Tỷ phú Elon Musk hoàn tất thương vụ M&A Twitter với giá 44 tỷ USD
BÀI LIÊN QUAN
Hoạt động M&A toàn cầu đạt kỷ lục với 62.000 thương vụ trong năm 2021Hoạt động M&A toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2022Thương hiệu trà sữa Phúc Long giàu có cỡ nào sau thương vụ M&A của MasanTheo Zing, Twitter đã công bố thỏa thuận bán cho tỷ phú Elon Musk với giá là 44 tỷ USD. Nền tảng mạng xã hội này có hàng trăm triệu người dùng trong đó bao gồm lãnh đạo của nhiều quốc gia sẽ được kiểm soát bởi tỷ phú giàu nhất trên thế giới.
Reuters cho hay, cuộc đàm phán giữa Elon Musk cùng với ban lãnh đạo của Twitter diễn ra tích cực trong ngày 24/4. Trước đó, vị tỷ phú này đã thuyết phục các cổ đông của Twitter khi trình bày chi tiết về thương vụ bao gồm kế hoạch hỗ trợ tài chính từ các ngân hàng lớn. Theo đó, Hội đồng quản trị của Twitter đã đồng ý bán công ty cho tỷ phú Elon Musk với giá 54,20 USD/ cổ phiếu, so với giá cổ phiếu trong phiên giao dịch đóng cửa vào ngày 1/4 cao hơn 38%, một ngày trước khi Musk tiết lộ sở hữu 9,2% cổ phần tại công ty. Thời điểm trước đó, CEO Tesla từng chỉ trích Twitter, cho rằng mạng xã hội này không có tự do ngôn luận. Và sau khi từ chối gia nhập hội đồng quản trị thì Elon Musk đã đề nghị mua lại toàn bộ Twitter. Trong tuyên bố chính thức, vị tỷ phú cũng nhắc đến chủ đề này. Tỷ phú Elon Musk cho biết: "Tự do ngôn luận là cách nền dân chủ vận hành. Twitter là quảng trường kỹ thuật số, nơi các vấn đề quan trọng với tương lai của nhân loại được tranh luận... Twitter có tiềm năng lớn. Tôi muốn hợp tác với công ty và cộng đồng người dùng để khai phá tiềm năng ấy". Sau khi thương vụ này được công bố thì cổ phiếu của Twitter tăng khoảng 6%.
Bloomberg cũng thông tin, thương vụ mua lại Twitter của Elon Musk dự kiến sẽ được hoàn tất vào cuối năm 2022. Theo đó, vị tỷ phú này sẽ chi 21 tỷ USD tiền mặt để thanh toán 1/2 thương vụ, 25,5 tỷ USD còn lại huy động từ vay tín dụng và hỗn hợp nợ để mua cổ phiếu.
Cũng theo đó, thỏa thuận cũng chấm dứt hoạt động của Twitter với tư cách công ty đại chúng từ khi phát hành cổ phiếu lần đầu vào năm 2013. Việc trở thành công ty tư nhân được xem là bước ngoặt với một doanh nghiệp khởi đầu là dịch vụ nhắn tin và sau đó phát triển thành một trong những mạng xã hội lớn nhất thế giới. Nền tảng mạng xã hội này cũng thu hút được sự chú ý của các chính trị gia, người nổi tiếng, nhà báo. Đây là nền tảng sánh ngang với Facebook, Youtube, các đại diện tiêu biểu của thế hệ web 2.0. Tỷ phú Elon Musk là một trong những người dùng Twitter nổi bật khi có hơn 83 triệu người theo dõi.
Kể từ khi ra đời vào năm 2006, Twitter đã trải qua nhiều cuộc khủng hoảng bao gồm đợt biến động khiến cho đồng sáng lập Jack Dorsey sớm rời công ty trước khi trở lại vào năm 2015. Và sau khi chào bán cổ phiếu lần đầu cho công chúng, nền tảng mạng xã hội này từng có ý định bán mình vào năm 2016. Đến năm 2020, một quỹ đầu tư đã kêu gọi Dorsey từ chức bởi vì họ cho rằng ông ít quan tâm đến Twitter khi đồng thời điều hành công ty thanh toán trực tuyến Square. Đó chính là một phần nguyên nhân khiến cho Dorsey rời công ty lần thứ hai vào năm 2021 để tập trung cho Square (đã được đổi tên thành Block).
Trước đó, Twitter từng ngăn chặn đề xuất thâu tóm của tỷ phú Elon Musk bằng cách áp dụng chiến thuật phòng thủ thuốc độc nhằm giảm đi giá trị cổ phiếu bằng cách tăng tổng số cổ phiếu từ đó gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân muốn mua toàn bộ công ty. Dù thế, bước ngoặt xảy ra khi Elon Musk trình bày kế hoạch hỗ trợ tài chính cho thương vụ bởi 12 ngân hàng do Morgan Stanley đứng đầu. Và chỉ sau vài ngày, Elon Musk gặp gỡ ban lãnh đạo và đạt được thỏa thuận với Twitter.