vị cũng rất khác. Họ đang ưu tiên và chỉ quan tâm tới các dự án đã hoàn tất pháp lý. Vị trí phải ở các khu vực trung tâm như Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, chủ yếu là những khu vực đông dân cư, nhiều triển vọng". 

Thống kê số liệu trong năm 2021, lĩnh vực kinh doanh bất động sản ghi nhận nguồn vốn đầu tư nước ngoài thu về đạt hơn 31 tỷ USD. Trong đó, 2,6 tỷ USD nguồn vốn giải ngân, so với năm 2020 đã giảm 1,6 tỷ USD. Có thể thấy rằng, thị trường đang còn tồn tại những dự án chưa đáp ứng đủ điều kiện pháp lý để giải ngân.


Các hoạt động M&A bất động sản đang trong giai đoạn rất sôi động
Các hoạt động M&A bất động sản đang trong giai đoạn rất sôi động

Như vậy, tuy thị trường bất động sản có rất nhiều yếu tố hấp dẫn các dòng tiền đầu tư nước ngoài, nhưng vì hệ thống pháp lý còn nhiều hạn chế và cách thức doanh nghiệp tiếp cận với M&A cũng sinh ra "rào cản" cho khả năng chuyển đổi của giao dịch. Do đó, các đối tượng trên thị trường phải có cái nhìn thật sự nghiêm túc, đánh giá khách quan, thấu đáo và tạo nên môi trường đầu tư minh bạch để thu hút các nguồn vốn từ nước ngoài.

Điều này cũng được nhận diện từ cấp điều hành vĩ mô và đưa vào sửa đổi pháp luật liên quan đến thị trường này như Luật kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai, Luật Nhà ở,... nhằm xây dựng môi trường đầu tư hiệu quả, minh bạch. Đây cũng góp phần vào sức hút của thị trường với các nhà đầu tư ngoại khi họ đang có xu hướng dịch chuyển sang các quốc gia ổn định về chính trị, kinh tế vĩ mô triển vọng và môi trường đầu tư thông thoáng.

PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến - Trưởng khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội cho biết: "Hiện tại, hệ thống pháp luật hay các đạo luật liên quan tới bất động sản vẫn chưa có sự đồng điệu. Vì vậy, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên & Môi trường điều chỉnh, sửa đổi Luật Đất đai 2013. Theo đó, tôi cho rằng, thứ đầu tiên cần sửa đổi là việc phân loại đất. Từ đó mới có thể tạo ra quỹ đất để thu hút đầu tư cho các dự án". 


Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Trong năm 2022, ngành bất động sản Việt Nam đang có lợi thế lớn có thể tạo sức bật cho các hoạt động mua bán - sáp nhập và trở thành điểm đến ưu tiên của các nhà đầu tư nước ngoài. Cho dù những tín hiệu tích cực chỉ thể hiện sự quan tâm của các doanh nghiệp quốc tế, nhưng khi họ đánh giá kỹ những lợi thế và hạn chế trên thị trường sẽ giúp các đơn vị này phát huy được tiềm năng thương mại.

Đánh giá từ bà Lê Thị Phương Lan - Trưởng Bộ phận Tư vấn Đầu tư của Công ty tư vấn BĐS Savills Hà Nội, Việt Nam trong năm nay có khả năng sẽ tiếp tục ghi nhận những diễn biến tích cực trong hoạt động M&A. Nhất là ngành kinh doanh bất động sản đang xếp thứ hai toàn ngành với tổng vốn đầu tư đăng ký mới gần 1,52 tỷ USD, chiếm 30,4% thị phần. Thực tế, M&A vẫn còn là khái niệm chưa được phổ biến tại Việt Nam nên nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường chưa sẵn sàng cho các hoạt động trong quá trình này.


M&A bất động sản vẫn còn khá mới trên thị trường Việt Nam
M&A bất động sản vẫn còn khá mới trên thị trường Việt Nam

Còn với các doanh nghiệp có những dự án quy mô, họ vẫn chưa xây dựng kế hoạch cụ thể cho sự phân kỳ hợp lý ở giai đoạn quy hoạch dự án. Vì vậy đã gây ra nhiều khó khăn trong quá trình huy động vốn đầu tư hoặc chuyển nhượng… Đây đều là các vấn đề cần tập trung giải quyết để hoạt động M&A ngày một hiệu quả hơn.

Tại Việt Nam đang có nhiều ưu thế trong thị trường M&A so với các quốc gia trong khu vực. Song song với đó cũng hiện diện nhiều thách thức cho các nhà đầu tư quốc tế. Bởi, giao dịch M&A lĩnh vực bất động sản khá phức tạp. Vì vậy, các đối tượng tham gia phải tìm hiểu kỹ lưỡng, lập kế hoạch chi tiết với những mục tiêu dài hạn trong tương lai.

Bên cạnh những lợi nhuận khi tham gia lĩnh vực này, các doanh nghiệp trong và ngoài nước khi hợp tác cần hướng đến những giá trị dài hạn, bền vững của các bên trong thương vụ M&A và có những cam kết phù hợp. Để góp phần tăng sự thành công của giao dịch theo hình thức này tại việt Nam 

Nhiều chuyên gia cũng đánh giá, với điều kiện tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam đang dần cải thiện, bên cạnh đó là các chuyến bay quốc tế được hoạt động trở lại. Năm 2022, thị trường M&A bất động sản hứa hẹn trở nên sôi động hơn với sự tái xuất của khối ngoại. Tuy nhiên, có thể thấy hiện tại các bên tham gia thị trường từ nhà đầu, nhà phát triển dự án, ngân hàng hay các cơ quan quản lý của nhà nước đều đang rất thân trọng

Theo: vov.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Lãi suất “ghìm cương” nhà ở xã hội

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

2 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

4 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

5 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

5 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

5 ngày trước