meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hoạt động M&A toàn cầu đạt kỷ lục với 62.000 thương vụ trong năm 2021

Thứ ba, 01/03/2022-15:03
Hoạt động thâu tóm và sáp nhập (M&A) đã có một năm cực kỳ thành công với những con số ấn tượng. Điều đó đã khiến cho nhiều doanh nghiệp hi vọng vào một năm 2022 tiếp tục sôi động hơn nữa với hoạt động M&A.

 Hoạt động thâu tóm và sáp nhập (gọi tắt là M&A) đã trở nên phổ biến trong vài năm trở lại đây khi tình hình dịch bệnh khó khăn khiến cho việc kinh doanh bị trì trệ. Vì thế việc M&A đã là một phương pháp cứu cánh tối ưu được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để đưa công ty vượt qua thời buổi khó khăn. Hoạt động này không chỉ giúp các doanh nghiệp tiếp tục trụ vững trên thị trường mà còn tạo ra những mối liên kết bền chặt cùng nhau phát triển.


Hoạt động M&A xác lập kỉ lục năm 2021
Hoạt động M&A xác lập kỉ lục năm 2021

Năm 2021 hoạt động M&A đạt kỷ lục đáng ngưỡng mộ

Trong năm 2021, rất nhiều doanh nghiệp trên thế giới gặp phải khó khăn do dịch bệnh Covid 19 kéo dài. Số doanh nghiệp tuyên bố phá sản và giải thể đã lên tới con số hàng trăm nghìn, song, vẫn có những doanh nghiệp tiếp tục trụ vững nhờ vào việc sáp nhập hoặc để doanh nghiệp khác thâu tóm lại. Theo các nghiên cứu, số lượng thương vụ M&A đã vượt ngưỡng 62.000 trên phạm vi toàn cầu trong năm ngoái.

Không chỉ đạt kỷ lục về số thương vụ M&A mà ngay cả tổng giá trị của các thương vụ này cũng đạt con số không tưởng mà chưa từng có từ trước đến nay. 62.000 thương vụ M&A tương đương với 5,1 nghìn tỷ USD với 130 siêu thương vụ đạt giá trị từ 5 tỷ USD trở lên. Nếu so với năm 2020, ghi nhận tăng hơn 57% và đã phá vỡ kỷ lục được thiết lập trước đó vào năm 2017 là 4,2 nghìn tỷ đồng.

Theo PwC, có sự tăng trưởng này căn bản là vì trong năm 2021 nhu cầu liên quan đến internet tăng mạnh khi lệnh giãn cách xã hội đã khiến các quốc gia phải làm việc tại nhà. Ngoài ra, nhu cầu M&A tăng còn do áp lực từ năm 2020 để lại đó là thời gian đầu khi dịch bệnh bùng phát.

Các số liệu thống kê chỉ ra, trong năm 2021 đã có gần 40% thương vụ có sự tham gia của các quỹ PE. Điều này cho thấy các quỹ PE đang rất quan tâm đến hoạt động M&A vì đây cũng giống như một “miếng bánh” thơm ngon. Các thương vụ được thực hiện nhiều hơn và cả quy mô cũng tăng tỷ trọng tới 45% so với 30% trong giai đoạn 5 năm trước.



Loạt công ty buộc phải đóng cửa vì dịch bệnh
Loạt công ty buộc phải đóng cửa vì dịch bệnh

Ở nhóm doanh nghiệp, các công ty vừa, nhỏ và lớn đều có xu hướng chuyển dịch sang mô hình kinh doanh trực tuyến, dựa trên nền tảng công nghệ và kĩ thuật số. Nhờ vào đó mà hoạt động M&A đã được sáng tạo và đột phá hơn. Trong năm 2021, mức tăng trưởng vượt bậc cả về số lượng và quy mô đã thể hiện rõ ở các khu vực kinh tế đang phục hồi.

Tại Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi (EMEA) có mức tăng trưởng số lượng thương vụ cao nhất, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2020. Tại Châu Âu, cuối năm 2021 các lệnh giãn cách dần được gỡ bỏ mở lại giao thương giữa các quốc gia. Tuy nhiên, do sự ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid 19 cho nên rất nhiều công ty của họ đã phải đóng cửa, để hạn chế tối đa tình trạng này hàng loạt thương vụ M&A đã được thực hiện nhằm cứu vãn tình hình kinh tế khó khăn của các doanh nghiệp. Tại Trung Đông và Châu Phi, dịch bệnh cũng dần được kiểm soát nhưng ngoài việc sáp nhập các công ty trong nước, thì các công ty nước ngoài cũng đã nhảy vào để thâu tóm các doanh nghiệp tại hai khu vực này.

Vào tháng 7 năm 2021, Salesforce hoàn tất việc mua lại Slack với tổng giá trị 27,7 tỷ USD. Thương vụ này đã giúp cho hai doanh nghiệp hỗ trợ cùng phát triển, trong khi Salesforce.com đã biến công cụ chat của DN Slack thành giao diện mới trên nền tảng Customer 360 thì sự Slack lại tiếp cận được với nhiều doanh nghiệp hơn nhờ vào tệp khách hàng của Salesforce.

Theo sau đó là Châu Mỹ với 22% số lượng thương vụ và Châu Á Thái Bình Dương với khoảng 17% số lượng các thương vụ M&A đã được thực hiện. Dường như, số lượng thương vụ tương đương ở cả 3 khu vực nhưng giá trị vẫn dồn mạnh hơn vào thị trường Châu Mỹ với tỷ trọng chiếm tới 50%. Tại Châu Mỹ tập trung nhiều công ty hơn và có tiềm lực để phát triển nên các thương vụ M&A cũng diễn ra sôi động hơn.


Trong năm 2021, mức tăng trưởng vượt bậc cả về số lượng và quy mô đã thể hiện rõ ở các khu vực kinh tế đang phục hồi
Trong năm 2021, mức tăng trưởng vượt bậc cả về số lượng và quy mô đã thể hiện rõ ở các khu vực kinh tế đang phục hồi

Thị trường sẽ tiếp tục sôi động trong năm 2022

Trong năm 2022, nhiều chuyên gia dự đoán hoạt động M&A cũng sẽ diễn ra cực kì sôi động khi các doanh nghiệp vẫn chưa thể phục hồi nhanh chóng, việc M&A sẽ giúp cho các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn nữa vượt qua sự khó khăn trước mắt. Tuy nhiên, số lượng thương vụ M&A sẽ khó có thể phá được kỉ lục của năm 2021.

Theo khảo sát thường niên của PwC, 70% CEO kỳ vọng nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng tích cực trong năm nay. Đồng thời, các CEO cũng tin tưởng rằng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng trưởng mạnh trong 12 tháng tới. Khi xã hội phục hồi đương nhiên các hoạt động kinh doanh sẽ được đầu tư để phát triển. Vì thế, lĩnh vực đầu tư tư nhân và công nghệ cũng sẽ chiếm tỉ trọng doanh thu cao trên 50%. 

Một điều kiện nữa khiến cho hoạt động M&A tiếp tục sôi động trong năm 2022 là những dư chấn của năm 2021 để lại. Do sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, quỹ đầu tư tư nhân hay công ty chuyên thâu tóm, sáp nhập tuyển dụng dẫn đến việc các thương vụ sẽ vẫn được định giá cao chứ không có chiều hướng đi xuống.

Các thương vụ M&A sẽ vẫn tập trung vào mảnh công nghệ vì đây được coi là xu hướng chính trong thời đại 4.0. Việc sáp nhập hoặc thâu tóm các công ty công nghệ uy tín sẽ mang lại lợi nhuận cao khi phần lớn hiện nay mọi người đều phải sử dụng internet trong cuộc sống. Đồng thời, nếu biết cách vận hành và phát triển đúng quỹ đạo thì việc sở hữu các công ty công nghệ chính là “con gà đẻ trứng vàng”.


Theo dự đoán, hoạt động M&A sẽ diễn ra cực kì sôi động trong năm 2022
Theo dự đoán, hoạt động M&A sẽ diễn ra cực kì sôi động trong năm 2022

Thị trường M&A tại Việt Nam đầy triển vọng trong năm 2022

Theo nhiều dự đoán, các giao dịch mua bán và sáp nhập (M&A) tại Việt nam sẽ trở nên sôi động trong năm 2022. Thị trường nội địa được kỳ vọng sẽ tăng trưởng tốt mang đến cơ hội cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Điều này sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp cạnh tranh một cách công bằng.

Trong năm 2022, thị trường Việt Nam đang dần hồi phục sau dịch bệnh, kinh tế mở cửa trở lại các đường bay quốc tế cũng đã được mở để thông thương. Đây là điều kiện tiên quyết cho việc các doanh nghiệp trong và ngoài nước sẽ có cơ hội để thúc đẩy doanh số, lợi nhuận và hợp tác. 

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 nên nhiều công ty đã rơi vào tình trạng khủng hoảng buộc phải đóng cửa hoặc tạm dừng hoạt động. Vì thế, hoạt động M&A chính là một cách để cứu vãn các doanh nghiệp. Đây cũng là cơ hội tốt để có thể thâu tóm, sáp nhập với mức giá có lợi nhất cho các doanh nghiệp.  Có thể kể đến một số thương vụ M&A nổi bật trong năm 2021 tại Việt Nam như:

- Tập đoàn Sumitomo Mitsui (SMBC) mua 49% vốn FE Credit

- Tập đoàn Sumitomo Mitsui (SMBC) mua 49% vốn FE Credit, Alibaba và Baring Private Equity Asia rót 400 triệu USD vào The CrownX

- SK Group đầu tư 410 triệu USD vào VinCommerce, KKR góp 100 triệu USD vào tập đoàn giáo dục EQuest Việt Nam

- Thaco mua lại toàn bộ chuỗi siêu thị Emart tại Việt Nam

- Masterise Group nhận chuyển nhượng nhiều lô đất "khủng" từ Vinhomes

- Bamboo Capital mua lại 71% cổ phần AAA, mở đường vào Bảo hiểm

- Ngân hàng Nhật Mizuho chi 170 triệu USD mua 7,5% cổ phần MoMo

- Kido bỏ ra hơn 1.250 tỷ đồng mua 44,2 triệu cổ phần Vocarimex từ tay SCIC.


Các thương vụ mua bán, sáp nhập được đẩy mạnh trong năm 2021
Các thương vụ mua bán, sáp nhập được đẩy mạnh trong năm 2021

Thị trường Việt Nam đang trở thành một trong những nơi đầu tư hấp dẫn của các doanh nghiệp nước ngoài. Sự hi vọng, lạc quan về kinh tế trong tương lai sẽ tạo động lực cho các doanh nghiệp phát triển ngày càng mạnh mẽ.


  

Theo:
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đất SKK là gì? Làm thế nào để chuyển nhượng đất SKK?

Những mẫu nhà cấp 4 mái bằng nông thôn thu hút từ ánh nhìn đầu tiên

Khám phá 30+ mẫu nhà cấp 4 chữ L mái bằng đẹp mê - xu hướng mới 2024

Chiêm ngưỡng những mẫu nhà sàn đẹp, ấn tượng vạn người mê

Bất ngờ với loạt ảnh đẹp ngỡ ngàng của mẫu nhà 1 tỷ

Tham khảo 30 mẫu nhà cấp 4 4 phòng ngủ 120m2 - Ý tưởng hoàn hảo cho cuộc sống hiện đại

Những mẫu nhà mái ngói 2 tầng đơn giản mà “đẹp không tưởng”

Bỏ túi những mẫu nhà mái thái 8x12m có tính ứng dụng cao

Tin mới cập nhật

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

20 giờ trước

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

20 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

20 giờ trước

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

20 giờ trước

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

1 ngày trước