meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hàng hóa xa xỉ và sắt thép là gói trừng phạt thứ 4 của EU nhằm vào Nga

Thứ hai, 21/03/2022-08:03
Liên minh châu Âu EU đã công bố lệnh cấm bán cho Nga hàng hóa xa xỉ trị giá hơn 300 euro (329,58 USD), cùng với đó cũng cấm mua nhiều sản phẩm thép và sắt của Nga. Đây là một phần gói trừng phạt thứ 4 của EU đối với Nga kể từ khi nước này thực hiện chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Vừa qua, sau nhiều ngày tranh luận kín, Liên minh châu Âu đã tuyên bố sẽ đưa ra các biện pháp chặt chẽ hơn, trong đó bao gồm lệnh cấm các khoản đầu tư mới vào các dự án năng lượng của nước Nga.

Theo đó, bước đầu tiên liên minh châu Âu EU sẽ cấm nhập khẩu các mặt hàng thuộc lĩnh vực sắt thép của nước Nga. Nga cũng sẽ bị đình chỉ tư cách thành viên ở các tổ chức đa phương lớn như Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới. EU sẽ đặc biệt cấm xuất khẩu hàng hóa xa xỉ của EU sang Nga. Cuối cùng, khối này sẽ cấm các khoản đầu tư mới của châu Âu vào lĩnh vực năng lượng của Nga.


Chủ tịch ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen phát biểu
Chủ tịch ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen phát biểu

Cũng trong phát biểu của mình, bà von der Leyen - chủ tịch ủy ban châu Âu cho biết, EC đang chuẩn bị các phương án hạn chế tác động của việc tăng giá khí đốt đối với giá điện ở châu Âu, đồng thời cũng giảm dần đi sự phụ thuộc nhiên liệu vào Nga.
Cụ thể hơn, vào cuối tháng 3 này, EC sẽ đưa ra các phương án để nhằm hạn chế ảnh hưởng của việc tăng giá khí đốt đến giá điện. Thêm vào đó, vào tháng 5 tới, EC sẽ công bố kế hoạch để loại bỏ dần sự phụ thuộc của EU vào dầu, khí đốt và than của Nga vào năm 2027.
Hiện tại, Liên minh châu Âu EU đang cấm bán tàu thuyền, xe hơi và máy bay hạng sang có giá trị trên 50.000 euro, điều này sẽ áp dụng với các dòng xe của một số thương hiệu xe hơi châu Âu gồm Audi, BMW, Mercedes, Ferrari và Porsche. Lệnh cấm này cũng bao gồm cả xe máy trị giá hơn 5.000 euro, cũng như các bộ phận cùng phụ tùng. Có rất nhiều nhà sản xuất ô tô châu Âu đã tuyên bố tự nguyện ngừng bán hàng cho Nga. Khối liên minh này cũng đã chặn quyền truy cập của Nga vào các dịch vụ xếp hạng tín dụng.
Song song với đó, EU cũng có những biện pháp trừng phạt với những người giàu của Nga và tham gia cùng các đồng minh ủng hộ xóa bỏ những quy chế tối huệ quốc của chính phủ Nga tại Tổ chức Thương mại Thế giới. Nguyên tắc không phân biệt đối xử tối huệ quốc của WTO là yêu cầu các thành viên của WTO đưa ra mức thuế suất như nhau cho toàn bộ 164 thành viên của tổ chức, khiến cho quy chế này trở thành nguyên tắc nền tảng của WTO và là lý do chính để các quốc gia tham gia vào tổ chức.
Gói trừng phạt mới có một số trường hợp miễn trừ, đặc biệt có liên quan đến kim loại và năng lượng. Ví dụ như: EU sẽ không cấm các giao dịch cần thiết để mua hoặc vận chuyển nhiên liệu hóa thạch của Nga, thêm vào đó cũng miễn trừ các kim loại titan, nickel, palladium, nhôm, đồng và quặng sắt khỏi các hạn chế.
Dù cho hầu hết các sản phẩm thép thành phẩm của Nga đều bị đưa vào các lệnh trừng phạt, nhưng với các tiền chất như thép tấm và phôi thép thì không bị ảnh hưởng. Ở EU có rất nhiều nhà máy phụ thuộc vào xuất khẩu của Nga đối với những nguyên liệu đó và sẽ cực kỳ khó khăn để thay thế chúng nếu nguồn cung của đất nước này bị hạn chế.
Tuy vậy, các biện pháp trừng phạt này sẽ khiến thị trường thép ở EU bị thắt chặt hơn nữa sau khi đang bị mất đi nguồn cung từ Ukraine. Nga cũng cung cấp tới khoảng 1/5 lượng thép nhập khẩu của khối liên minh EU.
Có một nguồn tin từ cuộc họp kín của EU cho biết trong ngày 14/3 cũng cho biết cuộc tranh luận giữa các đại sứ EU có nhiều những ý kiến rất trái chiều, trong đó Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic muốn EU đưa ra một gói hình phạt nghiêm khắc hơn, nhưng đối với các quốc gia do Đức dẫn đầu thì lại muốn loại trừ một số sản phẩm có giá trị khỏi danh sách của EU, và nhóm quốc gia có Đức đã thành công.
Mặt hàng hóa xa xỉ
Đối với hàng hóa xa xỉ, lệnh cấm của EU áp dụng đối với việc bán một số sản phẩm nhất định có giá trị hơn 300 euro/1 sản phẩm cho bất kỳ ai ở Nga hoặc để sử dụng ở đất nước này. Danh sách các mặt hàng bị hạn chế bao gồm nấm cục, trứng cá muối, rượu sâm banh, bia, xì gà, túi xách, nước hoa, quần áo bằng da và lông thú, bộ quần áo, áo khoác ngoài, giày, áo sơ mi và các loại quần áo khác, kim cương, ngọc trai, vàng và đá quý.
Theo tính toán của Bloomberg dựa trên dữ liệu từ Trung tâm Thương mại Quốc tế, lệnh cấm xuất khẩu của liên minh EU áp dụng với danh sách gần 400 mặt hàng xuất khẩu của châu Âu sang Nga với trị giá khoảng 25 tỷ USD mỗi năm.
Trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu có giá trị nhất của EU bao gồm: ô tô và phụ tùng, máy móc, máy tính, điện thoại thông minh, máy bay phản lực, quần áo phụ nữ, đồ trang điểm, rượu mạnh, rượu vang, giày và túi da.


Liên minh châu Âu EU công bố lệnh cấm bán cho Nga hàng hóa xa xỉ trị giá
Liên minh châu Âu EU công bố lệnh cấm bán cho Nga hàng hóa xa xỉ trị giá

Chủ đề của nhiều cuộc tranh luận giữa các quốc gia thành viên là mức độ thiết lập ngưỡng giá trị, với các nhóm vận động hành lang có mong muốn một số chính phủ đồng ý cấm những sản phẩm có giá trị cao. Ngưỡng tổng thể 300 euro đồng nghĩa với việc là một số danh mục sẽ hầu như không bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm.
Cũng giống như các hình phạt thương mại trước đó áp dụng đối với nước Nga, các hợp đồng hiện tại được bảo vệ khỏi một số biện pháp trừng phạt trong gói thứ 4 này, và thời gian thực hiện gói trừng phạt được lùi lại vài tháng.
Một số động thái mang tính biểu tượng hơn chính là kinh tế. Ví dụ như, nước Nga chiếm khoảng 2% doanh số trên thế giới cho các thương hiệu xe sang lớn của châu Âu, và thay vào đó, nhu cầu mạnh mẽ trên toàn cầu có thể bù đắp cho phần trăm xuất khẩu sang Nga giảm.
Mercedes, Porsche và BMW và công ty mẹ của Audi, Volkswagen AG vào đầu tháng này cũng đã thông báo ngừng xuất khẩu sang nước Nga.
Vừa mới đây, Bộ Thương mại Mỹ cũng đã đưa ra danh sách gần 600 mặt hàng xa xỉ cấm xuất khẩu sang Nga và Belarus liên quan xung đột hiện nay tại Ukraine, trong số đó có thuốc lá, rượu mạnh, quần áo, đồ trang sức, cổ vật, xe cộ...

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Bình Dương giải "cơn khát" nhà ở cho người thu nhập thấp bằng 3.000 căn NOXH

Dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi: Đỏ mắt tìm chủ đất để bồi thường giải phóng mặt bằng

TS. Nguyễn Văn Đính: Đang có hiện tượng độc quyền nguồn cung nhà ở

TP. HCM: Siêu dự án phức hợp gần tỉ USD của "ông lớn" Lotte đã có phương án kiến trúc

Quảng Nam: Khu đô thị xanh Anvie rục rịch tái khởi động sau nhiều biến cố

Tin mới cập nhật

Đất DHT là gì? Người dân có nên đầu tư vào đất DHT hay không?

15 giờ trước

Đất TSC là gì? Đất TSC có được cấp sổ đỏ hay không?

18 giờ trước

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

22 giờ trước

Giá là tác nhân chính khiến người mua nhà phía Nam ngại “xuống tiền”

22 giờ trước

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

22 giờ trước