Công ty dầu khí lớn nhất châu Âu bất ngờ hủy mua 100.000 tấn dầu Nga kèm theo tâm thư xin lỗi
BÀI LIÊN QUAN
Công ty dầu khí lớn nhất Châu Âu mua 100.00 tấn dầu Nga sau cuộc đàm phán với Chính phủ: Liệu ai còn chê dầu của Moscow?Công ty dầu khí lớn nhất châu Âu vừa "chốt đơn" 100.000 tấn dầu NgaTrừng phạt của phương Tây khiến dầu thô Nga thành "bát súp bỏng tay" trong mắt thương nhân và công ty vận hành tàu chở dầuNgày 4/3 vừa qua, Shell - công ty dầu khí đa quốc gia của Anh, tập đoàn năng lượng tư nhân lớn thứ hai trên thế giới - đã tiến hành mua lô hàng 100.000 tấn dầu Urals từ Tập đoàn Trafigura có trụ sở tại Singapore. Được biết, dầu Urals là dầu thô của Nga, được pha trộn giữa dầu chua nặng của vùng Urals và vùng Volga với dầu nhẹ của Tây Siberia.
Theo như công ty thông báo, Shell đã mua lô hàng này với mức giá thấp kỷ lục trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp đang né tránh dầu của Nga vì lo ngại các lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, giao dịch này lại không vi phạm bất kỳ lệnh trừng phạt nào từ các quốc gia phương Tây.
Theo CNBC, so với giá 118 USD/thùng dầu Brent trên thị trường toàn cầu, mức giá mà công ty Shell mua được cho là thấp hơn rất nhiều. Trong tuyên bố chính thức ngày 5/3, Shell cho biết vẫn bảo vệ quyết định của mình, đồng thời khẳng định sẽ chuyển lợi nhuận từ thương vụ này vào quỹ viện trợ nhân đạo cho Ukraine.
Thời điểm đó, Shell phải đối mặt với những lời chỉ trích nặng nề sau thương vụ mua bán này, bao gồm cả Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba. Nhà lãnh đạo này là người liên tục thúc giục các doanh nghiệp cắt đứt mọi quan hệ kinh doanh với Nga.
Đáp lại, Shell nhấn mạnh họ đã đàm phán “căng thẳng với các chính phủ, quyết định tuân thủ theo hướng dẫn của họ về an ninh của nguồn cung này”. Công ty cũng cho biết, họ nhận thức sâu sắc về việc cần phải giải quyết tình huống khó xử này một cách thận trọng nhất.
Trong tuyên bố của mình, công ty cũng nhấn mạnh việc hoan nghênh bất kỳ định hướng hay thông tin chi tiết nào từ chính phủ hay các nhà hoạch định chính sách. Họ cũng sẽ tiếp tục tìm kiếm những giải pháp thay thế cho dầu Nga nhưng vẫn phải cần thời gian.
Động thái “quay xe” đầy bất ngờ
Thế nhưng mới đây, CNBC đưa tin, Shell đã lên tiếng xin lỗi sau động thái mua một lô hàng dầu thô của Nga với mức giá chiết khấu cao. Đồng thời, công ty cũng thông báo rút khỏi những kế hoạch có liên quan đến lĩnh vực hydrocarbon của Nga.
Chia sẻ trong một thông báo, gã khổng lồ ngành dầu mỏ Royal Dutch Shell cho biết: “Chúng tôi sẽ ngay lập tức thực hiện bước đầu tiên đó là ngừng toàn bộ giao dịch mua dầu thô của Nga. Công ty cũng sẽ đóng các trạm dịch vụ, hoạt động kinh doanh nhiên liệu hàng không và dầu nhờn tại quốc gia này”.
CEO của công ty - Ben van Beurden, cho biết, về quyết định mua một lô hàng dầu thô của Nga vào tuần trước để tinh chế các sản phẩm như xăng và dầu diesel, công ty đã nhận thức vô cùng sâu sắc. “Dù được thực hiện với mục đích đảm bảo nguồn cung nhưng đây là hành động không đúng.
Cũng theo Ben van Beurden, căng thẳng giữa Nga và Ukraine đang dẫn đến nhiều thách thức về mặt xã hội, gây ra tình thế tiến thoái lưỡng nan giữa việc gây áp lực lên chính phủ Nga với các lệnh trừng phạt và đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng ổn định, an toàn khắp châu Âu.
Công ty Shell cũng chia sẻ thêm trong tâm thư xin lỗi rằng: “Chúng tôi sẽ tiến hành phối hợp với các tổ chức viện trợ cùng các cơ quan nhân đạo trong thời gian tới, xem nguồn tiền này có thể đưa vào đâu để có thể giảm thiểu những hậu quả khủng khiếp mà người dân Ukraine hiện nay đang phải chịu đựng. Chúng tôi sẽ tiếp tục lựa chọn các giải pháp thay thế cho dầu Nga. Tuy nhiên, điều này không thể thực hiện sớm được bởi nguồn cung Nga rất quan trọng đối với nguồn cung toàn cầu”.
CEO của Shell bổ sung: “Cuối cùng, chính phủ các nước sẽ là những bên đưa ra quyết định đánh đổi vô cùng khó khăn trong thời điểm này. Chúng tôi sẽ tiếp tục thảo luận với họ để có thể kiểm soát những tác động tiềm tàng đối với an ninh của nguồn cung cấp năng lượng, đặc biệt là ở châu Âu”.
Mỹ cấm nhập khẩu dầu của Nga
Đây được xem là đòn trừng phạt mới nhất Mỹ nhắm tới hoạt động xuất khẩu dầu thô của Nga nói riêng và nền kinh tế Nga nói chung sau khi quốc gia này tiến hành các chiến dịch quân sự tại Ukraine. Theo CNBC đưa tin, Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây đã thông qua lệnh cấm nhập khẩu dầu thô từ Nga vào thị trường Mỹ.
“Ngày hôm nay, tôi tuyên bố nước Mỹ sẽ nhắm trực tiếp tới huyết mạch của nền kinh tế Nga. Chúng tôi sẽ cấm toàn bộ hoạt động nhập khẩu dầu khí cũng như năng lượng từ Nga. Điều này đồng nghĩa với việc, dầu thô của Nga không được thông quan tại các cảng Mỹ. Đây là một đòn mạnh mẽ người Mỹ giáng xuống “cỗ máy chiến tranh” của ông Putin”, ông Biden khẳng định.
Trước đó, Anh cũng đã đưa ra một số hạn chế với hoạt động nhập khẩu dầu từ Nga. Theo đó, Anh cũng cho biết sẽ loại bỏ giảm sản lượng nhập khẩu dầu từ Nga vào cuối năm nay. Sáng 8/3, Liên minh châu u (EU) cũng công bố kế hoạch cắt bỏ nhiên liệu hóa thạch của Nga.
Theo số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA), trong năm 2021, Mỹ nhập khẩu khoảng 672.000 thùng dầu của Nga mỗi ngày. Con số này chiếm 8% tổng kim ngạch nhập khẩu dầu và các sản phẩm tinh chế.